Tết Nguyên đán là lễ tết quan trọng nhất của người Việt. Từ bao đời nay, Tết là dịp để mọi người hướng về nguồn cội, đoàn tụ sum vầy, nghỉ ngơi vui chơi sau một năm làm việc nhọc nhằn, vất vả.
Lễ chùa đầu năm là một phong tục truyền thống ý nghĩa của người Việt. Cũng như mọi năm, Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, nhiều gia đình ở Quảng Ninh nô nức đi đền, chùa chiêm bái, thể hiện lòng thành kính, biết ơn và cầu chúc may mắn. Tại một số điểm tâm linh như đền, chùa, miếu, khu di tích lịch sử trên địa bàn tỉnh đã thu hút hàng ngàn Phật tử, người dân: Chùa Long Tiên, Đền Cửa Ông, Đền Cái Lân…
Đối với người Việt Nam đi lễ chùa đầu năm là một nét đẹp văn hóa trong đời sống tâm linh. Đi lễ chùa là để hướng về cõi Phật, cầu cho bản thân và gia đình dồi dào sức khỏe, hạnh phúc, quốc thái, dân an, mùa màng tươi tốt. Đây là một trong những nét đẹp văn hóa mà dân gian đã gìn giữ và lưu truyền trong suốt hàng ngàn năm qua.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
08:25, 27/01/2023 Những ngày đầu năm mới, nhiều ngôi đền, đình, chùa nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nô nức người dân Thanh Hóa cũng như du khách đến tham quan, đi lễ đầu Xuân.
Dưới góc độ pháp lý, Hiến Pháp 2013 và Luật Tín ngưỡng 2016, mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đó. Tuy nhiên, trong điều kiện dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, mỗi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ chính mình và cộng đồng khỏi nguy cơ lây nhiễm.
Tin tức -
Nguyệt Anh (t/h) -
09:28, 02/02/2022 Ngày mùng 1 Tết Nhâm Dần, nhiều địa phương trong cả nước rộn ràng không khí đón chào Xuân mới. Sau lễ cúng gia tiên đầu năm, nhiều người đã đi lễ chùa cầu may. Trong điều kiện dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, công tác phòng dịch luôn được các nhà chùa và người dân đề cao.