Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Đào Đức Hiếu bỏ phố lên rừng với khát vọng đưa trà Việt ra thế giới

PV - 16:32, 12/08/2021

“Hành trình vạn dặm bao giờ cũng bắt đầu từ một bước đi. Biết rằng hành trình này còn nhiều lắm những gian nan. Nhưng không đi thì sao đến” chia sẻ của anh Đào Đức Hiếu về hành trình đưa chè shan tuyết ra thế giới.

Không gian văn hóa trà Suối Giàng
Không gian văn hóa trà Suối Giàng

Hiện thực hóa ước mơ đưa chè Suối Giàng ra thế giới 

Học trà tại 12 nước trên thế giới, tìm tòi và nghiên cứu hơn 15 năm miệt mài, khoác ba lô đi đến tất cả gần 10 vùng trà cổ thụ tại Việt Nam. Anh dừng chân tại Suối Giàng – đỉnh núi mờ sương. Nơi mệnh danh là thuỷ tổ của trà shan tuyết cổ thụ để bắt đầu con đường mamg trà Việt đi xa hơn.

Tháng 9/2019, anh Đào Đức Hiếu đã thiết kế, xây dựng Không gian văn hóa trà Suối Giàng với mong muốn phát triển giá trị của trà Suối Giàng gắn với xuất khẩu, phát triển du lịch, gia tăng kinh tế, tạo công ăn việc làm cho bà con người Mông. Lên Suối Giàng nơi được mệnh danh là “Đệ nhất kỳ quan trà Việt Nam” với thứ trà đặc biệt mang tên shan tuyết từ những cây chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Không gian văn hóa được thiết kế đơn giản, theo đúng bản sắc văn hóa người Mông, tạo cảm giác gần gũi, thân thiện và thư thái. Từ bộ dụng cụ uống trà cho đến từng chén trà ở đây đều toát lên sự cầu toàn và trân trọng khách thưởng trà.

Anh Đào Đức Hiếu bên cây trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng hơn 500 năm tuổi
Anh Đào Đức Hiếu bên cây trà shan tuyết cổ thụ Suối Giàng hơn 500 năm tuổi

Anh Đào Đức Hiếu với niềm đam mê thưởng thức trà, anh đã tìm hiểu và ấp ủ ước mơ đưa trà Suối Giàng ra thế giới bởi khi đặt chân lên vùng đất này sương mù quyện lấy những ngọn núi, búp chè chờn vờn trong làn sương mờ ảo tạo nên không gian tuyệt vời mang nét đặc trưng riêng. Anh đã nhận thấy tiềm năng phát triển trà và du lịch nơi mảnh đất mờ sương. Không gian văn hóa trà Suối Giàng đầy sáng tạo, các trà nhân pha những ấm trà shan tuyết thơm ngon một cách tỉ mỉ, thận trọng như một nghệ nhân say mê với tác phẩm của mình.

Đào Đức Hiếu bỏ phố lên rừng với khát vọng đưa trà việt ra thế giới 2

Anh Hiếu chia sẻ đầy tự hào: “Chè Shan tuyết Suối Giàng xưa nay được xếp đầu bảng trong các loại chè và được gọi là chè “năm cực”: “cực khổ” - khi trồng và thu hái; “cực sạch” - do điều kiện khí hậu tự nhiên hoang dã ; “cực hiếm” - sản lượng ít; “cực ngon” - có hương thơm, vị đậm và “cực đắt”.

Đào Đức Hiếu với Quá trình chế biến trà thủ công, hong phơi, làm héo và lên men tự nhiên
Đào Đức Hiếu với Quá trình chế biến trà thủ công, hong phơi, làm héo và lên men tự nhiên

Nỗ lực cho ước mơ đưa chè Shan tuyết ra thế giới

“Mong muốn tại Không gian văn hóa trà Suối Giàng sẽ giúp du khách được hòa mình vào không gian giữa đỉnh núi hoang sơ để có cảm nhận rõ nét về văn hóa độc đáo của người dân bản địa. Chúng tôi cũng mời các nghệ nhân, chuyên gia về trà đến để giới thiệu đặc sản chè shan tuyết đến với mọi du khách, để mọi người hiểu hơn về loại trà đặc biệt và thưởng trà để cảm nhận được hương vị tinh túy của đất, trời, mây, gió trong chén trà đặc sản. Ngoài ra, chúng tôi cũng có một số phòng lưu trú cộng đồng và gia đình để du khách có điểm dừng chân trải nghiệm sức sống vùng cao và hòa mình vào đời sống của người dân vùng sơn cước", anh Hiếu chia sẻ về khát vọng, tâm huyết của mình.

Đào Đức Hiếu với khát vọng lớn đã làm nên bước ngoặt quan trọng

Được Bộ Ngoại Giao lựa chọn là nghệ nhân Việt Nam giao lưu với hiệp hội trà đạo Nhật Bản
Được Bộ Ngoại Giao lựa chọn là nghệ nhân Việt Nam giao lưu với hiệp hội trà đạo Nhật Bản
Sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ lựa chọn làm quà tặng đối ngoại, tặng đại sứ Nhật Bản Yamada Takio
Sản phẩm trà shan tuyết cổ thụ lựa chọn làm quà tặng đối ngoại, tặng đại sứ Nhật Bản Yamada Takio

Hy vọng bằng khát khao, niềm đam mê trà, sự nỗ lực từng ngày anh Đào Đức Hiếu sẽ đưa trà Shan tuyết Suối Giàng ra thế giới. Chúc cho thương hiệu SUGI TEA sẽ phát triển, thành công và vươn ra thế giới làm rạng danh trà Việt.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

Nhân dịp chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hải Phòng khởi động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2023 - Xuân Tình nguyện năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Bất ổn ... Quỹ bình ổn giá xăng dầu!

Thời sự - Sỹ Hào - 15 giờ trước
Quỹ bình ổn giá xăng dầu đang dư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại không sử dụng để điều tiết giá xăng dầu trên thị trường. Đặc biệt người dân ở nhiều địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi phải mua giá xăng dầu theo giá vùng 2, gánh thêm một khoản chi phí, khiến cho cuộc sống đã khó khăn lại càng khó khăn hơn.
Lễ hội

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Sắc màu 54 - Hà Minh Hưng - 15 giờ trước
Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…
Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Chương trình MTQG 1719 đang góp phần thay đổi diện mạo vùng cao Bảo Lạc

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 15 giờ trước
Sau gần 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021 -2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng đạt được nhiều kết quả quan trọng. Việc triển khai thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình đã giúp người dân được thụ hưởng các chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước kịp thời, qua đó, góp phần nâng cao đời sống của đồng bào các DTTS trên địa bàn huyện.
Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Luân chuyển cán bộ góp phần nâng cao năng lực triển khai các Chương trình MTQG ở Si Ma Cai

Công tác Dân tộc - Trọng Bảo - 15 giờ trước
Là huyện 30a của tỉnh Lào Cai, nhiều năm qua, huyện Si Ma Cai đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện nay, huyện đang tập trung triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719). Để nâng cao chất lượng, hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, huyện Si Ma Cai đặc biệt chú trọng công tác luân chuyển cán bộ, góp phần củng cố hệ thống chính trị, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, quản lý, giám sát nguồn vốn đầu tư.
Khâu Vai mùa hoa ban nở

Khâu Vai mùa hoa ban nở

Sắc màu 54 - Quỳnh Lưu - 15 giờ trước
Được triển khai trồng từ năm 2020 với hơn 300 cây hoa ban tím, hoa ban trắng; đến nay sau hơn 3 năm, cây hoa ban tại Mê cung đá, xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã phát triển tốt và bắt đầu nở hoa.
Tin trong ngày - 28/3/2024

Tin trong ngày - 28/3/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Bệnh lây từ động vật sang người gia tăng, khó khăn kiểm soát nguồn lây. Bất chấp quy định pháp luật, nhiều người dân vùng cao vẫn trồng cây thuốc phiện. Mưa đá xối xả, dày đặc ở Mù Cang Chải (Yên Bái). Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Xem xét công nhận Côn Đảo là Khu du lịch quốc gia

Du lịch - Doãn Đạt - 15 giờ trước
Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) thu hút lượng khách du lịch đông đảo với mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu bình quân 15,5%/năm. Năm 2023, tổng lượt khách du lịch đạt 586.000 lượt, tổng thu từ khách du lịch đạt 2.088 tỷ đồng.
Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo viên vùng cao đối mặt nhiều khó khăn trong dạy học tích hợp

Giáo dục - Tiêu Dao - 16 giờ trước
Dạy học tích hợp vẫn luôn là bài toán khó, nhất là đối với các trường ở vùng sâu, vùng xa vì điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện chuyên môn và nhiều vấn đề liên quan khác.
Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Thúc đẩy khởi nghiệp ở miền núi Quảng Nam

Khởi nghiệp - T.Nhân-H.Trường - 16 giờ trước
Quảng Nam có 9 huyện miền núi là nơi sinh sống chủ yếu đồng bào DTTS. Khu vực này địa hình, thổ nhưõng, khí hậu...thường khó khăn, khắc nghiệt nên vấn đề sinh kế đối với người dân luôn là vấn đề quan tâm, trăn trở của các cấp chính quyền địa phương. Theo đó, khơi dậy ý chí thoát nghèo, hỗ trợ thúc đẩy xây dựng các mô hình khởi sự, khời nghiệp từ những sản vật của quê hương...là giải pháp đang được thực hiện và nhân rộng hiệu quả trong Nhân dân.
Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Bàn giải pháp “dẫn” nước về đồng bằng sông Cửu Long

Thời sự - Sỹ Hào - Như Tâm - 16 giờ trước
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cùng một số tỉnh, thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đang nghiên cứu xây dựng hệ thống thủy lợi dẫn nước ngọt từ sông Hậu, sông Đồng Nai về để giải bài toán thiếu nước ngọt trầm trọng trong mùa khô. Trước biến đổi khí hậu ngày càng cực đoan, ý tưởng đầu tư công trình để dẫn nước về cho vùng sông nước không còn là một nghịch lý “chở củi về rừng”.
Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Sóc Trăng: Bộ đội Biên phòng tổng kết chuyên án mua bán người ST1223

Pháp luật - Văn Long - Minh Triết - 16 giờ trước
Sáng 28/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội nghị tổng kết Chuyên án ST1223. Đại tá Trịnh Kim Khâm - Chỉ huy trưởng BĐBP tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị; Đại tá Bùi Văn Bình - Phó chỉ huy trưởng Nghiệp vụ BĐBP tỉnh chủ trì hội nghị.