Huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) có 2/3 diện tích đồi núi, chủ yếu đồi cỏ tranh. Nhiều hộ nông dân trên địa bàn đã biến khó khăn thành lợi thế phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc hiệu quả, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững
Với tâm niệm học Bác từ những việc làm nhỏ nhất, thiết thực nhất, những năm qua, ông Triệu Văn Sượi, tổ dân phố bản Ten (phường Pú Trạng, thị xã Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái) đã đẩy mạnh thi đua lao động sản xuất, tích cực tham gia công tác xã hội, góp sức đưa phường Pú Trạng ngày càng phát triển.
Là người con của dân tộc Phù Lá ở xã Nậm Đét, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai, trải qua nhiều vị trí công tác, chị Sùng Phà Sủi (SN 1964) là người luôn tìm tòi những mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả, giúp người dân trong xã cải thiện cuộc sống.
Những năm qua, phòng giao dịch NHCS huyện Đà Bắc (Hòa Bình) đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, đáp ứng nguồn vốn vay ưu đãi cho nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách.
Trên địa bàn huyện Ðình Lập (Lạng Sơn) từ lâu đã có các loại cây dược liệu mọc tự nhiên dưới tán cây rừng. Do nhu cầu về dược liệu ngày càng tăng, việc khai thác nguồn cây dược liệu thường diễn ra bừa bãi, không chú ý đến khả năng tái sinh nên nhiều loại cây dược liệu có nguy cơ bị tuyệt chủng.
Từ một vùng ruộng trũng sình lầy kém hiệu quả, anh Quảng Ngọc Nhiên (SN 1987, dân tộc Chăm ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) đã mạnh dạn chuyển đổi sang mô hình trồng sen kết hợp với du lịch. Cách làm này đã giúp cho gia đình anh có thu nhập khá.
“A Dựng chăm chỉ lắm, lúc nào cũng cùng với vợ chăm sóc từng gốc chè trên đồi thôi”, đó là câu nhận xét của ông Vàng A Sự, Phó Chủ tịch UBND xã Bản Liền, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai khi giới thiệu với chúng tôi về gương sáng Vàng A Dựng, sinh năm 1981, dân tộc Tày.
Từ nhiều vùng đất khác nhau của Quảng Trị, Nam Định, những nông dân chăm làm lụng mang theo khát vọng làm giàu đến vùng đất mới Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để biến những mảnh đất cằn, những quả đồi trọc thành tiền tỷ. Cuộc sống có lúc nhọc nhằn nhưng nghĩa tình chan hòa với đồng bào DTTS tại địa phương như nguồn cổ vũ để họ cùng nhau vượt mọi gian nan.
Từng thất bại rất nhiều lần khi thực hiện các dự án đầu tư nông nghiệp, trên mảnh đất trồng tiêu nhưng không hiệu quả, gia đình chị Trần Thị Dơn (thôn Lương Hà, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) vẫn không nản chí với quyết tâm thử nghiệm trồng nấm. Bắt đầu chỉ với 20 triệu đồng, tự học và tiếp thu kinh nghiệm, đôi vợ trồng trẻ đã biến mô hình trồng nấm của mình thành một nơi hái ra tiền, với thu nhập mỗi năm hơn nửa tỷ đồng.
Trong những năm qua, phong trào thi đua lao động sản xuất kinh doanh giỏi trên địa bàn huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) lan rộng khắp các hộ gia đình. Qua đó, đã xuất hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế theo hướng trang trại chăn nuôi khép kín cho thu nhập cao và ổn định. Mô hình nuôi vịt đẻ siêu trứng của anh Nguyễn Văn Dương ở thôn Lương Yến, xã Lương Ninh là một điển hình.
Đầu tư hàng 100 triệu đồng, thuê quả đồi cằn cỗi trên đỉnh Mã Pì Lèng (cung đèo nằm trên con đường Hạnh Phúc, nối huyện Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) để trồng hoa, chàng trai Ma Hoàng Sơn, dân tộc Tày (sinh năm 1989) đã khiến nhiều người ngỡ ngàng với quyết định của mình. Từ sự liều lĩnh ấy, đến nay vườn hoa của Ma Hoàng Sơn đã trở thành một điểm dừng chân không thể bỏ qua của du khách mỗi khi đến với Hà Giang.
Với 4,5ha dâu và nuôi tằm, từ đầu năm 2018 đến nay, gia đình ông Vũ Xuân Trường, ở thôn Đạ Mul, xã Đạ K’nàng, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng thu lợi nhuận bình quân 200 triệu đồng mỗi tháng. Đây cũng là mô hình trồng dâu nuôi tằm có quy mô lớn nhất huyện Đam Rông hiện nay.
Mấy năm trở lại đây, đời sống kinh tế của bà con DTTS ở tỉnh Bắc Giang ngày một khấm khá. Trên địa bàn xuất hiện nhiều cách làm hay của bà con cần được nhân rộng.
Ông Tráng A Sử là một trong những Người có uy tín tiêu biểu ở bản Chan II, xã Mường Đăng, huyện Mường Ảng (Điện Biên), mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Đồng thời bằng sự ảnh hưởng của mình, ông Tráng A Sử còn giúp cho nhiều hộ gia đình trong bản học và làm theo.
Khoảng 10 năm trở lại đây, cây quế đã được người dân xã Trúc Lâu, huyện Lục Yên (Yên Bái) đưa vào trồng và phát triển thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao, giúp giảm nghèo bền vững.
Những năm gần đây, nhiều nông dân trong huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã đầu tư cải tạo vườn tạp, vườn đồi chuyển sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đó giúp bà con nâng cao thu nhập, vươn lên làm giàu trên chính quê hương.
Từ nhiều năm nay, ở xã Đăk Mar, huyện Đăk Hà (Kon Tum), mô hình “Hai biết, hai hỗ trợ” đã hoạt động hiệu quả để giúp phụ nữ cùng nhau thoát nghèo. Đây là sáng kiến của Chi hội Phụ nữ thôn 4, xã Đăk Mar.
Những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh Lai Châu, việc phát triển cây chè đã góp phần thay đổi tập quán, tư duy canh tác của đồng bào các dân tộc.
Gia đình anh Nguyễn Phùng Hưng, 42 tuổi, ở khu phố Phước Hòa, phường Tân Thiện, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước trồng bưởi da xanh trên 4 sào đất, mỗi năm cho thu nhập hơn 400 triệu đồng.
Những năm gần đây, đàn bò sữa ở Ba Vì (Hà Nội) phát triển cả về chất và lượng. Nhiều hộ dân cũng vươn lên làm giàu nhờ đàn bò sữa.