Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Lễ chùa đầu năm, nét đẹp văn hóa của người Việt

PV - 16:06, 26/01/2023

Tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất của người Việt. Từ bao đời nay, Tết là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi vui chơi sau một năm làm việc nhọc nhằn, vất vả.

Cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc…
Cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc…

Tết cũng là cơ hội để lắng tụ, kết tinh, lưu giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa tốt đẹp từ ngàn đời mà cha ông đã truyền lại. Một trong những nét đẹp văn hóa rất đáng quý của người Việt đó là đi lễ chùa vào dịp đầu năm mới.

Trong tâm thức của người Việt, chùa là chốn tôn nghiêm, linh thiêng nhưng cũng rất gần gũi. Chùa là nơi có giáo lý nhà Phật hướng định con người đến các giá trị đạo đức thiện lành, hiểu biết, yêu thương, từ bi hỉ xả; khuyên mọi người tránh xa lầm lạc, tham, ác, sân, si… Chính vì thế, cửa thiền, cửa Phật, cửa chùa luôn rộng mở với mọi người và ai cũng cảm thấy bình yên, thảnh thơi, an lành, hạnh phúc… mỗi khi lui tới viếng thăm.

Bất cứ ở đâu, chúng ta đều dễ dàng bắt gặp hình ảnh những ngôi chùa cổ kính, đơn sơ hoặc khang trang, bề thế từ nơi thôn quê đến chốn thị thành. Hình ảnh mái chùa có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong tâm thức của người Việt. Việc lễ chùa đầu năm là một hoạt động văn hóa tín ngưỡng, tâm linh đã có từ lâu đời của người Việt, giúp cho con người biết hướng thiện, bao dung, độ lượng hơn; có cảm giác như mình được che chở, bảo vệ khi trao gửi lòng thành và sự khẩn cầu vào đức Phật...

Giữa không gian tĩnh lặng trang nghiêm, tiếng chuông chùa bình thản vang ngân hòa quyện với khói hương trầm nhẹ nhàng và tinh tế, thanh dịu và ấm áp khiến cho bao xô bồ, ồn ã, bon chen, nhọc nhằn của cuộc mưu sinh như được rũ sạch. Gác lại những lo toan, lòng người cảm được sự thư thái, an yên và hướng đến khát vọng một năm mới an lành, tốt đẹp.

Nếu ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh hoặc các đô thị lớn, rất nhiều người sau khi đón giao thừa ngoài trời, xem trình diễn pháo hoa xong, họ cùng nhau đến chùa lễ Phật, thì ở vùng thôn quê miền núi, người dân chọn buổi sáng mùng 1 tết đi viếng chùa để thuận tiện hơn. Tôi cũng đến chùa ở gần nơi cư trú để cầu nguyện đầu năm mới

Trong tiết trời se lạnh buổi sớm xuân, người đến chùa mỗi lúc một đông, già trẻ gái trai đều có, kể cả các cháu nhỏ rất đáng yêu cũng hồn nhiên tung tăng theo ông bà, cha mẹ. Họ đi cả gia đình hoặc từng đôi, từng nhóm bạn trẻ, ai nấy đều rạng ngời niềm vui Xuân mới.

Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt
Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt

Đầu năm đến chùa, mỗi người đều có nguyện ước riêng cho mình và gia đình. Tựu trung là mong cầu về sức khỏe, bình an, tài lộc, tình duyên, con cái, học hành, thi cử, hạnh phúc; cầu cho dịch bệnh bị tiêu trừ, mưa thuận gió hòa, vụ mùa tươi tốt, quốc thái dân an… Chung quy là cầu mong những điều không may mắn sẽ qua đi và những điều tốt đẹp nhất sẽ đến trong năm mới.

Người đến chùa một lòng hướng thiện, cầu cho đất nước thanh bình, xã hội ổn định, gia đình bình an, sức khỏe dồi dào, con cái chăm ngoan, học hành đỗ đạt, cả năm may mắn… Rõ ràng, đây là những mong cầu rất chính đáng của mọi người. Nhìn chung, bà con đi chùa không phải mê tín dị đoan mà biết tựa nương vào cửa Phật, tìm sự thanh thản cho lòng mình, để rồi tự nhắc nhở bản thân tu nhân tích đức, thực hành theo chính đạo.

Điều đáng quý nhất mà tôi nhận thấy là bà con Phật tử hoặc khách du Xuân viếng chùa đều hành xử rất văn minh, lịch sự, thành tâm. Từ trang phục đẹp, kín đáo với áo dài truyền thống cho tới cung cách đi đứng, nói năng ứng xử đều nhẹ nhàng, vui vẻ, có văn hóa. Nơi tôi đến, tuyệt nhiên không có hiện tượng gây phản cảm như chen lấn, xô đẩy hoặc bẻ cành, lặt lá trong vườn chùa…

Đầu năm đến chùa để cầu nguyện bình an, may mắn chính là nét đẹp văn hóa tín ngưỡng, tâm linh của người Việt. Vấn đề là mỗi người cần phải nâng cao nhận thức và có cách ứng xử đúng đắn để vừa gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa du Xuân mỗi dịp tết đến Xuân về!

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Lễ hội Hết chá - Di sản văn hóa của người Thái trắng ở Sơn La

Vào dịp tháng 3 hằng năm, khi hoa mạ nở vàng, hoa ban nở trắng núi rừng, người Thái trắng ở xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La lại rộn ràng vui Lễ hội Hết Chá. Lễ hội Hết Chá là phong tục tín ngưỡng tâm linh độc đáo, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người Thái trắng nơi rẻo cao Tây Bắc.
Tin nổi bật trang chủ
Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Giữ vững và phát huy thành quả phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 1 giờ trước
Nghị định số 66/2025/NĐ-CP đã bổ sung chính sách hỗ trợ trẻ em nhà trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non. Sự bổ sung này không chỉ góp phần giữ vững và phát huy thành quả xoá mù chữ, phổ cập giáo dục mầm non ở vùng đồng bào DTTS và miền núi mà còn bảo đảm công bằng trong thụ hưởng chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Lý Sơn - Sôi động mùa du lịch

Du lịch - Đình Quang - 1 giờ trước
Tháng Ba, mùa trời êm biển lặng, mùa cá chuồn bay giỡn nước, mùa ngư dân huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, cũng là mùa du lịch đẹp nhất trong năm.
Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Rà soát một số nội dung điều chỉnh Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Bộ Dân tộc và Tôn giáo tổ chức họp rà soát một số nội dung liên quan đến điều chỉnh Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719). Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Y Vinh Tơr chủ trì cuộc họp. Tham dự cuộc họp có đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài Chính, Ngân hàng Nhà nước, đại diện các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các dự án của Chương trình.
Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Giáo dục - Minh Anh - 1 giờ trước
Ngày 3/4, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức Hội nghị tập huấn Quy chế và nghiệp vụ tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Bình Định: Chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II

Ẩm thực - T.Nhân-H.Trường - 1 giờ trước
UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Kế hoạch về việc chuẩn bị tổ chức Lễ hội Văn hóa Ẩm thực lần thứ II, năm 2025.
Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Lễ hội bắt cá Nặm Đăm

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Tái hiện không gian Chợ phiên vùng cao tại Hà Nội. Lễ hội bắt cá Nặm Đăm. Tâm huyết giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Đắk Lắk xúc tiến, quảng bá du lịch tại Phú Yên

Du lịch - Lê Hường - 1 giờ trước
Trong 6 ngày, từ 30/3 - 4/4, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tham gia gian hàng quảng bá, trưng bày giới thiệu sản phẩm du lịch, văn hóa Đắk Lắk nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Phú Yên (1/4/1975 - 1/4/2025), tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Tăng cường cơ sở nội trú cho học sinh DTTS

Công tác Dân tộc - Sỹ Hào - 1 giờ trước
Để theo đuổi con chữ, một bộ phận học sinh (HS) ở vùng sâu, vùng xa vẫn phải băng rừng, lội suối, vượt qua những cung đường đầy trắc trở. Vì vậy, việc tăng cường cơ sở nội trú cho HS là nhiệm vụ cấp bách được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giao cho các bộ, ngành, địa phương tại Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập Bộ Dân tộc và Tôn giáo ngày 1/3/2025.
“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

“Khởi đầu khỏe mạnh, tương lai tươi sáng”

Sức khỏe - Thúy Hồng - 1 giờ trước
Đó là chủ đề Lễ mít tinh hưởng ứng Ngày Sức khỏe Thế giới năm 2025, do Bộ Y tế phối hợp với Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam tổ chức sáng 3/4, tại Hà Nội.
Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Đội tuyển Việt Nam tăng 5 bậc trên bảng xếp hạng FIFA, áp sát Thái Lan ở Đông Nam Á

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) vừa công bố bảng xếp hạng các đội tuyển nam, trong đó đội tuyển Việt Nam có bước tiến đáng chú ý khi tăng 5 bậc, từ vị trí 114 lên 109 thế giới. Đây là kết quả của chuỗi trận ấn tượng trong dịp FIFA Days tháng 3/2025, giúp thầy trò HLV Kim Sang Sik cải thiện đáng kể thứ hạng của mình.
Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Đắk Lắk: Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi đạt hơn 97%

Sức khỏe - Hoàng Thùy - 1 giờ trước
Thực hiện chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng, chống dịch bệnh sởi đợt 2 năm 2025, ngành Y tế tỉnh Đắk Lắk tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành đúng tiến độ, chỉ tiêu đề ra.