Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nữ doanh nhân người Hoa Hà Ngọc Quỳnh: "Say" chè để làm nên sự nghiệp từ chè

Nghĩa Hiệp - 21:13, 22/07/2021

Bà Hà Ngọc Quỳnh, dân tộc Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Thuấn Quỳnh, đã dành cả cuộc đời gắn bó với vùng chè của huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Bà là người phụ nữ bình dị, có tư duy nhạy bén và có nhiều hành động ý nghĩa vì cộng đồng. Mọi người có thể “say” chè khi uống, còn với bà Quỳnh thì “say” chè khi chế biến và nhìn thấy cây chè góp phần đổi thay vùng đất khó khăn này.


Bà Hà Ngọc Quỳnh, nữ doanh nhân cả đời gắn bó với vùng chè huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh
Bà Hà Ngọc Quỳnh, nữ doanh nhân cả đời gắn bó với vùng chè huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh

Làm sống lại vùng chè Hải Hà

Đã bước qua tuổi 60, nhưng đôi tay bà Hà Ngọc Quỳnh vẫn thoăn thoắt trong mọi công đoạn thu hoạch và chế biến chè. Đặc biệt, khi hướng dẫn những thành viên mới, giọng bà vẫn sang sảng vang khắp cả đồi chè rộng lớn. 

Hãm ấm chè mời khách từ mẻ chè vừa mới chế biến xong, bà Quỳnh tâm sự: “Tôi thành lập công ty chè đã gần 20 năm. Tôi không nhớ, từ năm nào tôi bắt đầu gắn bó với cây chè nữa, chỉ nhớ ngày ấy tôi vẫn còn son trẻ”.

Theo bà Quỳnh và một số người cao tuổi của huyện Hải Hà kể lại, những năm 1990 - 2000, tại huyện Hải Hà có vùng chè Đường Hoa (tên xưa là chè móc câu), là nơi cung cấp chè cho các tỉnh vùng Đông Bắc. Thế nhưng, đầu những năm 2000, vùng chè này và các Hợp tác xã trồng chè có nguy cơ bị xóa sổ, do giá chè xuống thấp. 

Cũng chính từ biến cố này, mà cái tên Hà Ngọc Quỳnh được nhiều người biết đến. Khi đó, bà Quỳnh đã dám đứng lên đầu tư, giữ lại vùng chè nguyên liệu và giúp hàng trăm hộ dân thoát khỏi cảnh lao đao vì cây chè.

Bà Quỳnh chia sẻ: “Tôi yêu chè lắm, cảm thấy nếu như mất đi vùng chè này, bỏ nghề, bỏ quê đi nơi khác tôi không còn là chính mình nữa, hơn hết tôi tin vào giá trị của cây chè trong tương lai. Chính vì thế, tôi đã đến từng nhà để thuyết phục các hộ dân, giữ lại toàn bộ diện tích chè đang có nguy cơ bị chặt bỏ, để giữ lại nghề chè và có việc làm ổn định. Sau đó, tôi vay mượn tiền để xây dựng nhà xưởng, thành lập công ty và tìm kiếm thị trường tiêu thụ chè khô để có đầu ra ổn định, giúp bà con an tâm giữ cây chè”.

Ban đầu, bà Quỳnh chỉ dám tìm kiếm các thị trường trong nước, sau dần dần có bạn bè giúp đỡ mách bảo, cấp ủy, chính quyền hỗ trợ cơ chế, chính sách để bà Quỳnh xuất khẩu chè sang thị trường Đài Loan và một số nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, cũng như bao doanh nghiệp lần đầu đi ra 'biển lớn', bà Quỳnh cũng có những lúc thất bại. 

“Có lần tôi phải đổ đi cả máy chục tấn chè vì không đạt tiêu chuẩn, mà vận chuyển về thì càng lỗ hơn. Nhưng sau những lần ấy, tôi đã tìm ra cách để khẳng định sản phẩm, thương hiệu của mình trên thị trường quốc tế”, bà Quỳnh chia sẻ.

Bà Hà Ngọc Quỳnh và các sản phẩm chè
Bà Hà Ngọc Quỳnh và các sản phẩm chè

 Đi ra "biển lớn"

Nhằm mở rộng các sản phẩm để có thể đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cho các đối tượng, thị trường khác nhau, từ vị trí khâu trung gian, chuyên đi thu mua rồi mang bán, bà Quỳnh chuyển sang nghề sản xuất, chế biến chè. Cũng từ lúc này, bà bắt đầu “say” những vị chè mới, nên bà đã dày công nghiên cứu các giống chè, cách thức chăm sóc, thu hái cũng như chế biến để cho ra thị trường được sản phẩm tốt nhất. 

Ban đầu bà Quỳnh thử nghiệm trồng 10ha một số giống chè, bà Quỳnh nhận thấy giống chè Ngọc Thuý là phù hợp và cho năng suất, chất lượng cao. Vì thế, bà đã tiến hành ươm giống, vận động và hỗ trợ các hộ trên địa bàn huyện Hải Hà, chuyển đổi giống chè Ngọc Thúy đến 100 ha vào năm 2014 - 2015.

Hiện nay, diện tích chè huyện Hải Hà đã phát triển lên gần 1.000ha, trở thành một địa phương có vựa chè lớn nhất của tỉnh Quảng Ninh, với các giống chè: Kim Tiên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên, Ô Long, Tuyết San, PH 10 và chè cành. Mỗi năm, Công ty TNHH Thuấn Quỳnh đã sản xuất chế biến và xuất khẩu trên 400 tấn chè, cho thu nhập khoảng 10 tỷ đồng/năm. 

Đây cũng là điều kiện để Công ty bao tiêu toàn bộ nguyên liệu chè cho bà con nông dân. Cũng nhờ vậy, hàng ngàn hộ nông dân trồng chè trên địa bàn huyện đã tìm được chỗ dựa vững chắc, thu nhập ổn định từ cây chè.

Anh Chíu Hùng Mạnh, người dân trồng chè thôn 1, xã Quảng Chính (huyện Hải Hà), cho biết: “Có những lúc giá chè xuống thấp, chè không xuất khẩu được do dịch bệnh, nhưng Công ty TNHH Thuấn Quỳnh vẫn duy trì sản xuất, bao tiêu nguyên liệu cho bà con. Giúp bà con có nguồn thu nhập ổn định, hỗ trợ giá, vì thế người dân yên tâm sản xuất, phát triển nghề trồng chè. Bình quân mỗi năm, các hộ gia đình trồng chè tại Hải Hà có thu nhập từ 70 - 100 triệu đồng”.

50% lao động tại Công ty TNHH Thuấn Quỳnh là người dân tộc thiếu số tại địa bàn và các huyện lân cận, có thu nhập ổn định 5-7 triệu đồng/tháng
50% lao động tại Công ty TNHH Thuấn Quỳnh là người dân tộc thiếu số tại địa bàn và các huyện lân cận, có thu nhập ổn định 5-7 triệu đồng/tháng

Bên cạnh việc duy trì, phát triển, xây dựng thương hiệu chè Hải Hà, trong những năm gần đây, bà Quỳnh còn tận dụng không gian xanh của các đồi chè để phát triển du lịch trải nghiệm, hằng năm thu hút vài trăm lượt khách. Hoạt đông cua Công ty TNHH Thuấn Quỳnh đã tạo việc làm với thu nhập ổn định cho hơn 100 công nhân, trong đó có đến 50% số công nhân là người DTTS, với thu nhập ổn định từ 5 - 7 triệu đồng/tháng. Bà còn hỗ trợ 10 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được đến trường… cùng nhiều hoạt động từ thiện khác giúp người dân thay đổi cuộc sống. 

“Nhờ có cây chè, tôi giúp đỡ được nhiều người khó khăn vươn lên thoát nghèo. Thử hỏi giống cây làm mình mê mẩn, làm thay đổi cả vùng đất thì không say làm sao được. Cũng chính vì say mà đời tôi đã gắn bó  với cây chè của vùng đất này”, bà Quỳnh nói.

Với những đóng góp cho địa phương và cộng đồng, bà Quỳnh đã được nhận nhiều Bằng khen, giấy khen, bằng ghi nhận tấm lòng vàng của các cấp. Bà đã 2 lần là đại biểu điển hình tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam (lần thứ I năm 2010; lần thứ II năm 2020), được tổ chức tại Hà Nội.

(Nội dung thông tin, tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh ở miền núi xứ Thanh

Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh ở miền núi xứ Thanh

Khu vực miền núi Thanh Hóa ngày càng xuất hiện nhiều doanh nhân người DTTS khởi nghiệp thành công. Đáng chú ý là, họ đều là những người đi lên từ gian khó nên sự thành công của họ có sức lan tỏa truyền cảm hứng về khởi sự kinh doanh ở những địa bàn khó khăn của miền núi xứ Thanh.
Tin nổi bật trang chủ
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia

Trưa 23/11 (theo giờ địa phương), Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã rời Sân bay Quốc tế Kuala Lumpur, Thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia lên đường về nước kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11/2024, theo lời mời của Thủ tướng Malaysia Dato’ Seri Anwar Ibrahim và Phu nhân.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Phú Thọ

Media - Vàng Ni - Thu Hà - 1 giờ trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.
Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Lễ Kỳ yên của dân tộc Ngái

Media - BDT - 1 giờ trước
Lễ Kỳ yên được tổ chức vào dịp đầu Xuân mới. Mục đích thực hiện nghi lễ thể hiện sự biết ơn của con người với trời, đất, với tổ tiên; đồng thời cầu trời cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi, nhà nhà được áo ấm, no cơm, có cuộc sống bình an, không bệnh tật.
Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Ka Phờm - Người cán bộ được đồng bào Mạ tin yêu, kính trọng

Gương sáng giữa cộng đồng - Thảo Linh - 1 giờ trước
“Ka Phờm luôn hết lòng vì bà con mình. Lúc nào cũng nghĩ cho người dân, cho buôn làng. Lời nói và việc làm của Ka Phờm xuất phát từ cái tâm, tinh thần trách nhiệm là làm sao cho buôn làng các DTTS giữa núi rừng này luôn no ấm, hạnh phúc. Ka Phờm xứng đáng là người con của vùng đất Anh hùng này” - đó là lời nhận xét của ông K’Sáu, 77 tuổi, già làng, Người có uy tín dành cho bà Ka Phờm, sinh 1968, dân tộc Mạ, hiện là Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng.
Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Tạo sức hút cho du lịch Bắc Giang

Sắc màu 54 - Trường Giang - Sông Lam - 1 giờ trước
Trong quá trình hình thành và phát triển, mỗi sản phẩm du lịch cần hội tụ nhiều yếu tố, trong đó cảnh quan thiên nhiên, bản sắc văn hóa và sự bài bản, chuyên nghiệp trong cách làm du lịch là những yếu tố quan trọng để tạo nên điểm nhấn, sức hút đối với du khách. Với bề dày truyền thống lịch sử và văn hóa, tỉnh Bắc Giang có đầy đủ các chất liệu để tạo nên những điểm du lịch hấp dẫn.
Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Bát Xát “về đích” sớm mục tiêu hỗ trợ nước sinh hoạt từ Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Để triển khai có hiệu quả nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719); thời gian qua, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đã có nhiều giải pháp chủ động, linh hoạt phù hợp với điều kiện thực tế bảo đảm tiến độ giải ngân theo kế hoạch. Trong đó, có nội dung cấp bồn chứa nước sinh hoạt cho người dân.
Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 22/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn di sản văn hóa dân tộc từ gia đình. Đặc sắc Lễ hội đua mảng ở Bắc Mê. Puih Đup trao truyền vốn văn hóa dân tộc. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân

Dự án treo ở Vân Đồn (Quảng Ninh) - Hàng trăm hộ dân "đi cũng dở, ở không xong"

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Đã gần chục năm nay, hàng trăm hộ dân chủ yếu là người DTTS ở xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) đang phải sống trong cảnh "đi cũng dở, ở không xong" do nằm trong quy hoạch Khu công viên phức hợp nghỉ dưỡng cao cấp. Theo thời gian, đặc biệt là ảnh hưởng cơn bão số 3, nhiều nhà cửa, công trình đã xuống cấp nghiêm trọng nhưng không được tu sửa, ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân địa phương.
Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Cậu học trò người Dao trở thành Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia

Giáo dục - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Em Triệu Đức Duy, dân tộc Dao, học sinh lớp 7A1, Trường THCS Trới, TP. Hạ Long (Quảng Ninh) là một trong những học sinh xuất sắc vừa đoạt giải Đại sứ Văn hóa đọc Quốc gia năm 2024. Ngoài nỗ lực, cố gắng trong học tập, Duy còn tích cực đọc sách và lan tỏa văn hóa đọc tới bạn bè, cộng đồng nơi em học tập, sinh sống.
Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”

Phóng sự - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với sự hỗ trợ của Trung ương, địa phương và toàn xã hội; khu tái định cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, Huyện Bảo Yên (Lào Cai) đang dần hồi sinh sau thiên tai, vượt qua đau thương hướng tới “làng hạnh phúc”.
Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Nghệ An xây mới hơn 1300 nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo

Xã hội - Vân Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Dự án Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo, đến nay, tỉnh Nghệ An đã hỗ trợ xây mới 1.306 căn nhà cho 838 hộ nghèo, 198 hộ cận nghèo...Tỉnh phấn đấu đấu đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo.
Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Phú Lương (Thái Nguyên) nỗ lực giảm tỷ lệ hộ nghèo nhờ đa dạng hóa sinh kế

Kinh tế - Thảo Khánh - 2 giờ trước
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025, huyện Phú Lương (tỉnh Thái Nguyên) đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực. Đặc biệt, việc tập trung nguồn lực hỗ trợ sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, để giúp các hộ có hoàn cảnh khó khăn chủ động vươn lên thoát nghèo, qua đó đã góp phần giảm dần khoảng cách chênh lệch giữa các khu vực, địa phương và các nhóm dân cư trên địa bàn.