Những cuộc “chạy dịch” để về quê đã tạo ra áp lực lớn về việc làm để an cư không chỉ đối với người lao động, mà còn là của các cấp chính quyền sở tại. Nay, nỗi lo canh cánh ấy đã phần nào được giải tỏa, khi nhiều lao động hồi hương đã tìm được việc làm mới tại quê nhà.
Cùng với công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách nhân văn của Đảng, Nhà nước và âm mưu, thủ đoạn của kẻ xấu để người dân nâng cao nhận thức, từ bỏ ý định vượt biên, các cấp chính quyền địa phương cũng đã có những hoạt động, việc làm thiết thực hỗ trợ người vượt biên trái phép hồi hương tái hòa nhập cộng đồng. Qua đó, người dân đã và đang tích cực xây dựng lại cuộc sống gia đình, góp phần xây dựng thôn làng bình yên, phát triển.
Phóng sự -
Khánh Nguyên -
08:07, 17/10/2022 Bây giờ, dù cha đã mất, những người con của ông Lê Viết Muồng (tên thân mật ở Lào là Bô Nhơn) vẫn đau đáu nhớ về quê hương xứ sở. Trong thâm tâm mỗi người, họ mang niềm hoài cảm nên mong một ngày gần nhất có chuyến hồi hương để tìm hiểu sâu hơn về văn hóa cội nguồn, như ước nguyện của người cha quá cố…
Xã hội -
Song Vy - Hồng Diễm -
15:52, 17/12/2021 Trong đợt hồi hương vừa qua, các tỉnh, thành khu vực Tây Nam bộ đã có hàng trăm nghìn lượt người do bị ảnh hưởng dịch Covid-19 phải trở về quê nhà. Sau khi về quê, gánh nặng chăm lo nơi ăn chốn ở chưa nguôi, các tỉnh lại khẩn trương tìm giải pháp hỗ trợ người lao động quay trở lại làm việc. Hiện tại, các Trung tâm Dịch vụ việc làm (DVVL) đang nỗ lực kết nối thị trường để người lao động sớm tìm được việc làm trong thời điểm cuối năm.
Những ngày này, trên địa bàn Tây nguyên không ít người vừa hồi hương lại quyết định xuôi về các tỉnh phía Nam làm việc, với hy vọng có việc làm và thu nhập ổn định, tương lai tươi sáng. Những người ở lại cũng đang tìm được niềm vui trên nương rẫy, bởi Tây Nguyên đang bước vào mùa thu hoạch cà phê và cà phê năm nay được mùa, được giá nên thị trường lao động thu hái cà phê cũng rộng mở đón chào.
Từ tháng 7 đến nay, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đón nhận hàng vạn người dân làm việc, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê. Trong đó, đồng bào các DTTS chiếm đa số. Trong muôn vàn khó khăn sau khi hồi hương, họ vẫn ấm lòng vì chính quyền, người dân cùng chung tay giúp đỡ. Mặc dù vậy, người lao động hồi hương vẫn có nhiều băn khoăn chuyện tiếp tục trở lại các tỉnh phía Nam làm việc, hay ở lại quê hương. Dù đi hay ở, họ cũng hy vọng về cuộc sống tương lai lâu dài được ổn định, tốt hơn. Hiện nay, các cấp chính quyền, sở ngành các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực để hỗ trợ người dân tốt nhất.
Xã hội -
Lê Hường -
00:09, 18/07/2023 Thực hiện mục tiêu đồng hành, hỗ trợ người đã từng lầm lỗi làm lại cuộc đời, ngày 17/7, lãnh đạo Công an huyện Ea H’leo, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức chương trình “Gieo hạt lành trên lối về của người lầm lỗi”, nhằm chia sẻ, giúp đỡ người lầm lỗi tái hòa nhập cộng đồng.
Với số lượng người lao động hồi hương đông chưa từng có, trong đó rất đông là đồng bào DTTS, những ngày tháng qua, các địa phương khu vực Tây Nguyên đã và đang nỗ lực triển khai các giải pháp hỗ trợ người dân vượt qua khó khăn trước mắt, ổn định cuộc sống. Đặc biệt, tiếp tục nghiên cứu, xây dựng triển khai các phương án, kế hoạch về việc làm, thu nhập nhằm đảm bảo cuộc sống lâu dài, đối với cả người hồi hương muốn tiếp tục trở lại nơi làm việc, và cả những người ở lại...
Xã hội -
Phan Trọng - Lê Hường -
15:17, 27/10/2021 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp hoạt động trở lại, người lao động vừa trở về các tỉnh Tây Nguyên để tránh dịch nay lại rồng rắn quay vào TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam làm việc. Đây là tín hiệu đáng mừng để thực hiện mục tiêu khôi phục kinh tế ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam sau đại dịch.
Xã hội -
M.Ngân - H.Trang -
18:36, 24/10/2021 Trở về sau những tháng ngày vô cùng khó khăn vì đại dịch Covid-19 tại các thành phố lớn, đồng bào Khmer huyện miền núi Tri Tôn (An Giang) đã dần vượt qua khó khăn trước mắt từ sự chung tay hỗ trợ của các cấp chính quyền, các tổ chức, lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, vấn đề đảm bảo cuộc sống, kế sinh nhai cho đồng bào sau khi hết hạn cách ly, đang là vấn đề trăn trở của các cấp chính quyền sở tại.
Xã hội -
Lê Hường - Phan Trọng -
12:41, 14/10/2021 Chưa đầy 3 tháng, các tỉnh Tây Nguyên đón hàng trăm nghìn lao động làm việc tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam hồi hương tránh dịch. Trong số đó, nhiều người đã mất việc, người tạm nghỉ việc vì giảm lương, không ít người bỏ việc không nhận lương vội vã rời "miền đất hứa", về quê sinh sống. Sau khi trở về, họ đều phải đối mặt với muôn vàn khó khăn trong cuộc mưu sinh. Báo Dân tộc và Phát triển xin gửi đến bạn đọc loạt bài " Lao động hồi hương và câu chuyện an sinh" hầu mong giúp bạn đọc có cái nhìn thấu đáo hơn về những khó khăn của người dân và tinh thần trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ban ngành, đoàn thể trong nổ lực ổn định và phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đại dịch.
Xã hội -
Lê Hường-Phan Trọng -
19:06, 19/10/2021 Các tỉnh Tây Nguyên đã và đang rất nỗ lực hỗ trợ công dân hồi hương, nhưng tất cả mới chỉ là giải pháp tạm thời. Để người trở về tìm việc làm mới, ổn định cuộc sống trên chính mảnh đất quê hương, giải quyết bài toán việc làm, an sinh xã hội cho người dân, nhất là lao động hồi hương trong bối cảnh dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, cần phải được tính toán kỹ với chiến lược kế hoạch bài bản, lâu dài.
Trên thực tế, ở các địa phương, không ít doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng lao động, đa dạng các ngành nghề. Tuy nhiên, vì nhiều lý do người lao động và doanh nghiệp chưa có sự kết nối. Sàn giao dịch việc làm Online, chính sách kêu gọi đầu tư của các địa phương này được coi là cơ hội để người lao động có việc làm ngay tại quê hương, doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lao động chất lượng cao.
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
11:24, 14/10/2021 Thời gian qua, đã có hàng trăm ngàn người lao động trở về Thanh Hóa từ các tỉnh, thành trong cả nước do dịch Covid-19. Để giải quyết vấn đề an sinh xã hội cho công dân hồi hương, tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ việc làm và vốn vay cho những người gặp khó khăn khi hồi hương tránh dịch.
Xã hội -
Khánh Ngân -
12:06, 04/10/2021 Bắc Trung bộ là vùng trọng điểm cung cấp lao động cho các khu công nghiệp, khu chế xuất ở TP. Hồ Chí Minh và vùng Đông Nam bộ. Trong đại dịch Covid-19, đặc biệt là đợt dịch thứ 4 bùng phát, nhiều lao động ở Bắc Trung bộ đã chọn giải pháp hồi hương. Trong số hàng vạn người hồi hương có không ít người chọn cách ở lại quê nhà lập nghiệp. Bài toán an sinh xã hội, việc làm cho người hồi hương đang được các địa phương từng bước tháo gỡ.
Xã hội -
Hồng Diễm -
14:55, 17/10/2021 Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, số người đi làm ăn xa trở về các địa phương trong tỉnh Sóc Trăng tăng đột biến. Tính từ đầu tháng 10 đến nay, đã có trên 50.000 người trở về, trong đó có rất đông là người DTTS, người dân sinh sống ở vùng ĐBKK, bãi ngang. Vì vậy ngoài việc bảo đảm an sinh xã hội trong thời gian cách ly, vấn đề tạo việc làm cho lao động hồi hương, rất cần được chính quyền địa phương quan tâm ưu tiên tìm giải pháp.
Hành trình vượt hàng nghìn km từ miền Nam về quê ở các tỉnh phía Bắc dẫu mệt mỏi, nhưng đồng bào hồi hương, trong đó rất nhiều người dân tộc thiểu số, luôn nhận được sự chia sẻ, tiếp sức bằng vật chất, tinh thần của cộng đồng và lực lượng chức năng trong suốt hành trình đồng bào đi qua các địa phương để về quê. Những nghĩa cử ấy càng làm sáng hơn, ấm áp hơn về tình người, tình dân tộc...
Xã hội -
Lê Hường - Phan Trọng -
08:00, 18/10/2021 Mặc dù được chính quyền các cấp, đoàn thể và Nhân dân quê nhà giúp đỡ, hỗ trợ, song sâu thẳm trong trái tim, suy nghĩ của mỗi người lao động hồi hương đang bộn bề trăn trở. Bởi thực tế, nhiều lao động sau khi từ TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trở về quê hương, không dễ gì bắt nhịp ngay được với cuộc sống và tìm được việc làm ổn định, có thu nhập.
Từng đoàn người rồng rắn vượt hàng ngàn km để hồi hương đã trở thành cuộc dịch chuyển dân cư với quy mô rất lớn. Nếu không có dịch bệnh và dịch bệnh không phức tạp thì hẳn là không có những cuộc trở về cố hương bất đắc dĩ ấy. Đằng sau những cuộc hồi hương là cả một câu chuyện dài, là rất nhiều vấn đề hóc búa cần phải suy ngẫm và giải quyết.
Phóng sự -
Phạm Việt Thắng -
11:51, 04/10/2021 Từng đoàn người rồng rắn về quê, có cả những cháu bé vừa mới 10 ngày tuổi cũng đã phải bước vào cuộc “hồi hương” bất đắc dĩ. Những sẻ chia, giúp đỡ - truyền thống tương thân, tương ái thật đẹp đẽ đã phần nào xoa dịu nỗi nhọc nhằn cho bà con. Nhưng, cả chặng dài của cuộc sống phía trước của họ sẽ như thế nào đây? Trả lời câu hỏi này,huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã có “Đề án tạo sinh kế bền vững cho bà con trở về từ vùng dịch”.