Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Chuyện về những doanh nhân vùng cao

PV - 14:29, 06/07/2021

Họ là những người có ý chí, nghị lực, quyết tâm thay đổi số phận trên chính mảnh đất nghèo khó của mình. Họ đang truyền cảm hứng, góp phần thúc đẩy vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vươn lên xóa đói, giảm nghèo.

Ông Phạm Văn Thuyền (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hướng dẫn các nhân viên tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Cada.
Ông Phạm Văn Thuyền (xã Hồi Xuân, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa) hướng dẫn các nhân viên tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Cada.

Về bản Khằm, xã Hồi Xuân (Quan Hóa, Thanh Hóa) nhắc đến cái tên Phạm Văn Thuyền, ai cũng biết, bởi anh đã được UBND tỉnh tặng nhiều bằng khen về doanh nghiệp, doanh nhân phát triển kinh doanh bền vững...

Đi theo sự hướng dẫn, tôi đến Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Đức Tài và gặp anh Thuyền. Thoáng nhìn, người đàn ông năm nay đã xấp xỉ 50 tuổi này khiến tôi không khỏi bất ngờ. Anh giản dị đến mức nếu đứng cạnh nhân viên của mình thì khó nhận ra ai là “sếp”, ai là “lính”. Tôi bông đùa: “Trông anh giống người làm công hơn là ông chủ”. Anh cười hiền: “Công việc nào trong các hoạt động của công ty tôi cũng phải làm một chút mới yên tâm. Càng làm càng say mê, ngồi không là bủn rủn chân tay ngay”. Nói rồi anh vỗ mạnh vào vai tôi cười sảng khoái. Thành đạt là vậy, nhưng cái nết chân chất, khoáng đạt của người vùng cao trong anh vẫn còn đó. Đó là điểm mà những người từng tiếp xúc với anh đều lưu nhớ và trân trọng.

Sau màn chào hỏi, anh Thuyền dẫn tôi đi tham quan một vòng công ty. Anh cho biết, anh sinh ra và lớn lên trong một gia đình thuộc diện nghèo khó nhất của xã Hồi Xuân. Ham học nhưng sự nghiệp học hành của anh sớm phải bỏ dở từ năm lớp 7 do cuộc sống gia đình lâm vào khó khăn. Bố bị bệnh mất, là con trai lớn, anh phải thay cha phụ mẹ gánh vác việc gia đình, nuôi các em ăn học. Trong xã, trong bản ai có việc gì thuê thì anh làm. Không có ai thuê thì ngày hôm đó trở về nhà bụng đói, tay không. Chính cái nghèo quay quắt đã thôi thúc anh phải quyết chí vươn lên thoát nghèo.

Đến năm 17 tuổi, anh Thuyền quyết định làm mô hình gia trại tổng hợp. Ban đầu do không có vốn, anh vay mượn của người thân, mua con giống, cây trồng để trồng trọt, chăn nuôi kết hợp làm nương rẫy. Sau đó, anh tự mày mò tìm hiểu trên báo, đài các mô hình kinh tế hiệu quả, mạnh dạn vay vốn ngân hàng, đầu tư xây chuồng, mua các giống trâu, bò, cá lồng về chăn nuôi. Đồng thời, tiếp tục trồng các loại cây tre, luồng, gỗ xoan. Dẫu vậy, do thiếu kinh nghiệm cộng với ngành chăn nuôi thời điểm những năm 90 của thế kỷ XX chưa phát triển nên kết quả thu được không đáng là bao. Anh Thuyền ngậm ngùi nhận lấy bài học thất bại đầu tiên, nhưng rồi lại nhanh chóng sốc lại tinh thần để chuyển hướng kinh doanh.

“Đó có phải là bản lĩnh của những doanh nhân giỏi?” – tôi ngắt mạch chuyện của anh Thuyền để được hiểu hơn về con người này. Anh điềm đạm trả lời: “Tôi không biết để thành công trong làm ăn kinh tế thì con người ta cần những tố chất nào, riêng tôi, quan trọng nhất phải biết ngã ở chỗ nào đứng dậy chỗ đó, chấp nhận sai, rút kinh nghiệm và mạnh dạn thay đổi”.

Với bản lĩnh dám dấn thân và tầm nhìn nhạy bén, năm 2007, nắm bắt được những lợi thế từ bước phát triển mới trong đời sống - kinh tế của địa phương, anh Thuyền đã mạnh dạn thành lập HTX với ngành nghề xây dựng, chuyên xây lắp các công trình dân dụng, công trình giao thông thủy lợi, thu hút việc làm, tăng nguồn thu. Năm 2009, anh tiếp tục mở rộng thành lập Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và Thương mại Đức Tài, với tổng số vốn điều lệ lên tới hàng tỷ đồng. Đặc biệt năm 2016, gia đình anh phát triển thêm Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Mường Cada, chuyên kinh doanh nghề dịch vụ ăn uống, tham quan du lịch và vui chơi giải trí. Hiện nay, cơ sở thu hút hàng trăm lượt khách đến tham quan mỗi ngày.

Thêm một mảnh ghép thú vị nữa về những doanh nhân người DTTS. Đó là câu chuyện dám nghĩ, dám làm của anh Hà Văn Chục (37 tuổi, ở thị trấn Mường Lát, huyện Mường Lát). Xuất phát điểm thấp, hoàn cảnh gia đình khó khăn, nhưng bằng sự quyết tâm, nỗ lực cố gắng, phấn đấu, anh Chục đã khởi nghiệp thành công trên chính mảnh đất cằn, trơ sỏi đá của quê hương mình.

Cũng như hàng trăm hộ dân đang sinh sống ở thị trấn, anh Hà Văn Chục từng có những ngày tháng lăn lộn với khoanh ruộng nhỏ, chăn nuôi vài con trâu, con bò làm kế sinh nhai. Thu nhập không đáng là bao, đủ ăn đã xem như may mắn. Trời không thương, năm nào mưa lũ nhiều có khi còn đói. Vì vậy, anh Chục mang trong mình một khát vọng lớn lao: Phải có được một cuộc sống đủ đầy hơn.

Để hiện thực hóa giấc mơ đó, anh Chục đã đưa ra một quyết định khởi nghiệp từ những viên gạch vồ. Còn sao lại lấy sản xuất gạch vồ làm “bệ phóng” cho giấc mơ đổi khác mà không phải là những con đường khởi nghiệp truyền thống: Đào ao thả cá, nuôi bò, tậu trâu,...?! Thì mãi sau này khi thành công rồi, anh Chục mới mở lòng “Tôi muốn đi một con đường riêng biệt, một định hướng tương lai mới mẻ. Tất nhiên rủi ro sẽ lớn, nhưng nếu cố gắng thành công được, cảm giác hưởng thành quả sẽ ngọt ngào vô cùng!”.

Bởi đi con đường riêng như vậy mà chặng đường dẫn đến thành công của anh Chục cũng không kém phần gian nan. Mang hết vốn liếng, của cải, “cắm” cả sổ đỏ của gia đình đi để chơi một ván bài được, mất với đời, nhiều người bảo anh “gàn”, “dở” rồi sống “vô trách nhiệm”, “lỡ thất bại thì sao”. Dẫu vậy, bỏ ngoài tai những lời nói thị phi, anh Chục dần khiến mọi suy nghĩ nghi kị cùng một sự thừa nhận chung: “Chục là một chàng trai bản lĩnh”.

Thời điểm hiện tại, anh Chục đã xây dựng được cơ sở sản xuất gạch với 8 công nhân lao động thường xuyên, mức thu nhập ổn định 6 triệu đồng/người/tháng. Mỗi tháng, cơ sở xuất ra thị trường khoảng 5 vạn gạch, thu nhập bình quân khoảng trên 20 triệu đồng. Gạch do cơ sở sản xuất không chỉ được khách hàng trên địa bàn huyện Mường Lát mà ở các huyện lân cận đều ưa chuộng, tin dùng. Tiếp nối thành công từ sản phẩm gạch vồ, nhanh nhạy nắm bắt xu hướng, nhu cầu của thị trường, trong thời gian tới, anh Chục dự định sẽ mở rộng xưởng sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm để nhằm tiếp cận nhiều đối tượng khác nhau, tăng thêm việc làm, đảm bảo hơn nữa nguồn thu nhập của công nhân. Ngoài sản phẩm gạch vồ, anh sẽ nghiên cứu sản xuất thêm các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trên chất liệu bột đá và xi măng. Đặc biệt, một phần thu nhập sẽ được anh Chục sử dụng vào mục đích hỗ trợ thanh niên trong bản lập nghiệp để cuộc sống của người dân trong bản được cải thiện, góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo, thúc đẩy vùng DTTS và miền núi phát triển, không thể thiếu vai trò, đóng góp của đội ngũ doanh nhân người DTTS. Những anh Thuyền, anh Chục... và còn nhiều doanh nhân khác nữa ở các địa phương miền núi của tỉnh đã, đang viết lên những câu chuyện khởi nghiệp thật đẹp và để lại cho chúng ta một niềm tin mãnh liệt, rằng: “Đôi bàn tay ta và những kiến thức chắt lọc được từ trong gian khó sẽ giúp ta làm nên tất cả. Chỉ cần có quyết tâm và lòng kiên trì, từ nơi khô cằn, đất sẽ nở hoa”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Nữ doanh nhân người Mường được đề cử Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”

Nữ doanh nhân người Mường được đề cử Giải thưởng “Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu”

Lúng túng với những bước chân khởi nghiệp đầu tiên khi kiến thức, kinh nghiệm kinh doanh gần như là con số 0 tròn trĩnh, với khát khao quảng bá món ăn truyền thống, chị Nguyễn Thị Thu Hoa đã hiện thực hóa ước mơ mang thịt chua - món ăn truyền thống của dân tộc Mường tại Thanh Sơn, Phú Thọ đến khắp mọi miền Tổ quốc.
Tin nổi bật trang chủ
Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Thực hiện Chương trình MTQG 1719: Tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ (Bài 3)

Sau hơn 2 năm triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị bằng tinh thần khẩn trương, quyết liệt, Chương trình MTQG 1719 đã mang lại những hiệu quả nhất định. Tuy nhiên, nhìn chung, tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình còn chậm so với kế hoạch. Nguyên nhân được chỉ ra là do đây là chương trình mới, phạm vi thực hiện rộng, liên quan đến nhiều Bộ ngành, địa phương; việc xây dựng, ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn chưa thực sự đồng bộ, kịp thời...
Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm

Bạn của nhà nông - Như Ý - 21:29, 30/05/2023
Những năm gần đây, nghề nuôi cá tra đã trở thành một trong những đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam, góp phần lớn trong việc cải thiện đời sống cho bà con. Tuy nhiên với môi trường nước ngày càng ô nhiễm, con giống suy thoái về chất lượng… dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao, giảm lợi nhuận của người nuôi. Sau đây là quy trình kỹ thuật nuôi cá tra thương phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao mời bà con tham khảo.
Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Ninh Thuận sẵn sàng cho Lễ hội Nho - Vang và đón bằng UNESCO

Trang địa phương - PV - 21:25, 30/05/2023
Lễ đón nhận Bằng của UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm và Lễ hội Nho - Vang năm 2023 sẽ diễn ra từ ngày 13 - 18/6 tại Ninh Thuận.
Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Thái Nguyên: Cơ hội cho trẻ em DTTS sống tại vùng đặc biệt khó khăn được đến nhà trẻ

Xã hội - Trí Phương - 21:18, 30/05/2023
Ngày 30/5, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Thái Nguyên tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về quy định chính sách hỗ trợ tiền ăn trưa và học phí đối với trẻ em nhà trẻ (trẻ từ 3 - 36 tháng tuổi) trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập thuộc tỉnh Thái Nguyên quản lý.
Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Quảng Ninh: Đạt chuẩn phổ cập giáo dục xóa mù chữ mức độ 2

Giáo dục - Mỹ Dung - 21:16, 30/05/2023
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) vừa ban hành Quyết định số 1510/QĐ-BGDĐT về việc công nhận tỉnh Quảng Ninh đạt chuẩn xóamù chữ mức độ 2, năm 2022.
Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại An Giang

Giải trí - Anh Trúc - 20:45, 30/05/2023
Hướng tới kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Tôn Đức Thắng (20/8/1888 - 20/8/2023), Hội Nhạc sĩ Việt Nam phối hợp với tỉnh An Giang tổ chức Liên hoan Âm nhạc toàn quốc đợt I - năm 2023 tại Tp. Long Xuyên, tỉnh An Giang.
Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Then King Pang – Nghi lễ tạ ơn quan trọng của người Thái

Xuất phát từ tín ngưỡng đa thần, Then Kin Pang là lễ hội không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Thái trắng ở huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu được tổ chức vào 10/3 Âm lịch hằng năm. Trong đó nghi lễ cúng then là sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, múa và diễn xướng... đã góp phần gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa nghệ thuật cổ truyền của người Thái ở Lai Châu.
Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Cần cẩn trọng trong việc khai thác chất liệu văn hóa các DTTS

Sắc màu 54 - Vy Nguyễn Thái Ninh - 20:34, 30/05/2023
Trong những năm gần đây, các giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các dân DTTS ở nước ta ngày càng được quan tâm, khai thác và phát huy trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt trong thời kỳ bùng nổ của Internet và mạng xã hội. Tuy nhiên, việc thiếu cẩn trọng trong nghiên cứu các chất liệu thuộc về giá trị truyền thống, văn hóa của cộng đồng các DTTS đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân rơi vào những tranh cãi không đáng có.
Tin trong ngày - 30/5/2023

Tin trong ngày - 30/5/2023

Media - BDT - 20:00, 30/05/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin đáng chú ý sau: Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng gặp mặt đoàn đại biểu người có công tỉnh Vĩnh Long; Quốc hội thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự án Luật Giao dịch điện tử (sửa đổi); Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Hội đồng Quốc gia Mặt trận Đoàn kết Phát triển Tổ quốc Campuchia; cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gia Lai: Tặng Bằng khen cho 50 gương tiêu biểu “Tuổi trẻ sáng tạo”

Gương sáng - Ngọc Thu - 19:25, 30/05/2023
Chiều 30/5, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai đã tổ chức Liên hoan “Tuổi trẻ sáng tạo”, diễn đàn “Phát huy tài năng trẻ” và hoạt động đồng hành cùng thanh niên công nhân năm 2023 tại Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai).
Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kon Tum: Tập huấn quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho đồng bào Xơ Đăng

Kinh tế - P.Nguyên - T.Nhân - 18:40, 30/05/2023
Ngày 30/5, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở NN&PTNT tỉnh Kon Tum) đã tổ chức lớp tập huấn Quy trình sản xuất Sâm Ngọc Linh cho hơn 40 hộ đồng bào Xơ Đăng ở xã Ngọc Lây, huyện Tu Mơ Rông.
Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Biên Hòa (Đồng Nai): Nhiều cơ sở y tế bị khám xét do nghi ngờ hành vi trục lợi bảo hiểm

Pháp luật - Lê Vũ - 18:15, 30/05/2023
Ngày 30/5, Công an Tp. Biên Hòa (Đồng Nai) cho biết, đã phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ liên quan khám xét khoảng 10 cơ sở y tế tại nhiều phường, xã trên địa bàn, để làm rõ hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội.