Với ý chí và quyết tâm không chịu đói nghèo, người nông dân dân tộc Mông, ông Sùng Diu Sì (thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong đưa cây ăn quả đặc sản về trồng trên đất đồi rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Người trồng lạc vùng biên viễn Cao Bằng rất phẩn khởi khi nói rằng: Cây lạc phủ xanh vùng biên giới giúp dân thoát nghèo là có công rất lớn của anh Bế Văn Tùng.
Là một phụ nữ người Mông, từ chỗ không có công việc ổn định, nhưng với ý chí và nghị lực của mình, Sùng Thị Si (ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang) đã vượt qua nhiều gian khó, trở thành tấm gương cho nhiều thanh niên dân tộc thiểu số noi theo. Hiện nay, Sùng Thị Si là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) dịch vụ tổng hợp nông lâm nghiệp Sà Phìn A, được nhiều người biết đến với tên gọi HTX Lanh Trắng chuyên sản xuất các mặt hàng dệt lanh, thêu trang phục truyền thống, mang đến cho du khách những trải nghiệm độc đáo khi có dịp đến với cao nguyên đá Đồng Văn.
Đang làm việc tại Mỹ với mức lương 20.000 USD mỗi tháng nhưng tiến sĩ Trần Ngọc Dũng đã bỏ về quê hương xây dựng bảo tàng nước mắm và quảng bá văn hóa làng chài xứ biển Phan Thiết.
Bà Hà Ngọc Quỳnh, dân tộc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thuấn Quỳnh, đã dành cả cuộc đời gắn bó với vùng chè của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bà là người phụ nữ bình dị, có tư duy nhạy bén và có nhiều hành động ý nghĩa vì cộng đồng. Mọi người có thể “say” chè khi uống, còn với bà Quỳnh thì “say” chè khi chế biến và nhìn thấy cây chè góp phần đổi thay vùng đất khó khăn này.
Bỏ qua mọi lời can ngăn, dị nghị, người đàn ông người Sán Chỉ tên Nịnh Văn Chắn ở thôn Khe Xa, xã Đạp Thanh, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đã “liều lĩnh” đặt cược tất cả vào giống cây Trà Hoa vàng quí hiếm. Và cuối cùng trời không phụ lòng người, giống cây hoang dã vốn được coi là “đỏng đảnh” ấy đã được anh ươm mầm thành công.
Bỏ “phố về vườn”, cô gái trẻ Nguyễn Thị Thu Phương (sinh năm 1992, xã Phú Lộc, huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk) quyết tâm khởi nghiệp trên chính quê hương mình với khát vọng tìm đầu ra cho hạt mắc ca. Sau hơn 4 năm, mô hình khởi nghiệp của Phương ngày càng thành công, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm, vừa truyền lửa cho phong trào khởi nghiệp lập nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk vừa góp phần đưa mắc ca Việt Nam vươn ra thế giới.
Họ là những người có ý chí, nghị lực, quyết tâm thay đổi số phận trên chính mảnh đất nghèo khó của mình. Họ đang truyền cảm hứng, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên xóa đói, giảm nghèo.
Góp mặt tại buổi giao lưu trực tuyến Gặp gỡ các đại biểu dự Đại hội toàn quốc các dân tộc thiểu số Việt Nam lần thứ II, ông Lê Quang Nghìn là một nghệ nhân chè Tân Cương, một doanh nhân người dân tộc Ngái tiêu biểu ở TP. Thái Nguyên.
Ngay sau khi lễ ra mắt Quỹ Vaccine phòng chống dịch Covid-19 được tổ chức vào tối 5/6, cùng với lời kêu gọi ủng hộ đầy xúc động của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, khắp nơi trên đất nước đều tràn ngập những hình ảnh đẹp về tấm lòng của của người dân cả nước, đặc biệt là các doanh nhân, doanh nghiệp, cùng chung tay, góp sức đẩy lùi dịch bệnh Covid-19.
Chính phủ hoan nghênh tất cả doanh nghiệp (DN), người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành để Việt Nam có vaccine sớm nhất, tiêm được nhiều nhất cho người dân một cách an toàn nhất có thể, để có miễn dịch cộng đồng sớm, quay lại cuộc sống bình thường như cộng đồng quốc tế.
Quyết liệt và sáng tạo trong lao động sản xuất; tự tin đến mức có thể bị đánh giá là ngạo mạn;… Những tố chất đó là niềm kiêu hãnh để phác thảo chân dung nữ doanh nhân Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH, người mang trong mình khát vọng vẽ lại bản đồ sữa tươi Việt Nam trên trường quốc tế.
Đây là phát biểu của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại Đại hội Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) lần thứ 2, tại Hà Nội, sáng 30/3.
Bạch Thái Bưởi (1874 - 1932) là 1 trong 4 người được xếp vào danh sách những doanh nhân giàu nhất miền Bắc ở thế kỷ XX. Sự nghiệp kinh doanh xuyên suốt của doanh nhân này gắn với tinh thần dân tộc. Điều này không chỉ giúp ông “đánh bại” các đối thủ để thành công, mà còn truyền cảm hứng cho nhiều thế hệ doanh nhân Việt Nam.
Cộng đồng người Hoa có mặt tại Việt Nam từ lâu đời. Nơi nào có người Hoa sinh sống là nơi ấy hoạt động kinh doanh, buôn bán nhộn nhịp, sầm uất. Nhiều người Hoa đã thành công, trở thành những doanh nhân lừng danh. Ngoài tư duy sáng tạo trong kinh doanh, tinh thần đoàn kết, tương trợ nhau, cộng đồng doanh nhân người Hoa luôn có những… bí quyết gia truyền.
Thổ cẩm là một trong những nét văn hóa đặc sắc của người Mông suốt bao đời này. Thế nhưng, làm sao để bảo tồn, phát triển và có thu nhập từ nghề dệt thổ cẩm lại là vấn đề làm không ít người phải lúng túng. Tuy nhiên, chị Sùng Thị Lan, xã Tả Van, huyện Sa Pa (Lào Cai) đã nảy sinh ý thành lập hợp tác xã (HTX) vừa giúp lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc, vừa tạo việc làm cho lao động địa phương.
Những năm gần đây, ở miền núi xứ Thanh ngày càng xuất hiện nhiều gương sáng người DTTS năng động dám nghĩ, dám làm để xóa đói giảm nghèo, đóng góp cho sự phát triển của bản làng quê hương. Tiêu biểu như chị Phạm Thị Nhung (43 tuổi, người dân tộc Thái, ở xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa. Hiện chị Nhung đang sở hữu một khu du lịch sinh thái ẩm thực giải trí nằm sát bên bờ sông Mã, với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng.
Công ty CP Than Vàng Danh - đơn vị thành viên Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vừa tổ chức cuộc gặp gỡ, đối thoại với lao động người DTTS trong Công ty. Cuộc gặp được tổ chức nhằm nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị, đề xuất… của công nhân lao động người DTTS. Từ đó có chính sách phù hợp, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong Công ty, góp phần vào thực hiện 2 mục tiêu lớn của đất nước: Bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia và Chương trình quốc gia về xóa nghèo bền vững.
Tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh, sau thời gian lăn lộn trên thương trường, giúp cho Vương Vĩnh Hiệp tích lũy được kinh nghiệm và sự nhạy bén của một người làm kinh doanh. Nhờ vậy, anh Vương Vĩnh Hiệp đã “chèo lái” đưa Công ty TNHH Long Sinh (37 Hoàng Văn Thụ, phường Vạn Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) vượt qua sự cạnh tranh khắc nghiệt, trở thành một trong những công ty cung cấp thức ăn thủy sản hàng đầu Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp Long Sinh mà anh Vương Vĩnh Hiệp đang giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc còn có nhiều đóng góp cho cộng đồng.
Sinh ra ở xứ sở mà người ta quen gọi “sống trong đá, chết vùi trong đá”, Lý Tà Giàng, chàng trai Dao 23 tuổi với khao khát giúp bà con thoát nghèo đã quyết tâm “bắt đá nảy mầm” với mô hình khởi nghiệp thành công từ thảo dược quê hương.