Gần 5 năm trở lại đây, ở Lạng Sơn thời tiết khá khắc nghiệt đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển đàn gia súc.
Thời gian qua, từ nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, nhiều gia đình sinh sống ở địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới đã vươn lên thoát nghèo. Một trong những kinh nghiệm được đúc kết là phải tích lũy thì mới thoát nghèo bền vững.
Thời gian qua, Quỹ hỗ trợ nông dân (HTND) các cấp đã trở thành nguồn vốn hiệu quả giúp nhiều hội viên ở huyện Lục Yên (Yên Bái) có điều kiện phát triển kinh tế.
Mặc cho nắng lửa, mưa dầu những rừng chuối bao bọc quanh nhiều buôn làng ở Tây Nguyên vẫn trải dài màu xanh.
Xã Kim Phú (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) hiện có trên 40 mô hình nông dân làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu lãi từ 100 đến 500 triệu đồng.
An Phú là một trong những xã còn nhiều khó khăn của huyện Mỹ Đức (Hà Nội). 70% dân số của xã là đồng bào dân tộc Mường, sinh sống từ nghề trồng lúa, chăn nuôi.
Hiện nay, nhiều nông dân tại xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) đã mạnh dạn tập trung chuyển đổi các loại cây trồng như bắp, đậu kém hiệu quả sang các loại cây có giá trị kinh tế cao.
Sự tham gia trực tiếp của bà con nông dân trong việc phục vụ du khách thông qua hoạt động du lịch cộng đồng đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đồng thời giúp cho người nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tại nhiều địa phương.
Sính Mí Pó sinh năm 1984, sống tại thôn Há Lìa, xã Sủng Thài (Yên Minh, Hà Giang) là người năng động phát triển kinh tế gia đình. Với mô hình tổng hợp (trồng cỏ, chăn nuôi bò vỗ béo, nuôi lợn đen, trồng rau sạch) cho thu nhập cao, anh đã trở thành tấm gương phát triển kinh tế cho bà con học tập.
Theo lời giới thiệu của ông Trương Trung Thành, Chủ tịch Hội Nông dân xã Động Quan, huyện Lục Yên (Yên Bái) chúng tôi tới thăm vườn chè của gia đình ông Trần Văn Nhi, thôn Đồng Cò, xã Động Quan. Đây là vườn chè được nhiều người dân trong thôn, trong xã đến học tập.
Những ngày này, bà con huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang vào vụ thu hoạch dứa với niềm vui được mùa, được giá. Bình quân 1ha dứa, bà con thu lãi khoảng 120 triệu đồng.
Trước đây, người dân trên địa bàn tỉnh Hà Giang chủ yếu phát triển kinh tế theo quy mô nhỏ lẻ, không có sự liên kết sản xuất, cho nên năng suất không cao, thị trường tiêu thụ bấp bênh. Nhằm tháo gỡ những khó khăn đó, các nhóm cùng sở thích được ra đời với sự giúp đỡ của các cấp chính quyền nhằm hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Người dân bản Cẩm Ly, xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) luôn dành cho chị Hồ Thị Thơi, người phụ nữ Vân Kiều nhiều tình cảm trân trọng. Chị là người phụ nữ có ý chí, nghị lực quyết tâm vượt qua khó khăn tìm hướng thoát nghèo, làm giàu cho gia đình; đồng thời sát cánh, chia sẻ cùng giúp bà con thoát được cảnh nghèo.
Sống, làm việc, cống hiến, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ mọi người…, đó là chân lý của những đảng viên đang sống và sinh hoạt trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị). Họ luôn là người gương mẫu, tiên phong đi trước trong các lĩnh vực, vận động, chia sẻ và giúp những người nghèo vươn lên trong cuộc sống.
Loài heo đen bản địa có sức đề kháng cao, ít bệnh, chi phí đầu tư thấp, lại bán với giá cao đang giúp nhiều hộ dân là đồng bào DTTS ở các buôn làng của tỉnh Đăk Lăk có thêm nguồn thu nhập, cải thiện cuộc sống.
Thời gian qua, mô hình nuôi ong lấy mật ở huyện Lục Yên (Yên Bái) đã giúp cho nhiều hộ dân có thu nhập cao. Ông Nguyễn Chí Long, thôn Cầu Vè, xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên (Yên Bái) là một điển hình như vậy.
Vài năm trở lại đây, bà con đồng bào dân tộc Raglai xã miền núi Phước Bình, huyện Bác Ái (Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi cây kém hiệu quả sang trồng giống bưởi da xanh.
Xã Tam Đình, huyện Tương Dương (Nghệ An) nằm cạnh vùng lòng hồ Khe Cớ của thủy điện Khe Bố. Tận dụng lợi thế này, thời gian qua, một số hộ dân ở xã Tam Đình đã đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng mang lại giá trị kinh tế cao.
Sau 17 năm khai phá đồi hoang, những giọt mồ hôi, công sức của lão nông Lò Văn Miên, bản Na Ten, xã Hua Thanh, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên đã được đền đáp bằng những trái ngọt. Hơn 10ha cam, bưởi, ao cá đã đem lại cho ông hàng tỷ đồng mỗi năm. Thương hiệu cam, bưởi ông Miên được người tiêu dùng tại Điện Biên ưa chuộng.
Khoảng 5 năm trở lại đây, cây dứa được nông dân huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên trồng trên diện tích hơn 60ha, tại các xã: Sa Lông, Na Sang, Mường Mươn… Quả dứa đã trở thành nguồn thu nhập chính cho nhiều hộ đồng bào dân tộc Mông, Thái nơi đây.