Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nuôi dưỡng màu xanh cho phố

PV - 09:44, 18/08/2021

Nhìn ông Trung Trấn Nàm cầm xẻng, cuốc trồng cây, mặc bộ bảo hộ; không ai nghĩ ông là Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Bảo Trung (TP Tuyên Quang), “sếp” của gần 100 lao động. Ông gom góp 30 năm kinh nghiệm nghề rừng của mình để nuôi dưỡng màu xanh cho phố, tạo không gian đô thị đậm “chất thơ”.

Ông Trung Trấn Nàm bên khu vườn bách thảo
Ông Trung Trấn Nàm bên khu vườn bách thảo

“Gừng càng già...”

Ông được giới chuyên môn đánh giá rất cao về độ “mát tay” của mình. Cây công trình đô thị đòi người trồng ngoài có yếu tố kỹ thuật phải có tâm, ý là không chỉ trồng xong là xong mà phải chăm cây như chăm người vậy.

Ông Nàm vốn học lâm sinh Trường Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai Hà Nội. Ra trường, ông về công tác ngành Kiểm lâm, rồi làm công nhân, Trưởng phòng kỹ thuật, Phó Giám đốc, Giám đốc Lâm trường Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi (nay là Công ty cổ phần Lâm nghiệp Nguyễn Văn Trỗi) thuộc huyện Yên Sơn. Đúng công việc được đào tạo nên ông đã cống hiến hết khả năng đối với lĩnh vực mình yêu thích. Ông bảo, dấu chân ông đến khắp các cánh rừng, công ty được giao để được hòa mình với thiên nhiên, với màu xanh bất tận. Giờ ông vẫn nhớ cánh rừng nào trồng gỗ tốt, cánh rừng nào cây hay bị chết do địch hại…

Những kinh nghiệm quý đó được ông vận vào nghề trồng cây công trình hiện giờ, vậy nên tỷ lệ cây sống rất cao. Người ta bảo ông rằng, “gừng càng già càng cay” là ở chỗ ấy. Nhưng theo ông, kỹ thuật trồng cây là quan trọng thật nhưng cái tâm người trồng quan trọng hơn. Ông thở dài khi nghĩ đến những cây to lớn được đánh về trồng ở thành phố, ở các khu vực kiến trúc công cộng có dấu hiệu “ốm”, ông lại bước thấp bước cao đến xem như thế nào. Có khi phải cào đất xem lại bộ rễ, nếu rễ bị bệnh thì cây không phát triển nổi. Xử lý cây bệnh là xử lý từ gốc rễ, đất trồng bảo đảm nên ông cứu được nhiều cây lắm. Lúc ấy thật vui vì “đời cây như đời người” vậy, mỗi cây trồng xuống là gieo thêm sự sống...

Về nghỉ hưu, nhưng tình yêu nghề rừng là động lực để ông quyết định mở Công ty TNHH Bảo Trung Tuyên Quang để nhận quy hoạch, thiết kế, trồng cây đô thị… với kỳ vọng mang không gian sống xanh vào đô thị, góp sức cho thành phố, thị trấn đẹp xanh. Ở tuổi 70, là người đứng đầu doanh nghiệp gần 100 lao động nhưng người ta thường thấy ông bước thấp bước cao, tự tay ươm từng cây vào bầu. Ông bảo, giá trị của cây xanh mang lại thì không thể đong đếm được, nhất là cải thiện chất lượng không khí bằng cách hấp thu những khí độc như NO2, CO2, CO…

Theo nhiều nghiên cứu, cây xanh có thể hấp thụ tới 6% các loại khí thải độc. Cây xanh sẽ giúp lọc bớt bụi bẩn, đồng thời thải ra nhiều O2. Vì vậy có thể xem cây xanh là “lá phổi” của thành phố, đô thị. Bên cạnh đó, cây xanh còn có tác dụng hấp thu bức xạ, thải ra hơi nước làm không khí bức bối của đô thị trở nên mát mẻ, trong lành hơn. Đồng thời, khi ánh sáng mặt trời gay gắt, tán cây sẽ che chở cho con người, tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cây xanh còn giúp chắn gió và giảm tiếng ồn, giúp cuộc sống của người dân trở nên thư thái hơn.

Đam mê trồng cây, ông Nàm đã vào Nam ra Bắc tìm tòi, học hỏi để trồng các loại cây quý, cây phục vụ trang trí đô thị. Nghề trồng cây tưởng đơn giản, nhưng đòi hỏi người làm phải hiểu đặc tính của từng loài cây, phương pháp chăm sóc và phòng trừ dịch hại. Cây trồng chỉ thực sự có giá trị khi được thị trường chấp nhận. Lòng đam mê cùng với những kỹ thuật có sẵn đã đem đến thành công cho ông Nàm. Ông trải lòng, làm cây dịch vụ khác với trồng rừng. Trồng rừng chỉ cần đúng kỹ thuật nhưng trồng cây dịch vụ thì phải nghiên cứu nắm bắt nhu cầu của thị trường, đặc biệt trang trí đô thị lại càng phải nghiên cứu sâu, đảm bảo yếu tố mỹ thuật để tạo nên không gian đô thị đặc trưng. Khuôn mặt ông như sáng bừng lên, giọng hào sảng hẳn khi nhắc đến những công trình nổi tiếng của tỉnh mà ông được gieo những mầm xanh như Quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Tuyên Quang), Trung tâm Hội nghị tỉnh, trung tâm huyện Na Hang, Lâm Bình và các khu di tích lịch sử trong tỉnh.

Tỷ lệ sống cây công trình ông trồng đạt đến 99%, tạo nên “thương hiệu” ông Nàm. Vậy nên, ông được lãnh đạo tỉnh rất tín nhiệm, luôn là người được lựa chọn trồng cây ở những sự kiện lớn, những công trình lớn, quan trọng của tỉnh và các địa phương.

“Phim trường” bách thảo

Ông có vốn liếng nên đầu tư xây dựng khu vườn bách thảo 5 ha tại tổ 11, phường An Tường (TP Tuyên Quang) - Nơi được giới trẻ gọi là “phim trường” đến để chụp hình, check in, họp lớp… dưới cảnh sắc thiên nhiên hài hòa, mát rượi. Về đây, người ta được đắm mình vào các sắc hoa, cỏ cây, ao hồ và cả những gian nhà xây theo kiến trúc phương tây, phương đông thời cổ…

Ông Trung Trấn Nàm giới thiệu cây Ngọc Am được di thực từ huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) về trồng tại Khu vườn sinh thái của công ty
Ông Trung Trấn Nàm giới thiệu cây Ngọc Am được di thực từ huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) về trồng tại Khu vườn sinh thái của công ty

Chị Nguyễn Lan Anh, thôn 6, xã Thái Bình (Yên Sơn) đang thực hiện bộ ảnh cưới tại đây cho biết, chị được mọi người giới thiệu đến “phim trường” này chụp ảnh vì có nhiều cảnh đẹp, gần gũi với thiên nhiên. Khi đến đây, chị thấy đúng là rất tuyệt, nhân lên dư vị tình yêu ngọt ngào, lãng mạn biết bao.

Khi thấy những đôi uyên ương về đây chụp ảnh, trong lòng ông Nàm phấn chấn, mừng thầm vì làm được điều ý nghĩa cho cuộc sống. Khu bách thảo này tự tay ông thiết kế, đầu tư xây dựng 3 năm qua với 4 khu chức năng gồm: Khu cây xanh đô thị, khu vườn bách thảo, khu dịch vụ và khu hạ tầng kỹ thuật. Bước đầu đã thu hút được du khách đến tham quan, trải nghiệm. Tuy nhiên, theo ông thì đây mới chỉ là “dạo đầu” cho một vườn bách thảo đa dạng sinh thái sau này.

Ông bảo, vườn ươm đô thị và dịch vụ chỉ để “lấy ngắn nuôi dài” bởi không có doanh thu sẽ không có kinh phí để tiếp tục trồng các loại cây quý hiếm để thành hệ sinh thái đa dạng hơn. Nói rồi, ông chỉ tay vào cây Ngọc Am khoe: “Cây này được di thực từ huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) về trồng. Khó trồng lắm! thất bại nhiều, lần này mới trồng thành công. Cây ưa bóng mát và độ ẩm. Cây Ngọc Am ở miền Nam là Hoàng Đàn, miền Bắc là Sa Mu dầu già hóa thành, giống quý nhất ở huyện Hoàng Su Phì. Rồi ông giới thiệu hàng loạt cây gỗ quý như đinh, lim, sến, táu của miền Bắc; xá xị, trầm hương, long não, cẩm lai ở miền Trung, miền Nam. Tính đến thời điểm này, khu vườn của ông có cả trăm loài cây, “ngốn” trên 15 tỷ đồng.

Khoát tay về phía trước, ông Nàm bảo, cơ bản vườn đã lên khung nhưng để đạt được ý đồ như ông mong muốn thì cần phải mở rộng diện tích lên gấp đôi. Ông lý giải, những cây gỗ quý thường có tán rộng nếu không có diện tích đất phù hợp thì cây khó phát triển lâu dài. Hơn nữa, vườn bách thảo mà quá nhỏ sẽ khó thành công. Vậy nên, ông đang quy hoạch lại và xin thuê thêm đất mở rộng lên khoảng 10 ha, đáp ứng yêu cầu phát triển thực tiễn.

“Dự án này tôi ấp ủ suốt đời đấy! từ khi còn công tác đã muốn làm khu vườn bách thảo để lưu giữ lại những loài gỗ quý phục vụ công tác học tập, nghiên cứu cho thế hệ trẻ, nhưng chưa làm được. Về nghỉ hưu, ông có điều kiện thời gian, bao vốn liếng dồn vào đây cả để thỏa nguyện” - ông Nàm vui vẻ nói. Ông bảo, giờ đang truyền lại cho anh con trai Trung Vĩnh Trí đang đảm đương Giám đốc Công ty nối nghiệp nghề này. Ông bảo, “trước thằng bé học nghề kỹ sư giao thông, chả biết nó ngấm cái nghề trồng cây từ bố khi nào nữa. Thế là nó bỏ hẳn nghề đã học, theo nghề suốt ngày lặn lội với cây rừng”.

Tuổi ông cao rồi nhưng “giấc mơ xanh” trong ông vẫn rất bay bổng theo từng nhịp bước. Ông mong muốn góp sức nhỏ của mình tạo nên không gian xanh cho thành phố, tạo điểm du lịch hấp dẫn du khách, chung tay thực hiện mục tiêu đưa du lịch Tuyên Quang ngày càng hấp dẫn, thân thiện hơn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

CLB Doanh nhân trẻ 1983 Việt Nam tham gia đồng hành cùng chương trình Tình nguyện mùa Đông 2023 tại Điện Biên

Nhân dịp chào mừng Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam các cấp, nhiệm kỳ 2024 - 2029, hướng tới kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (1954 - 2024), Thành đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên TP. Hải Phòng khởi động chương trình “Tình nguyện mùa Đông 2023 - Xuân Tình nguyện năm 2024”.
Tin nổi bật trang chủ
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gặp mặt cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), sáng 23/4, tại Hà Nội, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam phối hợp Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu thanh niên xung phong Việt Nam, Thành ủy Hà Nội long trọng tổ chức gặp mặt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với đại diện cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Cuộc gặp mặt thể hiện tình cảm và sự quan tâm sâu sắc đối với các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong từng tham gia Chiến dịch Điện Biên Phủ. Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lẵng hoa chúc mừng.
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4 trên toàn quốc, có nơi nắng nóng trên 40 độ

Xã hội - Minh Nhật (t/h) - 19:24, 23/04/2024
Dự báo thời tiết dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5 cho thấy nắng nóng bao trùm cả nước.
Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Thành phố Cần Thơ được chọn tổ chức điểm Đại hội, đại biểu MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tin tức - Như Tâm - 19:20, 23/04/2024
Chiều 23/4, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP. Cần Thơ tổ chức Đại hội đại biểu nhiệm kỳ 2024 - 2029 (phiên trù bị). Đây là đơn vị được lựa chọn tổ chức Đại hội điểm MTTQ Việt Nam cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tham dự Đại hội có bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; các Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam: Trương Thị Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Dũng, cùng đại diện lãnh đạo của Ủy ban MTTQ Việt Nam các tỉnh, thành trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Lai Châu: Bắt giữ nhóm đối tượng lừa bán 1 kg vàng giả với giá 830 triệu đồng

Pháp luật - Minh Nhật (t/h) - 19:13, 23/04/2024
Tẩn Seo Lụ lên mạng xã hội mua 1 kg vàng giả với giá 5 triệu đồng, sau đó dàn dựng kịch bản để bán cho một người khác với giá 830 triệu đồng.
Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Cộng đồng doanh nghiệp ASEAN, gắn kết, tự cường và bền vững, nắm bắt thời cơ trong thời đại số

Thời sự - PV - 16:05, 23/04/2024
Tại Tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN – nơi có thể có hiệp định kinh tế số khu vực đầu tiên trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Thí sinh thử đăng ký dự thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ ngày 24-28/4

Giáo dục - T.Hợp - 13:30, 23/04/2024
Nhằm giúp học sinh làm quen với quy trình đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2024, hạn chế tối đa sai sót, nhầm lẫn, theo kế hoạch, từ ngày 24 - 28/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức cho thí sinh là học sinh lớp 12 thử đăng ký dự thi trực tuyến trên Hệ thống quản lý thi.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Đẩy mạnh hợp tác, sớm đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia lên tầm cao mới

Thời sự - PV - 13:15, 23/04/2024
Sáng 23/4, trong khuôn khổ Diễn đàn Tương lai ASEAN tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Retno Marsudi đang thăm chính thức Việt Nam.
Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Đầu tư đồng bộ trạm dừng nghỉ trên cao tốc để giảm nguy cơ tai nạn

Thời sự - PV - 11:20, 23/04/2024
Nêu thực tế lái xe chạy đường dài, chạy liên tục mà không dừng dễ căng thẳng, gây ra tai nạn, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh cần phải đầu tư một cách đồng bộ hệ thống trạm dừng nghỉ trên các tuyến cao tốc.
Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Lễ hội Puh Hơ Drih của dân tộc Ba Na

Media - BDT - 08:01, 23/04/2024
Lễ hội Puh Hơ Drih còn gọi là Lễ Cầu An, được đồng bào dân tộc Ba Na tổ chức với mong muốn nguyện cầu những điều bình an và may mắn. Theo truyền thống, mùa lễ hội của đồng bào các DTTS ở Tây Nguyên thường diễn ra từ vụ thu năm này sang mùa tỉa năm sau, khoảng từ tháng 11 đến tháng 12 dương lịch. Tuy vậy, lễ cầu an có khi được tổ chức trước lúc thu hoạch mùa màng nhằm xua đuổi rủi ro, xui xẻo và cầu mong những điều tốt lành cho dân làng.
Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa trong trường học

Media - Trọng Bảo - 07:53, 23/04/2024
Bên cạnh việc trang bị cho các em học sinh kiến thức theo chương trình giáo dục phổ thông, thời gian qua, các trường học vùng cao ở Lào Cai luôn quan tâm đến công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức của học sinh về văn hóa truyền thống các dân tộc. Thông qua nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo, đã giúp các em học sinh hiểu và tự hào hơn đối với văn hóa cộng đồng các dân tộc. Từ đó, giúp các em trở thành những "sứ giả” trong bảo tồn và quảng bá, phát huy giá trị văn hóa các DTTS.
Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Thanh Hóa cần sớm hỗ trợ kinh phí cho người dân tái định cư

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 07:48, 23/04/2024
Thực hiện quyết định 1776 của Thủ tướng về chương trình bố trí dân cư các vùng thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2020, tỉnh Thanh Hóa đã di chuyển được 1.138 hộ đến nơi an toàn. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn 145 hộ dân sống tại khu vực miền núi chưa được nhận tiền hỗ trợ tái định cư.