Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Thiêng liêng lễ tế trời đất trên đỉnh núi Ngũ Nhạc

Thanh Thuận - 00:23, 27/02/2024

Ngày 26/2 (17 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban Tổ chức Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) năm 2024 long trọng tổ chức Lễ tế trời đất trên núi Ngũ Nhạc, cầu cho quốc thái dân an.

Các nhà sư cùng đại biểu và Nhân dân làm lễ dâng hương, tế trời đất cầu quốc thái dân an
Các nhà sư cùng đại biểu và Nhân dân làm lễ dâng hương, tế trời đất cầu quốc thái dân an

Núi Ngũ Nhạc thuộc xã Lê Lợi, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nằm ở phía Đông Bắc của khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Lễ tế trên núi Ngũ Nhạc là nghi lễ đã có từ lâu đời mang ý nghĩa cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, quốc thái dân an. Đây là một trong những nghi lễ quan trọng đã được phục dựng thành công từ nhiều năm nay, là nét riêng có, đặc trưng của Lễ hội mùa Xuân Côn Sơn - Kiếp Bạc. Hằng năm, lễ tế thu hút đông Nhân dân, du khách thập phương tham dự.

Theo truyền thuyết, Ngũ Nhạc là mạch núi thiêng ở Côn Sơn. Đây là vùng đất phúc, nơi ngự của Phật, Thánh và các vị thần tiên cai quản việc cát, hung, họa, phúc của muôn loài. Ngũ Nhạc gồm 5 ngọn núi thiêng tượng trưng cho 5 phương, tương ứng với các hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trên mỗi đỉnh núi đều có miếu thờ các vị thần: Đông Nhạc Thiên Tề Đại Vương Nhân Thánh Đế Quân ở phương Đông, Kim Thiên Thuận Thánh Đế Quân ở phương Tây, Ty Thiên Chiêu Thánh Đế Quân ở phương Nam, An Thiên Nguyên Thánh Đế Quân ở phương Bắc và Trung Thiên Sùng Thánh Đế Quân ở Trung tâm.

Thuở xưa, mỗi khi đất nước có ngoại xâm, giặc dã, bệnh dịch, hạn hán mất mùa… triều đình cử các quan về Ngũ Nhạc tế lễ trời đất cầu cho quốc thái dân an. Các triều đại mỗi khi vua đăng cơ lên ngôi đều về Ngũ Nhạc lễ trình kính cáo trời đất.

Lãnh đạo tỉnh Hải Dương phát tặng ngũ cốc cho các đoàn thể, nhân dân và du khách thập phương sau lễ tế.
Lãnh đạo tỉnh Hải Dương phát tặng ngũ cốc cho các đoàn thể, nhân dân và du khách thập phương sau lễ tế

Tại Lễ tế trời đất, theo nghi thức truyền thống, dẫn đầu đoàn tế lên núi là đội lân, bát âm, chiêng trống và tiếp nối là đại biểu, Nhân dân và du khách.

Đoàn lễ tập trung ở chân núi Ngũ Nhạc để lên các miếu Bắc Nhạc, Trung Nhạc, Tây Nhạc, Đông Nhạc và miếu Nam Nhạc làm lễ. Tâm điểm là lễ tế trời, đất ở miếu Trung Nhạc. Tại đây, lễ tế diễn ra theo nghi thức cổ truyền. Sau khi đại diện lãnh đạo các cấp làm lễ dâng hương, đại diện Giáo hội Phật giáo tỉnh Hải Dương tiến hành làm lễ ngũ phương và tuyên chúc văn.

Kết thúc là nghi thức phát ngũ cốc (thóc, ngô, đỗ, lạc, vừng) cho 12 huyện, thị xã, thành phố, các sở, ban, ngành cùng Nhân dân và du khách. Tại nghi lễ tế trời đất, ngũ cốc là vật phẩm linh thiêng dâng lên cúng tế Phật, thánh, trời, đất, tổ tiên… để tạ ơn và cầu quốc thái dân an, mùa màng tươi tốt. Ngũ cốc được phát cho Nhân dân, du khách về làm giống gieo trồng với mong ước vạn vật sinh sôi nảy nở, mùa màng bội thu, muôn dân no ấm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Đặc khu Lý Sơn và câu chuyện trồng rừng

Môi trường sống - Trần Đình Quang - 8 phút trước
Sau sắp xếp, tỉnh Quảng Ngãi sẽ còn 56 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có một đơn vị mới là Đặc khu Lý Sơn. Với diện tích hơn 10 km², dân số trên 22.000 người, hòn đảo tiền tiêu này được kỳ vọng trở thành đặc khu phát triển xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên, để Lý Sơn thực sự "cất cánh", bài toán trồng, bảo vệ và phục hồi rừng cây vốn từng bao phủ các ngọn núi và vùng ven biển đảo cần được đặt lên hàng đầu.
Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo Quảng Trị nhận Bằng khen của Trung ương Hội LHPN Việt Nam

Gương sáng - Khánh Ngân - 11 phút trước
Bà Hồ Thị Minh - Đại biểu Quốc hội, Phó Giám đốc phụ trách sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Quảng Trị, vừa vinh dự được Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam khen thưởng và biểu dương vì thành tích tiêu biểu trong quá trình triển khai, thực hiện Dự án 8.
Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Phát hiện, trục vớt khối lượng lớn bom, đạn gần cầu Hòa Bình

Xã hội - Minh Nhật - 12 phút trước
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Hòa Bình đã phát hiện, trục vớt một lượng lớn vật nổ sót lại sau chiến tranh tại khu vực lòng sông Đà, gần chân cầu Hòa Bình (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, Tp. Hòa Bình).
Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á

Media - BDT - 31 phút trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 20/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Hà Nội là điểm đến văn hóa, nghệ thuật hàng đầu châu Á. Công nhận 108 “hóa thạch sống” ở Lâm Đồng là Cây di sản Việt Nam. Bảo tồn di sản ở Bản Cuôn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Gia Lai có số ca tử vong do bệnh dại cao nhất cả nước

Sức khỏe - Ngọc Thu - 49 phút trước
Ngày 20/5, tại thị trấn Chư Ty (huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai), Sở Y tế tỉnh Gia Lai phối hợp với chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tổ chức Lễ mít tinh phòng - chống bệnh dại năm 2025.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Gia Lai: Chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em

Giáo dục - Ngọc Thu - 49 phút trước
Ngày 20/5, UBND tỉnh Gia Lai đã có văn bản gửi các sở, ngành về việc chấn chỉnh đạo đức nhà giáo, tăng cường công tác bảo vệ trẻ em và phòng chống xâm hại học đường.
Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ưu tiên đầu tư phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 51 phút trước
Với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719), trong thời gian qua, các địa phương đã tích cực, chủ động bố trí nguồn lực, thực hiện việc đối ứng ngân sách để đầu tư phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Qua đó góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân khu vực miền núi, vùng cao.
Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thủ tướng: Khởi công tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng vào ngày 19/12/2025

Thời sự - PV - 2 giờ trước
Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.
Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Khoán bảo vệ rừng ở Bình Thuận: Vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Thư - 2 giờ trước
Từ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Bình Thuận đã triển khai hiệu quả chính sách hỗ trợ khoán bảo vệ rừng. Chính sách này đã mang lại lợi ích “kép”, vừa giữ rừng, vừa tăng sinh kế cho đồng bào DTTS.
Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông

Media - BDT - 2 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cồng chiêng. Kiệt tác giữa đại ngàn Pù Luông. Người Dao Nặm Đăm làm du lịch thời 4.0. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.