Cách đây hơn 30 năm, hàng nghìn hộ dân vùng dọc sông Đà thuộc các huyện Phù Yên, Bắc Yên, Mai Sơn, Mường La của tỉnh Sơn La đã phải di dời nhà cửa, bỏ ruộng vườn, nương rẫy để phục vụ xây dựng công trình thủy điện Hòa Bình.
Thời gian qua, các địa phương trên địa bàn huyện Lục Yên (Yên Bái) đã triển khai nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, mang lại thu nhập cao cho nông dân.
Bước chân vào thung lũng Chiềng Xôm, xã Chiềng Xôm, TP. Sơn La chúng tôi cứ ngỡ mình đi lạc, bởi giữa núi đồi điệp trùng là cả một cánh đồng hoa hồng bất tận. Những cánh đồng hoa ấy không chỉ tô điểm cho núi rừng Tây Bắc mà còn giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo và làm giàu.
Nhiều năm qua, anh Nguyễn Văn Mừng- thôn Cây Thị, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên (Yên Bái) đã thành công với mô hình trang trại chăn nuôi gà thương phẩm và gà giống, thu nhập trên 300 triệu đồng/năm.
Những ngày này, trở lại vùng đất Tân Ân anh hùng, chúng tôi đã chứng kiến sự “thay da đổi thịt” của xã bãi ngang nghèo nhất huyện Ngọc Hiển (Cà Mau).
Thời gian gần đây, những mô hình sản xuất xen canh nhiều loại cây trồng trên cùng diện tích nương rẫy đã mang lại thu nhập cao cho đồng bào DTTS huyện Vân Canh (Bình Định).
Từ vùng đất cằn cỗi, sỏi đá không thể phát triển được, người dân xã Ea Tir, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đăk Lăk đã chuyển hướng trồng sả để sản xuất tinh dầu. Nhờ đó mà nhiều hộ đã thoát nghèo, không ít hộ đã trở thành hộ khá giả với thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.
Thời gian qua, thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện Phù Yên (Sơn La) đã có nhiều hoạt động thiết thực trong việc giúp nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
Trồng màu trên đất mặn là mô hình không mới đối với nhiều nông dân ở huyện Phú Tân (Cà Mau). Bà con đã biết nắm bắt nhu cầu thị trường và tận dụng tốt lợi thế ở địa phương. Từ đó, trồng màu thật sự trở thành mô hình hiệu quả, là cách tốt nhất giúp người dân giảm nghèo và vươn lên khá giả.
Những năm gần đây, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Phước đẩy mạnh đầu tư phát triển mô hình tổ hợp tác trồng rau an toàn. Điển hình có Tổ hợp tác trồng rau an toàn tại xã Thanh Phú, thị xã Bình Long, mang lại hiệu quả và thu nhập ổn định cho nông dân.
Tốt nghiệp cao đẳng nghề, từng làm rất nhiều nơi, nhưng anh Hoàng Quốc Huy, ở phường Tứ Hạ (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế) đã từ bỏ công việc ở thành phố để về quê làm kinh tế trang trại. Với quyết tâm làm giàu, từ mô hình nuôi vịt trời, anh đã trở thành một điển hình về thanh niên trẻ tuổi đi đầu trong làm kinh tế.
Gia đình anh Hoàng Lão Sử, ở thôn Phố Mì là một trong những điển hình về thoát nghèo từ mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Tả Lủng, huyện Mèo vạc (Hà Giang). Năm 2015, gia đình anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách mua 5 con bò về nuôi. Sau khoảng 4-6 tháng nuôi vỗ béo, anh bán giá mỗi con bò là từ 25-30 triệu đồng.
Từ sự năng động, dám nghĩ dám làm, nhiều nông dân ở Lục Yên đã lựa chọn những hướng phát triển kinh tế mới, hiệu quả. Mô hình nuôi thỏ của anh Mông Thanh Tú, tổ dân phố 16, thị trấn Yên Thế, Lục Yên( Yên Bái) là một mô hình điển hình.
Hiện nay trên thị trường Tây Nguyên giá mít Thái đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, điều này khiến người trồng mít có thu nhập khá.
Nhờ có tiềm năng lớn về đất đai, sau khi nghiên cứu những giống cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, chính quyền xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã vận động người dân trồng một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh. Đây là những loại cây trái phát triển tốt, có giá trị kinh tế giúp người dân nâng cao thu nhập.
Nhận thấy cây sa nhân tím là loại cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân lại có giá trị kinh tế cao, nhiều năm qua, Phòng Nông nghiệp huyện Mường Tè (Lai Châu) đã chủ động hướng dẫn người dân các xã phát triển diện tích. Đến nay sau hơn 4 tháng qua công tác kiểm tra đánh giá của các cơ quan chuyên môn diện tích cây sa nhân trồng mới có tỷ lệ sống rất cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Gắn bó với nghề làm miến từ nhỏ, nhưng La A Nồng (dân tộc Sán Chỉ) ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) không nghĩ được, có một ngày mình trở thành chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất miến, được đem sản phẩm miến dong của quê hương giới thiệu với người tiêu dùng ở nhiều địa phương trong cả nước.
Những ngày này, đến một số bản làng ở xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) sẽ thấy những rừng hoa lê nở trắng núi đồi, hứa hẹn mùa quả bội thu. Cây lê Tai Nung được trồng tại đây 7 năm trước, đã thành cây xóa nghèo của nhiều bà con dân bản.
Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cây mía.
Xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có khoảng 125ha đất sản xuất lúa nước, nhưng do điều kiện khắc nghiệt, nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Do vậy, việc tìm kế sách giúp bà con giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống thời gian qua được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.