Cà phê là một cây công nghiệp chủ lực của nước ta, vào thời điểm thời tiết nóng ẩm dễ phát sinh nhiều loại bệnh gây hại cho cây. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, nếu phòng trị bệnh theo các phương pháp sau, bà con sẽ hạn chế được những rủi ro khi trồng cây cà phê.
Năm 1984, anh Anh Nguyễn Xuân Đoàn, sinh năm 1966, quê ở xã Quang Khải, huyện Tứ Kỳ (Hải Dương) rời quê hương vào thôn Đắk Bình, xã Đắk Ngọc, huyện Đắk Hà (Kon Tum) lập nghiệp. Trên quê hương mới, anh đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế trang trại tổng hợp.
Từ hộ nghèo, nhờ mạnh dạn vay vốn Ngân hàng Chính sách xã hội, lại tích cực học hỏi kinh nghiệm làm ăn, áp dụng vào thực tế phát triển mô hình kinh tế vườn - ao - chuồng - rừng (VAC-R) hiệu quả, gia đình ông Bàn Văn Lạc, 60 tuổi, dân tộc Dao, ở thôn Trì Thượng xã Trì Quang huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã vươn lên khá giả.
Dịch tả là loại bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus lây lan nhanh trên vịt. Bệnh gây thiệt hại lớn do tỷ lệ chết cao và làm giảm sản lượng trứng nếu không xử lý kịp thời và đúng cách. Vì vậy, để nhận biết bệnh dịch tả trên vịt và cách phòng, chống hiệu quả, bà con cần phát hiện sớm các triệu chứng bệnh, để kịp thời chăm sóc đàn vịt và có cách xử lý khi vịt bị bệnh.
Câu chuyện của anh nông dân nghèo Tô Quang Dần bên hồ Cây Đa, thôn Đoàn Tùng, xã Đông Phú, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang trở thành tỷ phú là một nguồn động lực, cảm hứng khởi nghiệp, làm giàu cho người dân miền núi.
Với ý chí và quyết tâm không chịu đói nghèo, người nông dân dân tộc Mông, ông Sùng Diu Sì (thôn Vĩnh Sơn, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) đã tiên phong đưa cây ăn quả đặc sản về trồng trên đất đồi rừng, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Cá chép giòn là giống cá có giá trị kinh tế cao. Để nuôi cá chép giòn thành công không quá khó, tuy nhiên để cá xuất bán thực sự đạt độ giòn, chất lượng tương xứng với giá trị kinh tế, thì điều quan trọng là bà con phải nắm vững kỹ thuật nuôi. Dưới đây là các bước quy trình kỹ thuật nuôi cá chép giòn mang lại hiệu quả cao mời bà con tham khảo.
Thời gian gần đây, tình trạng dịch viêm da nổi cục (VDNC) trên đàn gia súc tại địa bàn huyện Mèo Vạc (Hà Giang) diễn biến khá phức tạp, hiện các địa phương, cán bộ chuyên ngành đang tập trung hỗ trợ, khuyến cáo nông dân thực hiện nhiều giải pháp phòng ngừa dịch bệnh, giảm thiệt hại.
Những năm qua, Quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh Phú Thọ đã trở thành địa chỉ tin cậy, trợ giúp hàng nghìn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh có điều kiện phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, từng bước nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững tại nhiều địa phương.
Quy trình nhân giống cây Sâm đá bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật đi từ giai đoạn tạo nguồn mẫu ban đầu đến giai đoạn nuôi cấy ra rễ tạo cây hoàn chỉnh. Phương pháp này cho phép sản xuất được một số lượng cây giống lớn trong thời gian ngắn, chất lượng cây đồng đều, đáp ứng nhu cầu ươm tạo giống cây Sâm đá hiện nay.
Thời tiết mưa bão ảnh hưởng lớn đến sức khỏe đàn vật nuôi, vì vậy cần phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi trước và trong mùa mưa bão. Khi thời tiết mưa, bão không những gây khan hiếm nguồn thức ăn mà còn dễ phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm. Mặt khác khi mưa to có thể gây ngập úng cục bộ hoặc lụt trên diện rộng tạo cơ hội phát tán mầm bệnh. Sau đây xin giới thiệu với bà con một số biện pháp phòng chống như sau:
Bệnh Marek ở gà do nhà khoa học Hungary phát hiện năm 1907. Ở Việt Nam, bệnh Marek ở gà xuất hiện vào năm 1978 với tên gọi Teo chân gà, ung thư gà, hội chứng khối u…
Đông trùng hạ thảo là loại dược liệu quý, hiệu quả kinh tế cao nhưng rất khó nuôi trồng. Để trồng đông trùng hạ thảo hiệu quả bà con cần nuôi trồng theo quy trình khép kín từ khâu phân lập, lai tạo chủng giống. Sau đó nhân sinh khối, đưa vào nuôi trồng, thu hoạch và bảo quản nhằm giữ được chất lượng tốt nhất. Quá trình nuôi trồng được tiến hành theo 4 giai đoạn sau mời bà con tham khảo.
Vào mùa mưa bão, nhiều hộ gia đình nuôi trồng thủy sản gặp nhiều vấn đề khó khăn trong việc bảo vệ và chăm sóc thủy sản. Nếu không có những biện pháp kịp thời khắc phục, thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản sẽ là rất lớn. Sau đây là một số lưu ý về quản lý môi trường ao nuôi trong mùa mưa bão cho bà con nông dân.
Ông Giàng Seo Giáo, 54 tuổi, dân tộc Mông ở thôn Lả Gì Thàng, xã Tả Văn Chư là người tiên phong trong phong trào nông dân sản xuất giỏi tại huyện Bắc Hà (Lào Cai). Với mô hình phát triển kinh tế trang trại tổng hợp vườn- chuồng- rừng đã phát huy hiệu quả cao, đem lại nguồn thu nhập lớn cho gia đình.
Trồng dâu nuôi tằm là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công ở các xã vùng cao biên giới huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Nhiều hộ gia đình ở các xã Cô Ba, Hồng Trị, Bảo Toàn (Bảo Lạc) đã có thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu đồng nhờ trồng dâu nuôi tằm. Hiệu quả từ cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng thành công đã làm cho cuộc sống của đồng bào các dân tộc địa phương đổi thay từng ngày.
Những năm qua, hưởng ứng phong trào phụ nữ học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, nhiều hội viên phụ nữ người Pa Kô, Bru - Vân Kiều trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã nỗ lực vượt khó làm giàu từ tiềm năng, lợi thế của quê hương. Chị Hồ Thị Hoa ở thôn Xa Đưng, xã Hướng Việt, huyện Hướng Hóa là một điển hình như thế.
Tại xã Thuận Thới, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có một mô hình chăn nuôi khép kín trùn quế - bò Pháp - lục bình (gọi tắt là T - B - L) của người thanh niên trẻ Nguyễn Văn Thảo, 31 tuổi mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Từ một hộ gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, ông Nguyễn Văn Chung, dân tộc Sán Dìu, ở thôn Đồng Giếng, xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ mô hình kinh tế tổng hợp. Đây cũng là mô hình tiêu biểu của đồng bào dân tộc Sán Dìu làm kinh tế giỏi được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cùng Đoàn công tác của Chính phủ đến thăm tháng 7/2020 nhân dịp Đoàn công tác làm việc tại tỉnh Vĩnh Phúc.
Những năm gần đây, người dân bản Chiềng Ban, xã Tú Nang, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã lựa chọn các loại dưa lê, dưa bở vào trồng trên diện tích đất ruộng 1 vụ. Cây trồng này đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực, giúp nhiều hộ nông dân thoát nghèo .