Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cộng đồng doanh nghiệp tin tưởng, ủng hộ chiến lược vaccine của Chính phủ

PV - 18:39, 04/06/2021

Chính phủ hoan nghênh tất cả doanh nghiệp (DN), người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành để Việt Nam có vaccine sớm nhất, tiêm được nhiều nhất cho người dân một cách an toàn nhất có thể, để có miễn dịch cộng đồng sớm, quay lại cuộc sống bình thường như cộng đồng quốc tế.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề vaccine được chú ý ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện. Vaccine về Việt Nam chưa nhiều không phải vì chúng ta thiếu tiền, hay phải chờ xã hội hoá mà bởi vì nguồn cung khan hiếm. Ảnh: VGP/Đình Nam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam: Vấn đề vaccine được chú ý ngay từ khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện. Vaccine về Việt Nam chưa nhiều không phải vì chúng ta thiếu tiền, hay phải chờ xã hội hoá mà bởi vì nguồn cung khan hiếm. Ảnh: VGP/Đình Nam

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định như vậy tại cuộc họp với đại diện các hiệp hội, doanh nghiệp tham gia đóng góp ý kiến và ủng hộ cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19, ngày 4/6.

Thay mặt Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng gửi lời cảm ơn đến cộng đồng DN Việt Nam đã cùng nhau vượt qua khó khăn do dịch bệnh gây ra trong hơn 1 năm qua. Đến nay, Việt Nam cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh. Hệ lụy dịch bệnh tác động không nhỏ đến sản xuất kinh doanh, nhưng với sự nỗ lực của cộng đồng DN, kinh tế Việt Nam vẫn phát triển.

Bên cạnh đó, cộng đồng DN Việt Nam đã phát huy tinh thần trách nhiệm, đóng góp nhiều nguồn lực trực tiếp và gián tiếp vào cuộc chiến chống dịch COVID-19 như hỗ trợ vật tư, trang thiết bị y tế, hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ, tích cực nghiên cứu các giải pháp phòng, chống dịch…

Luôn luôn đồng hành cùng với Chính phủ

Đại diện các hiệp hội DN ngành da giày, thuỷ sản, dệt may, điện tử đều khẳng định vaccine là giải pháp mà các DN đang rất trông chờ để duy trì hoạt động sản xuất liên tục, tránh đứt gãy các chuỗi cung ứng, đáp ứng được các đơn hàng, tận dụng được cơ hội để phát triển.

Ông Nguyễn Hải Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN châu Âu (Eurocham) tại Việt Nam nhấn mạnh tinh thần không phải các DN trả tiền để được ưu tiên được tiêm vaccine phòng COVID-19 hay muốn tự nhập khẩu vaccine. Các DN vẫn tuân thủ theo các chính sách về tiêm phòng vaccine của Chính phủ.

Trên cơ sở chính sách của Chính phủ, các DN thành viên Eurocham chấp nhận tự trả chi phí để tiêm cho người lao động và thành viên gia đình người lao động và cần sự minh bạch và cơ chế chia sẻ công bằng giữa các DN đóng góp vào Quỹ vaccine. Ngoài ra một số thành viên của Eurocham cũng có sự chuẩn bị và sẵn sàng đóng góp vào quá trình vận chuyển, bảo quản vaccine, tham gia vào quá trình tiêm chủng.

Nhu cầu chuyên gia của các DN nước ngoài rất lớn, nếu ngừng trệ thì gây gián đoạn, ảnh hưởng lớn tới hoạt động sản xuất, nên Eurocham mong muốn Bộ Y tế sẽ sớm ban hành quy định cách ly phù hợp với những người đã được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Lãnh đạo Eurocham thông tin thêm: Tất cả các nhà sản xuất vaccine trên thế giới đều đàm phán trực tiếp với các chính phủ hoặc tổ chức, cá nhân được một chính phủ uỷ quyền.

Đại diện Hiệp hội Da giày phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam
Đại diện Hiệp hội Da giày phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: VGP/Đình Nam

Đại diện cộng đồng DN khẳng định tuân thủ chính sách của Chính phủ về thứ tự nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm. Các DN rất mong Bộ Y tế sớm hướng dẫn các bước chuẩn bị để tiêm vaccine cho người lao động như khai báo y tế, theo dõi sức khoẻ…; cam kết thực hiện nghiêm mọi quy định phòng, chống dịch, cập nhật thông tin lên hệ thống an toàn COVID-19 (antoancovid.vn).

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường đã giải đáp những băn khoăn của DN để đồng hành cùng Chính phủ trong chương trình tiêm chủng vaccine, chủ động tìm kiếm nguồn vaccine, cơ chế ưu tiên tiêm vaccine cho người lao động trong DN… Tất cả các vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép dù nhà sản xuất chưa làm thủ tục xin cấp phép, cấp số đăng ký tại Việt Nam cũng vẫn được tiến hành nhập khẩu.

Đối với những vaccine Tổ chức Y tế Thế giới chưa cấp phép nhưng đã được các nước cấp phép sử dụng thì khi có đơn vị nào tiếp cận được, Bộ Y tế cũng tiến hành cấp phép ngay theo thủ tục rút gọn, tối đa 5 ngày. Tất cả những DN có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vaccine sớm nhất.

Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết tất cả những DN có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vaccine sớm nhất. Ảnh: VGP/Đình Nam
Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cho biết tất cả những DN có khả năng tiếp cận nguồn vaccine nhập khẩu đều được hướng dẫn, tạo điều kiện tối đa để có vaccine sớm nhất. Ảnh: VGP/Đình Nam

Vaccine được đặt ra ngay từ khi dịch bệnh xuất hiện

Khẳng định nguyên tắc của Chính phủ là huy động toàn dân, cộng đồng DN cùng tham gia chống dịch, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu rõ: Vaccine là biện pháp rất căn cơ trong phòng, chống dịch. Chính phủ hoan nghênh tất cả DN, người dân cùng tham gia đóng góp, đồng hành để Việt Nam có vaccine sớm nhất, tiêm được cho nhiều người dân nhất một cách an toàn nhất có thể, để có miễn dịch cộng đồng sớm, quay lại cuộc sống bình thường như cộng đồng quốc tế.

Từ cuối năm 2019, Ban Chỉ đạo đã xác định nhiều khả năng virus SARS-CoV-2 còn tồn tại lâu, chỉ khi nào có vaccine hoặc thuốc đặc trị thì mới ngăn chặn được dịch bệnh này. Vì vậy, chúng ta đã đặt ra quyết tâm phải có vaccine sớm nhất.

Từ đầu năm 2020, Bộ Y tế được giao tiếp xúc với tất cả các công ty có tiềm năng sản xuất vaccine trên thế giới để đàm phán mua, nhập khẩu vaccine hoặc nhận chuyển giao công nghệ. Từ tháng 8/2020, Bộ Y tế đã ký hợp đồng mua vaccine của công ty Astra Zeneca. Đồng thời, Bộ KH&CN cùng với Bộ Y tế được giao triển khai nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước.

Căn cứ vào đề nghị của Bộ Y tế, Chính phủ đã chỉ đạo tổng lực đàm phán, chuẩn bị nguồn kinh phí mua vaccine.

Phó Thủ tướng khẳng định: Vaccine về Việt Nam chưa nhiều không phải vì chúng ta thiếu tiền, hay phải chờ xã hội hoá mà bởi vì nguồn cung khan hiếm. Chính phủ mong muốn người dân, DN đóng góp công sức, trí tuệ, rồi mới đến tiền bạc vào phòng, chống dịch nói chung, việc tiếp cận nguồn vaccine nói riêng. Chính phủ thành lập Quỹ Vaccine phòng COVID-19 để bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc tiêm vaccine phòng COVID-19.

Ảnh: VGP/Đình Nam
Ảnh: VGP/Đình Nam

Cần có càng sớm, càng nhiều càng tốt

Theo Phó Thủ tướng, trong lúc vaccine là giải pháp chống dịch hữu hiệu nhưng đang khan hiếm, tâm lý chung của từng người, từng DN, ngành nghề… đều muốn được tiêm trước. Nhưng không thể vì DN đóng góp, ủng hộ kinh phí mua vaccine mà lấy đi cơ hội của những người chịu rủi ro nhiều hơn, cần được ưu tiên tiêm trước theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ và nguyên tắc tiếp cận công bằng vaccine của Liên Hợp Quốc.

Nghị quyết 21/NQ-CP đã quy định một số đối tượng ưu tiên tiêm vaccine là những người làm việc trong các lĩnh vực dịch vụ thiết yếu như vận tải, hàng không, điện lực, du lịch.

Bộ Y tế cần sớm cập nhật thêm nhóm đối tượng rủi ro cao là công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp, công trường, các địa điểm tiếp xúc với nhiều người hay phải làm việc trong môi trường kín… vào diện khai báo y tế bắt buộc (qua máy tính, điện thoại, khai hộ, bằng giấy, sử dụng tổng đài gọi điện tự động…), cập nhật tình trạng sức khoẻ để đánh giá sàng lọc ban đầu, chuẩn bị cho công tác tiêm vaccine.

Theo Phó Thủ tướng, các DN, cá nhân có thể đóng góp vào thực hiện chiến lược vaccine không chỉ việc đóng góp vào Quỹ Vaccine phòng COVID-19 mà còn bằng nhiều phương thức khác nhau, bảo đảm sử dụng các nguồn đóng góp công khai, minh bạch. “Nhưng Chính phủ không yêu cầu DN phải trả kinh phí tiêm vaccine cho người lao động”.

Dự kiến, Bộ Y tế đã đàm phán mua được khoảng 150 triệu đến 170 triệu liều vaccine, tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý điều quan trọng là tiến độ giao vaccine cũng như khả năng điều phối để các nguồn vaccine khác nhau không về cấp tập, dồn dập trong cùng một thời điểm. Đặc biệt làm sao chúng ta phải có vaccine càng sớm, càng nhiều càng tốt, nhất là trước thời điểm tháng 10/2021.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế cần tạo mọi điều kiện để việc nhập khẩu vaccine thuận lợi, không để bất kỳ DN nào, tổ chức nào thực sự có nguồn mua được vaccine ngay mà lại không mua về được. Nếu vướng mắc Bộ Y tế không tháo gỡ được thì cần trình ngay lên Chính phủ giải quyết. Những nguồn vaccine thông qua các tổ chức môi giới thì phải kiểm tra kỹ trước khi đề xuất với Bộ Y tế.

Trước mắt, Phó Thủ tướng đề nghị tất cả DN phải thực hiện nghiêm mọi quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế, tự đánh giá định kỳ, cập nhật lên hệ thống an toàn COVID (antoancovid.vn) để đánh giá được sự sẵn sàng và đánh giá được nguy cơ dịch bệnh.

Cảm ơn Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã dành thời gian lắng nghe, trao đổi với các DN, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Vũ Tiến Lộc khẳng định cộng đồng DN tin tưởng, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 cũng như duy trì các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế.

Cộng đồng DN Việt Nam sẽ tích cực đóng góp tài chính tự nguyện cho Quỹ Vaccine phòng COVID-19. Mong muốn người lao động sớm được tiêm vaccine là nguyện vọng chính đáng của các DN. Tuy nhiên, việc thực hiện tiêm chủng và thứ tự ưu tiên cần dựa trên nguyên tắc tiếp cận công bằng vaccine của Liên Hợp Quốc căn cứ vào mức độ rủi ro cũng như yêu cầu duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu kép.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và các Anh hùng liệt sĩ

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), sáng 27/7/2024, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ trên đường Bắc Sơn, Hà Nội.
Lào Cai: Phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động vùng cao

Lào Cai: Phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động vùng cao

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Với lợi thế về cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ và những nét văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, những năm gần đây, mô hình du lịch cộng đồng đã và đang phát triển mạnh mẽ tại nhiều địa phương vùng cao Lào Cai. Với nhiều cách làm sáng tạo, người dân địa phương không chỉ gìn giữ, bảo tồn văn hóa độc đáo của dân tộc mình, mà còn phát triển sinh kế bền vững trên chính mảnh đất quê hương.
Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG 1719

Tháo gỡ khó khăn trong triển khai Dự án 2 thuộc Chương trình MTQG 1719

Media - Trọng Bảo - 1 giờ trước
Mặc dù, các dự án sắp xếp dân cư ra khỏi khu vực thiên tai, hoặc có nguy cơ xảy ra thiên tai theo Chương trình mục tiêu Quốc gia 1719 được tỉnh Lào Cai nỗ lực triển khai, thực hiện, tuy nhiên, do thiếu hướng dẫn cụ thể, nên nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án này hầu như không thể giải ngân được. Điều này còn phát sinh những vấn đề bất cập về quản lý đất đai tại địa phương, khiến nhiều xã loay hoay chưa có phương án xử lý.
Thành phố Hà Giang: Nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

Thành phố Hà Giang: Nhiều giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, BHYT

Thời sự - V. Minh - 1 giờ trước
Để hoàn thành tốt các chỉ tiêu về chính sách BHXH, BHYT, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT hộ gia đình, Thành phố Hà Giang (tỉnh Hà Giang) đã luôn chú trọng triển khai linh hoạt, đồng bộ nhiều giải pháp phù hợp với đặc thù địa bàn, đối tượng…
Giá cà phê trong nước vượt 125.000 đồng/kg

Giá cà phê trong nước vượt 125.000 đồng/kg

Kinh tế - Minh Thu - 2 giờ trước
Giá cà phê được thu mua trong nước ngày 26/7 ở khoảng từ 124.700 - 125.400 đồng/kg. Theo các chuyên gia kinh tế, đồng USD giảm đã góp phần làm cho giá cả hàng hoá tăng trở lại, trong đó có cà phê. Ngoài ra, các quỹ và đầu cơ mua vào sau phiên bán mạnh trước đó đã giúp cà phê 2 sàn hồi phục.
Gia Lai: Bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Ba Na, Gia Rai

Gia Lai: Bồi dưỡng, truyền dạy văn hóa phi vật thể cho nghệ nhân Ba Na, Gia Rai

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Trong hơn 1 tháng (từ 26/7 - 28/8), tại Tp. Pleiku, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Gia Lai tổ chức lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Tin trong ngày - 25/7/2024

Tin trong ngày - 25/7/2024

Bản tin trong ngày của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/7, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Người dân bày tỏ niềm thương tiếc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ do ảnh hưởng của bão số 2. Cùng các thông tin khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ẩm thực Huế được chọn để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Ẩm thực Huế được chọn để tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO

Ẩm thực - Thanh Nguyên - 2 giờ trước
Thành phố Huế (Thừa Thiên Huế) vừa có kế hoạch về việc xây dựng hồ sơ “Huế - Thành phố sáng tạo” đề cử tham gia Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO trong lĩnh vực ẩm thực.
Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương

Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ Nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương

Sức khỏe - Minh Anh - 2 giờ trước
Bộ Y tế vừa ban hành Công văn số 3200/BYT-BMTE về việc triển khai Tuần lễ Thế giới nuôi con bằng sữa mẹ năm 2024, với chủ đề “Thu hẹp khoảng cách - Hỗ trợ nuôi con bằng sữa mẹ cho tất cả các bà mẹ - Kết nối vòng tay yêu thương”.
Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách “Những anh hùng trẻ tuổi”

Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách “Những anh hùng trẻ tuổi”

Giải trí - Thanh Thuận - 2 giờ trước
Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu bộ sách “Những anh hùng trẻ tuổi”.
Đak Pơ (Gia Lai): Tập huấn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Đak Pơ (Gia Lai): Tập huấn giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi

Chính sách dân tộc - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Trong các ngày từ 24 - 31/7, Phòng Dân tộc huyện Đak Pơ (Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế và Phòng Tư pháp huyện tổ chức tập huấn tuyên truyền về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 9 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024.
Điện Biên: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân Chương trình MTQG 1719 còn chậm

Điện Biên: 6 tháng đầu năm tỷ lệ giải ngân Chương trình MTQG 1719 còn chậm

Chính sách dân tộc - Thúy Hồng - 2 giờ trước
Trong 6 tháng đầu năm, triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Điện Biên đã chủ động xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để quản lý, chỉ đạo, điều hành, quy định, hướng dẫn việc triển khai thực hiện các chính sách dân tộc trên địa bàn.