Vợ chồng ông Giàng Seo Lự, Cư Thị Chá, dân tộc Mông, sinh sống trên đỉnh núi Phiêng Mu, thôn Cao Đường, xã Yên Thuận, huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) từ năm 2006. Giữa nơi đại ngàn, không đường, không điện, không sóng điện thoại, tưởng chừng sẽ khiến vợ chồng ông chìm sâu trong lạc hậu, đói nghèo. Thế nhưng, với sự cần cù, chăm chỉ, sáng tạo trong lao động, sản xuất, vợ chồng ông đã viết lên câu chuyện vượt khó, trở thành hộ gia đình triệu phú, thu nhập gần 200 triệu đồng/năm.
Những năm gần đây, nhờ việc tận dụng diện tích đất vườn, đồi và chủ động thay thế những loại cây ăn quả đã già cỗi, nhiều hộ dân ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) đã phát triển diện tích trồng cây bưởi Diễn, cho hiệu quả kinh tế cao.
Mới đây, theo đoàn công tác của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đến huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang để chia sẻ một số chương trình khuyến nông cho nông dân. Chứng kiến cảnh khoảng 200 người dân có mặt từ rất sớm đợi đoàn công tác, chúng tôi cảm nhận hơn về vai trò, tầm quan trọng của công tác khuyến nông trong việc thay đổi thói quen sản xuất, phát triển kinh tế của người dân.
Sau 10 năm đi lao động hợp tác tại Nhật Bản, anh Lê Minh Hiếu (SN 1981) đã từ chối cơ hội được định cư với mức thu nhập bình quân 80 triệu đồng/tháng cùng nhiều ưu đãi khác để trở về lập nghiệp trên chính quê hương Vĩnh Long. Mang những kiến thức khoa học tiên tiến về áp dụng vào mô hình nuôi lươn không bùn và đã đem lại thu nhập cao cho gia đình, giải quyết việc làm ổn định cho hàng chục lao động tại địa phương.
Đồng bào dân tộc Mông ở huyện vùng cao Bắc Hà (tỉnh Lào Cai) vừa có thêm vụ thu hoạch cây dược liệu thắng lợi, tạo đà để huyện thực hiện kế hoạch mở rộng diện tích lên đến 100ha. Bằng sự nỗ lực từ phía chính quyền và mỗi người dân đã và đang mở ra những tiền đề quan trọng cho việc phát triển cây dược liệu trên cao nguyên Bắc Hà, góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân.
Nhận thấy mô hình trồng nho cảnh trong chậu đem lại hiệu quả kinh tế cao, anh Lê Ngọc Cường, Giám đốc Hợp tác xã A8 (HTXA8), xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận đã mạnh dạn đầu tư vốn mở rộng sản xuất. Hiện nay, vườn nho cảnh của HTXA8 được xem là mô hình trồng nho cảnh có quy mô lớn và hiệu quả cao nhất tại địa phương.
Cái rét căm căm ở lưng chừng Phu xai lai leng, nơi có độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển như bị đẩy lùi bởi những nương gừng nồng cay đang vào độ thu hoạch. Gừng xóa nghèo, gừng làm nhà, gừng mua xe… và gừng đang là cây làm giàu.
Mắt ghép được lấy từ đảo JeJu – Hàn Quốc, thân chủ là cây chanh ba lá của Thái Lan, giống quýt đặc biệt ấy đang “lấp lá” trên đất Quỳ Hợp – Nghệ An. Chủ nhân của vườn quýt chưa chính thức đặt tên, còn tôi thì gọi đó là giống quýt đa quốc gia.
Những năm gần đây, xã Văn Lang, huyện Hạ Hòa được coi là “vựa” bí đao của tỉnh Phú Thọ. Nhờ vào những lợi thế về thổ nhưỡng, khí hậu và thị trường, huyện Hạ Hòa đã triển khai dự án hỗ trợ xây dựng thương hiệu bí xanh theo tiêu chuẩn VietGap ở địa phương này và đã đạt được những kết quả khả quan.
Đến thăm quan trang trại chăn nuôi gà thả vườn của gia đình anh Vũ Văn Bắc (SN 1983) và chị Trương Thị Thanh Tâm (SN 1984) thôn Thiết Xá, xã Cam Chính, huyện Cam Lộ (Quảng Trị), chúng tôi rất khâm phục với ý chí vươn lên làm giàu chính đáng của đôi vợ chồng trẻ với mô hình chăn nuôi gà thả vườn.
Trong lúc bà con tập trung trồng mía, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy đường thì anh Trần Xuân Sơn ở thôn Nghĩa Nhân, xã Nghĩa Hưng, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) lại rẽ theo hướng khác: Nuôi gà. Và, anh đã mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật để đàn gà đẻ… trứng “vàng”.
Tôi nắm chặt tay vào hai bên mép ghế, kệ bác tài vật lộn với chiếc xe bán tải 2 cầu, khói đen lẫn với mây, mù mịt cả những khúc cua tay áo. Huồi Cọ dần hiện ra trước mắt, một cảm giác háo hức đến khó tả trong tôi. Huồi Cọ - nơi có những người Mông hay lam, hay làm, không cam chịu đói nghèo, người tàn tật cũng vươn lên làm giàu…
Đôi sinh viên người Tày Triệu Thị Thuy và Hoàng Văn Núi từng tốt nghiệp loại khá, khoa Lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và có việc làm ổn định tại Trung tâm Giống cây trồng của Trường. Tại đây, họ đã nên duyên vợ chồng và quyết định trở về quê hương mang theo bao hoài bão, khát vọng tuổi trẻ. Nay, cơ nghiệp của gia đình kỹ sư Triệu Thị Thuy và Hoàng Văn Núi ở thôn Đống Đa 2, xã Thượng Nông, huyện Na Hang (Tuyên Quang) là một vườn ươm với hàng vạn cây giống. Bên cạnh đó, Hoàng Văn Núi còn là Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Thượng Nông giúp bao tiêu sản phẩm nông sản cho người dân.
Năm 2020, toàn tỉnh Khánh Hòa có 39 sản phẩm được định hướng đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã phường một sản phẩm (OCOP). Đây là những sản phẩm thế mạnh của các địa phương, đang cần được các chủ thể sản xuất quan tâm nâng cao chất lượng.
Trong khi ngành chăn nuôi lợn cả nước nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn, trang trại lợn của chị Lường Thị Hoa, dân tộc Thái, ở bản Mường Kham, xã Mường Chùm, huyện Mường La (Sơn La) vẫn có doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Cứ vào tháng 6 hằng năm, loài cây sú vẹt ở những cánh rừng ngập mặn huyện Kim Sơn (Ninh Bình) lại nở hoa trắng cả một vùng trời. Mùa hoa sú vẹt nở cũng là lúc thợ nuôi ong ở các nơi đổ về Kim Sơn, để thu hoạch loại mật duy nhất được khai thác từ loại cây mọc ngoài biển.
Thay vì đến các trung tâm hay các trại nấm để học nghề, chị Trần Thị Dơn ở thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh (Gia Lai) lại thành công bằng việc học trồng nấm qua mạng Internet. Chị đang là điển hình kinh tế tại địa phương, với nguồn thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Năm 2019, anh Hà Văn Thú, thôn Đồng Giang, xã Đồng Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) một đảng viên người công giáo, vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong phong trào “Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”.
Xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang) có độ cao trên 1.000m so với mặt nước biển, nơi được mệnh danh là “biển mây” của người Dao vùng lòng hồ thủy điện. Cùng với những sản phẩm đã nổi tiếng trước đó như chè shan tuyết, rau trái vụ… cây lê đang được kỳ vọng là sản phẩm mới làm giàu cho người dân.
Ở tỉnh Bắc Kạn, dong riềng được xem là cây chủ đạo phát triển kinh tế của người dân. Từ một người đi xay bột dong thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống gia đình, chị Triệu Thị Tá dân tộc Dao, ở thôn Nà Viễn, xã Yến Dương, huyện Ba Bể (Bắc Kạn) đã tự thành lập được cơ sở sản xuất miến dong với thương hiệu mang tên mình, cho doanh thu hàng năm lên tới hàng trăm triệu đồng.