Ông Nguyễn Thanh Hải ở buôn Ea Kiêng, xã Ea Tar, huyện Cư M’gar, (Đăk Lăk) được nhiều người biết đến bởi tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi và thành công từ mô hình trồng sầu riêng, với thu nhập đạt 1,5 tỷ đồng mỗi năm.
Ông Hà Quốc Vượng, dân tộc Tày, xuất thân trong một gia đình thuần nông nghèo tại bản Chang, xã Nghinh Tường, huyện Võ Nhai (Thái Nguyên) đã trở thành tỷ phú nhờ áp dụng khoa học kỹ - thuật (KH-KT) vào sản xuất nông nghiệp theo mô hình kinh tế tập thể. Ông còn giúp nhiều bà con Nhân dân trong vùng phát triển kinh tế, và trở thành tấm gương sáng cho nhiều người noi theo.
Cây nho bám rễ trên đất Phan Rang (Ninh Thuận) từ lúc nào thì người nông dân ít khi biết đến. Họ chỉ biết rằng, muốn làm giàu phải trồng nho bởi lẽ, từ cây nho, nhiều người dân đã thay đổi cuộc đời.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng kỹ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi, cộng với sự cần cù, sáng tạo đã giúp những nông dân dân tộc Mông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm, trở thành những tấm gương điển hình trong phát triển kinh tế tại cổng trời Ea Lang, xã Cư Pui, huyện Krông Bông (Đăk Lăk).
Với quyết tâm làm giàu tại chính mảnh đất quê hương, ông Vù Seo Dế, sinh năm 1960, dân tộc Mông, ở thôn Làng Mới, xã Bản Phố, huyện Bắc Hà (Lào Cai) đã gây dựng mô hình trồng rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP, cho thu nhập gần trăm triệu đồng mỗi năm.
Với mô hình kinh tế tổng hợp… nông dân Dương Văn Tạo ở ấp Chòm Chuối, xã Phước Hưng, huyện Trà Cú (Trà Vinh) đã có thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Từ thành công của gia đình, ông đã không ngần ngại sẻ chia kinh nghiệm và hướng dẫn, phổ biến kiến thức sản xuất, kinh doanh của mình cho người dân địa phương, giải quyết việc làm cho hàng chục lao động.
Thời gian qua, nhiều hộ nông dân ở hai huyện Tân Yên và Yên Thế (Bắc Giang) đã chuyển từ nuôi lợn sang nuôi dê vỗ béo, với quy mô từ vài chục đến vài trăm con, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau khi bị ảnh hưởng nặng nề của đợt dịch tả lợn châu Phi, hiện đời sống của người dân dần ổn định.
Từng là hộ nghèo, cuộc sống gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn nhưng với nghị lực, ý chí dám nghĩ dám làm, ông Hồ Ngọc Trai ở thôn Xung Phong, xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, phát triển hiệu quả mô hình trồng cây lâm nghiệp, qua đó từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên làm giàu chính đáng.
Trần Quốc Linh, Bí thư đoàn thị trấn Quảng Phú, là một trong những điển hình trong phong trào thanh niên phát triển kinh tế của huyện Cư M’gar (tỉnh Đăk Lăk).
Tận dụng diện tích mặt nước lòng hồ thủy điện, huyện Mường La, tỉnh Sơn La đã triển khai mô hình nuôi cá tầm. Điểm nuôi chính đặt tại bản Lả Mường, xã Mường Trai với diện tích trên 2ha mặt nước. Mỗi năm, từ đây cung ứng ra thị trường khoảng 50 tấn cá thương phẩm.
Sinh ra và lớn lên ở vùng quê đặc biệt khó khăn, ông Hoàng Văn Chung (sinh năm 1964), người Cao Lan ở thôn Phú Nhiêu, xã Phú Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cũng từng phải vật lộn trong cuộc mưu sinh. Thế nhưng, không cam chịu cuộc sống khó khăn, ông đã vươn lên trở thành tỷ phú với doanh thu hằng năm hơn 14 tỷ đồng.
Vợ chồng anh Nguyễn Văn Hùng và chị Trần Thị Hằng ở thôn 1, xã Cư Đrăm (Krông Bông- Đăk Lăk) là hộ nông dân điển hình trong phát triển kinh tế. Từ hai bàn tay trắng, anh chị đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ cây dứa trên vùng đồi dốc.
Những người dân ở Cầu Ðất (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng)- một vùng vốn nổi tiếng từ lâu về cà phê - đã làm tăng thêm giá trị của loại cây trồng truyền thống này bằng một sản phẩm độc đáo và mới lạ: trà Cascara làm từ vỏ quả cà phê.
Từng trải qua nhiều cương vị như Chi Hội trưởng Nông dân kiêm Phó Ban thôn; Trưởng Ban Công tác Mặt trận thôn; Chi Hội trưởng Người Cao tuổi, ông Đinh Văn Trí (73 tuổi, dân tộc Cơ-tu) luôn được bà con thôn Phú Túc, xã Hoà Phú, huyện Hoà Vang (TP. Đà Nẵng) quý mến. Bởi, ông không chỉ là một người giỏi làm ăn mà còn đem lại sự đoàn kết, no ấm cho bà con.
Nằm sâu trong cánh rừng già Tây Côn Lĩnh, địa bàn hiểm trở, cuộc sống của nhiều hộ đồng bào DTTS vẫn còn vất vả, khó khăn. Thế nhưng, cũng từ vùng đất gian khó này, có một người đàn ông quyết không cam chịu số phận. Từ đôi bàn tay trắng, ông đã vươn lên trở thành tỷ phú vùng cao. Ông là Đặng Văn Minh, dân tộc Dao, bản Lùng Tám, xã Cao Bồ , huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Đến Nà Bó 1, xã Mường Sang, huyện Mộc Châu (Sơn La) ai cũng sẽ được nghe kể câu chuyện về gia đình ông Phó trưởng bản Vì Văn Lít, dân tộc Thái, người được bà con đề cao về mô hình kinh tế từ cây mận trở thành tỷ phú. Đặc biệt ông là người “kéo” bà con thôn bản cùng thoát nghèo từ thay đổi tư duy về phát triển kinh tế.
Với khát khao làm giàu cháy bỏng, anh Giàng A Chinh ở bản Nậm Lộng, xã Hang Chú, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La đã mạnh dạn trồng cây sơn tra (cây táo mèo) để thoát nghèo. Anh Chinh trở thành một trong 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2018 được tôn vinh nhờ những đóng góp tiêu biểu cho sản xuất nông nghiệp, xây dựng và phát triển nông thôn.
Sau khi nhận Giải thưởng Nông dân tiêu biểu, xuất sắc toàn quốc năm 2018, từ Hà Nội trở về, biết chúng tôi đến tìm gặp, anh vui vẻ tiếp chuyện với phong cách rất “hai lúa”. Anh tên Nghiêm Đại Thuận, dân tộc Hoa, 42 tuổi, ngụ tại xã Đức Mỹ, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh, là nông dân duy nhất của tỉnh nhận giải thưởng cao quý năm nay.
Từ cuối năm 2016, xã Cường Lợi, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) được chọn để thực hiện mô hình điểm giảm nghèo của tỉnh với mô hình chăn nuôi lợn thịt. Đây là cơ hội không nhỏ để người dân tham gia mô hình thoát nghèo, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 9,73%.
Cách đây hơn 20 năm, anh Hoàng Văn Xứng (ảnh), dân tộc Tày, ở thôn 3-Khe Báng, xã Đại Lịch (Văn Chấn, Yên Bái) vay 3 triệu đồng từ nguồn vốn hỗ trợ người nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, rồi theo bạn bè đi buôn trâu. Sau 5 năm, khi đã tích cóp được chút vốn liếng, anh tìm mua được gần 1ha đất nằm lọt thỏm giữa những quả đồi cao hút tầm mắt, với giá 5 triệu đồng. Anh quyết định trồng cam, phát triển kinh tế gia trại.