Gia đình anh Hoàng Lão Sử, ở thôn Phố Mì là một trong những điển hình về thoát nghèo từ mô hình nuôi bò vỗ béo ở xã Tả Lủng, huyện Mèo vạc (Hà Giang). Năm 2015, gia đình anh đã mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách mua 5 con bò về nuôi. Sau khoảng 4-6 tháng nuôi vỗ béo, anh bán giá mỗi con bò là từ 25-30 triệu đồng.
Từ sự năng động, dám nghĩ dám làm, nhiều nông dân ở Lục Yên đã lựa chọn những hướng phát triển kinh tế mới, hiệu quả. Mô hình nuôi thỏ của anh Mông Thanh Tú, tổ dân phố 16, thị trấn Yên Thế, Lục Yên( Yên Bái) là một mô hình điển hình.
Hiện nay trên thị trường Tây Nguyên giá mít Thái đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, điều này khiến người trồng mít có thu nhập khá.
Nhờ có tiềm năng lớn về đất đai, sau khi nghiên cứu những giống cây trồng phù hợp với đất đai, khí hậu, chính quyền xã Sông Cầu, huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã vận động người dân trồng một số loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao như sầu riêng, bưởi da xanh. Đây là những loại cây trái phát triển tốt, có giá trị kinh tế giúp người dân nâng cao thu nhập.
Nhận thấy cây sa nhân tím là loại cây thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, tập quán canh tác của người dân lại có giá trị kinh tế cao, nhiều năm qua, Phòng Nông nghiệp huyện Mường Tè (Lai Châu) đã chủ động hướng dẫn người dân các xã phát triển diện tích. Đến nay sau hơn 4 tháng qua công tác kiểm tra đánh giá của các cơ quan chuyên môn diện tích cây sa nhân trồng mới có tỷ lệ sống rất cao, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
Gắn bó với nghề làm miến từ nhỏ, nhưng La A Nồng (dân tộc Sán Chỉ) ở xã Húc Động, huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) không nghĩ được, có một ngày mình trở thành chủ nhiệm Hợp tác xã sản xuất miến, được đem sản phẩm miến dong của quê hương giới thiệu với người tiêu dùng ở nhiều địa phương trong cả nước.
Những ngày này, đến một số bản làng ở xã Quan Thần Sán, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) sẽ thấy những rừng hoa lê nở trắng núi đồi, hứa hẹn mùa quả bội thu. Cây lê Tai Nung được trồng tại đây 7 năm trước, đã thành cây xóa nghèo của nhiều bà con dân bản.
Những năm gần đây, cuộc sống của người dân xã Hạnh Phúc, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) ổn định, nhiều hộ đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm từ cây mía.
Xã Lũng Niêm, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) có khoảng 125ha đất sản xuất lúa nước, nhưng do điều kiện khắc nghiệt, nên bà con chỉ canh tác được một vụ. Do vậy, việc tìm kế sách giúp bà con giải quyết việc làm, tăng thu nhập cải thiện cuộc sống thời gian qua được chính quyền địa phương đặc biệt quan tâm.
Miền núi Quảng Ngãi là nơi có nhiều hồ, đập thủy lợi, sông, suối thuận lợi cho phát triển nuôi cá nước ngọt. Toàn vùng hiện có hơn 750ha diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản.
Nguồn ếch đồng ngày càng khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn gia tăng, nhiều trại sản xuất ếch giống trên địa bàn cả nước đã đi vào hoạt động và mang lại lợi nhuận cao cho nông dân.
Với quan niệm xưa nay, sản xuất nông nghiệp cố lắm cũng chỉ đủ ăn đã không còn trong suy nghĩ của Bí thư Chi đoàn thôn Lê Ngọc Đạt xã Xuân Khánh, huyện Thọ Xuân (Thanh Hóa).
Kể từ năm 2015 đến nay, trung bình mỗi năm có trên 230 hộ gia đình ở Lâm Đồng thoát nghèo nhờ trồng chè, nhất là ở huyện Bảo Lâm và TP. Bảo Lộc. Tuy nhiên, nhiều mô hình trồng chè cũ đã lạc hậu, năng suất không cao, chè nhanh già cỗi. Chính vì vậy nên nhiều cánh đồng chè trồng theo kiểu VietGap đang giúp các buôn làng ở vùng sâu Lâm Đồng phát triển kinh tế, thoát nghèo bền vững.
Là một trong 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2016, được Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tuyên dương và vinh dự được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen, Giàng Seo Châu, Chủ tịch UBND xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai tâm sự: “Đó là động lực để tôi tiếp tục cống hiến cho quê hương ngày một ấm no, hạnh phúc”.
Thời gian qua, mô hình Làng Thanh niên lập nghiệp đã đóng góp ngày càng hiệu quả vào công cuộc xóa đói giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, khu vực biên giới. Tuy vậy, để mô hình này thực sự có hiệu quả thì vẫn cần những cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ phù hợp.
Những năm qua, người dân các địa phương ven biển bãi ngang huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã mạnh dạn đầu tư nhiều mô hình sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.
Nếu như những năm trước nhiều bà con nông dân ở Tây Nguyên như “ngồi trên đống lửa” vì dưa hấu rớt giá thê thảm thì vụ dưa này (vụ đông-xuân), bà con nông dân nơi đây lại “vui như tết”, bởi dưa hấu năm nay được mùa, được giá.
Không chấp nhận sống trong cảnh nghèo đói, anh Cao An Thuyên, ở thôn Sảo Phong, xã Phong Hóa, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) đã nỗ lực vươn lên. Chịu khó học hỏi, lao động sản xuất nên từ một hộ nghèo của thôn, đến nay gia đình anh đã thoát nghèo vươn lên làm giàu với thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng.
Tháng 5/2017, thôn Niêm Tiềng, xã Niêm Sơn được Hội Nông dân huyện Mèo Vạc chọn thí điểm xây dựng Tổ hội trồng rau an toàn. Đây là thôn có điều kiện tự nhiên thuận lợi, đất đai lại màu mỡ, chủ động được nguồn nước tưới tiêu nên việc triển khai mô hình trồng rau an toàn rất phù hợp.
Nhằm phát triển kinh tế, cải thiện đời sống cho các hộ nghèo vùng DTTS TP. Hà Nội, Trung tâm Khuyến nông (thuộc Sở NN&PTNT Hà Nội) triển khai thí điểm mô hình “Chăn nuôi dê sinh sản”.