Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Tây Nguyên sau những đợt đồng bào hồi hương tránh dịch: Gieo niềm tin để làm lại từ đầu (Bài 1)

L.Hường - P.Trọng - T.Dung - 20:15, 04/11/2021

Từ tháng 7 đến nay, các tỉnh khu vực Tây Nguyên đón nhận hàng vạn người dân làm việc, sinh sống tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam về quê. Trong đó, đồng bào các DTTS chiếm đa số. Trong muôn vàn khó khăn sau khi hồi hương, họ vẫn ấm lòng vì chính quyền, người dân cùng chung tay giúp đỡ. Mặc dù vậy, người lao động hồi hương vẫn có nhiều băn khoăn chuyện tiếp tục trở lại các tỉnh phía Nam làm việc, hay ở lại quê hương. Dù đi hay ở, họ cũng hy vọng về cuộc sống tương lai lâu dài được ổn định, tốt hơn. Hiện nay, các cấp chính quyền, sở ngành các tỉnh Tây Nguyên đang nỗ lực để hỗ trợ người dân tốt nhất.

Trở về nhà trong hoàn cảnh khốn khó, người hồi hương đối diện với muôn vàn khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt, đối với lao động đồng bào DTTS, họ ra đi vì nghèo khó với hy vọng đổi đời. Dịch bệnh ập đến cuộc sống đảo lộn, đồng bào lại ào ào về quê tránh dịch. Nhiều người trong số đó từ bỏ giấc mơ “miền đất hứa”, "làm lại từ đầu" ở chính quê hương.

Chị H’Vương Bkrông ở Bon U3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông dự định sẽ ở lại địa phương để phát triển kinh tế gia đình
Chị H’Vương Bkrông ở Bon U3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông dự định sẽ ở lại địa phương để phát triển kinh tế gia đình

Giúp nhau vượt qua khó khăn

Căn nhà ván cũ kỹ, rêu mốc phủ đen sau thời gian dài chủ nhân rời quê xuống Bình Dương làm việc. Đây có lẽ cũng là chuyến “phiêu lưu” nhớ đời đối với gia đình chị H’Vương Bkrông.

Gia đình chị H’Vương thuộc hộ nghèo của Bon U3, thị trấn Ea Tling, huyện Cư Jút (Đắk Nông). Không có đất sản xuất, vợ chồng chị đi làm thuê quanh năm để trang trải cuộc sống và nuôi 5 đứa con. Năm 2019, vợ chồng chị H’Vương mang theo 2 con nhỏ xuống Bình Dương làm việc cho một công ty ngành gỗ, với mức lương khá. Ngoài thuê nhà trọ, sinh hoạt phí cho 4 người, vợ chồng chị còn gửi tiền về cho ông bà nội chăm sóc cho 3 đứa con ở quê nhà. 

Dịch Covid-19 phức tạp, tỉnh Bình Dương siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch, công ty tinh giảm công nhân. Vợ chồng H’Vương mất việc, mắc kẹt ở Bình Dương suốt 2 tháng. Đến ngày 4/10 cả gia đình chị mới về đến quê, nhưng thật không may khi cả 4 người đều nhiễm Covid-19.

Chị H’Vương chia sẻ: Trong 21 ngày cách ly điều trị, gia đình tôi sống nhờ vào những suất cơm miễn phí từ các "Bếp ăn 0 đồng”, nhờ chính quyền, bà con hỗ trợ. Hết thời gian cách ly, vợ chồng tôi sẽ đi làm thuê cho người dân trong vùng như hái cà phê, làm cỏ, chăm sóc cây trồng… Ở quê sẽ khó tìm việc làm ổn định, nhưng vợ chồng chịu khó làm ăn, tính toán về lâu dài, thì cũng trang trải được, nên chúng tôi sẽ không trở lại miền Nam xin việc nữa.

Ban tự quản thôn ở tỉnh Đắk Nông đến tìm hiểu về nhu cầu việc làm của người dân
Ban tự quản thôn đến tìm hiểu về nhu cầu việc làm của người dân

Cũng thuộc hộ nghèo, đất sản xuất ít, nên gia đình Nay Kalet ở làng Plei Kia, thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh (Gia Lai) rời quê vào miền Nam làm công nhân. Trở về trong hoàn cảnh đặc biệt, dịch bệnh bùng phát, gia đình anh được chính quyền, Nhân dân hỗ trợ vượt qua khó khăn bước đầu.

Anh Nay Kalet cho biết: Thời điểm này mình chưa vội trở lại miền Nam tìm việc, mà kiếm việc làm tạm ở quê, chờ dịch bệnh lắng mới tính tiếp. Từ bây giờ đến qua Tết âm lịch, Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch cà phê, rồi đến tiêu, điều nên vợ chồng đi làm thuê cũng có thu nhập, tạm ổn định trước mắt. Về lâu dài nếu có đi làm ăn xa, dự định chỉ 1 người đi, còn 1 người ở nhà chăm sóc rẫy nương, lo cho con.

Nhằm kịp thời hỗ trợ người dân sớm vượt qua khó khăn, ổn định đời sống, tỉnh Gia Lai đề nghị các địa phương trong tỉnh rà soát, thống kê, nắm tình hình đời sống Nhân dân, kịp thời hỗ trợ người dân có nguy cơ thiếu đói do ảnh hưởng dịch bệnh Covid-19.

Theo báo cáo, toàn tỉnh có 4.009 hộ, với 16.015 khẩu có nguy cơ thiếu đói. Trong đó, các địa phương đã chủ động xuất ngân sách hỗ trợ cho 570 hộ, 2.248 khẩu, với số gạo hỗ trợ 31.860 kg và đang tiếp tục đề xuất Chính phủ xem xét hỗ trợ cho 3.439 hộ, 13.767 khẩu, với số gạo đề nghị hỗ trợ 206.505 kg. Công tác hỗ trợ công dân về từ các tỉnh phía Nam luôn được các đoàn thể, ban ngành, Mặt trận quan tâm, triển khai các hoạt động hỗ trợ thiết thực.

Ông Nguyễn Hữu Dương, Chủ tịch UBND thị trấn Nhơn Hòa cho biết: Để giúp Nhân dân trong địa bàn vượt qua khó khăn do đại dịch Covid-19, UBND xã đã vận động người dân chung tay, góp sức để hỗ trợ cho những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn về các nhu yếu phẩm như gạo, mì, nước mắm, tiền mặt…; mua đồ dùng hỗ trợ cho các công dân trong thời gian thực hiện cách ly và tìm phương án hỗ trợ tìm việc làm sau khi cách ly, để bà con ổn định cuộc sống.

Lãnh đạo địa phương ở tỉnh Gia Lai đến thăm và động viện người dân trở về từ vùng dịch
Lãnh đạo địa phương ở tỉnh Gia Lai đến thăm và động viện người dân trở về từ vùng dịch

Để không ai bị bỏ lại phía sau

Để “không ai bị bỏ lại phía sau”, các địa phương khu vực Tây Nguyên đã nhanh chóng rà soát, thống kê danh sách lao động bị ảnh hưởng của dịch bệnh để hỗ trợ theo các quy định của Chính phủ. Đồng thời, huy động Nhân dân chung tay cùng hỗ trợ người khó khăn.

Theo báo cáo, từ 27/4 đến nay, tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận gần 130.000 lượt người trở về các địa phương trong tỉnh. Tính riêng từ ngày 2 - 28/10, toàn tỉnh tiếp nhận 33.421 lượt người. Trong đó, ước tính đồng bào DTTS chiếm tỷ lệ khoảng 15%.

Hỗ trợ lao động bị ảnh hưởng do dịch Covid-19, tỉnh Đắk Lắk thực hiện chính sách hỗ trợ theo Nghị Quyết 68/NQ-CP, phê duyệt hỗ trợ 54.840 người lao động với tổng số tiền là 29.764,603 triệu đồng. Đến nay, đã thực hiện chi trả cho 47.928 người lao động, với tổng số tiền là 21.119,623 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ theo Nghị Quyết 116/NQ-CP, Đắk Lắk đã hỗ trợ 40.609 người lao động với tiền 100,4 tỷ đồng. Chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đã phê duyệt 468 người với số tiền 1.891.210.000 đồng. Đến nay, đã chi trả cho 173 người với số tiền 707.020.000 đồng.

Ngoài ra, tỉnh Đắk Lắk đã hoàn thành cấp, phát gạo cứu đói từ nguồn dự trữ quốc gia cho 9.981 hộ, 35.626 khẩu với 534,39 tấn gạo. Dùng ngân sách của tỉnh, huyện để cứu đói cho 1.019 hộ, 3.933 khẩu với 58,995 tấn gạo. Đã kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ cho 1.803 hộ, 7.983 khẩu số lượng 33,5 tấn gạo.

Cũng trong 4 tháng qua, tỉnh Đắk Nông có khoảng 25.000 người lao động từ các tỉnh phía Nam trở về do mất việc, hoặc nghỉ việc để phòng, chống dịch. Trong đó, người DTTS chiếm hơn 65%, chủ yếu là lao động phổ thông. Nhiều người lao động khi trở về quê đã cố gắng cầm cự trong mùa dịch bằng số tiền tiết kiệm, hoặc tiền trợ cấp mất việc. Ngay sau khi kết thúc cách ly, những lao động này nhanh chóng tìm một công việc mới để từng bước ổn định lại cuộc sống.

Ông Nguyễn Công Tự, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết: Đến nay, tỉnh đã phê duyệt 16.508 đối tượng được nhận hỗ trợ theo Nghị quyết 68 và 16.942 đối tượng theo Nghị quyết 116. Tổng số tiền được phê duyệt là hơn 26,3 tỷ đồng, trong đó thực hiện chi gần 19,5 tỷ đồng.

“Để các đối tượng đều được hưởng các chế độ theo quy định, Sở đã kiến nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các đơn vị, huyện, thành phố khẩn trương rà soát, thống kê đối tượng; đồng thời kiến nghị Trung ương bố trí nguồn kinh phí để chi hỗ trợ cho các đối tượng đã được phê duyệt", ông Tự cho biết thêm.

Trải qua bao khó khăn, người lao động cũng tìm được niềm vui khi Tây Nguyên bước vào vụ thu hoạch cà phê được mùa, được giá. Vụ mùa sẽ giải quyết công việc tạm thời, thu nhập khá cho hàng vạn con người trên mảnh đất Tây Nguyên.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Tin nổi bật trang chủ
Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei để mất hơn 11 ha rừng trồng

Media - Ngọc Chí - 6 phút trước
Cách đây 10 năm, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đăk Glei, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum được giao thực hiện dự án trồng rừng thay thế hơn 160 ha, đến năm 2018 diện tích này đã được nghiệm thu và đạt các tiêu chí về diện tích, chăm sóc và tỷ lệ cây sống. Tuy nhiên, mới đây, ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã kiểm tra và phát hiện hơn 11 ha rừng trồng tại đây đã bị mất và suy giảm.
Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Những bài thuốc ngâm chân chữa mất ngủ

Media - BDT - 10 phút trước
Trong cuộc sống hiện đại với nhịp sống hối hả và áp lực công việc, chứng mất ngủ trở thành vấn đề không hiếm gặp. Nhiều người tìm đến các loại thuốc an thần và trấn tĩnh của y học hiện đại để cải thiện giấc ngủ, nhưng không ít trường hợp các thuốc này không hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Vượt hơn 100 đối thủ, cô gái người Mông viết nên câu chuyện truyền cảm hứng cho giới trẻ

Gương sáng - Vàng Ni - Thu Hà - 11 phút trước
Bằng niềm tin vào bản thân và khao khát mang bản sắc văn hoá dân tộc Mông đến với mọi người, Giàng Tuyết Tình, Hoa khôi cuộc thi “The Charming Beauty - Duyên dáng Thanh niên Yên Bái 2024” đã từng bước khẳng định mình và lan toả năng lượng sống tích cực cho những bạn trẻ vùng cao.
Thủ phủ cà phê mùa...

Thủ phủ cà phê mùa... "canh trộm"!

Pháp luật - Lê Hường - 14 phút trước
Vào mùa thu hoạch cà phê với giá cà phê đang ở mức cao kỷ lục, người trồng cà phê Tây Nguyên vui mừng khôn xiết, song họ cũng đang mất ngủ tìm đủ mọi giải pháp “canh trộm”, bảo vệ thành quả lao động của mình. Đồng hành với nông dân, chính quyền, lực lượng Công an, dân phòng cũng có nhiều cách làm giúp nông dân bảo vệ nông sản, góp phần bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở.
Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Tương Dương (Nghệ An): Người có uy tín chung sức thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Phạm Tiến - 15 phút trước
Cùng với nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) và sự chung tay góp sức của đội ngũ Người có uy tín trong tuyên truyền, vận động người dân thực hiện hiệu quả các dự án của Chương trình; huyện vùng cao Tương Dương (Nghệ An) đã đạt được nhiều kết quả tích cực, đời sống đồng bào từng bước được nâng lên, cơ sở hạ tầng thiết yếu đã có nhiều khởi sắc.
Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Chuyện về thầy giáo Mầm non duy nhất trên miền đá xám Mèo Vạc

Tại vùng đất miền đá xám Mèo Vạc - Hà Giang, nơi có những dãy núi trùng điệp và những bản làng xa xôi, có một thầy giáo mầm non mà tên tuổi đã trở nên quen thuộc không chỉ với các em học sinh mà còn với đồng bào nơi đây. Đó là thầy giáo Hoàng Đại Nghĩa, người đã giành hơn 14 năm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục ở vùng sâu, vùng xa, giúp các em mở rộng cánh cửa tri thức, vươn lên từ những khó khăn của cuộc sống.
18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

18,7% người dùng internet Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công trực tuyến

Khoa học - Công nghệ - Minh Thu - 16 phút trước
Dữ liệu mới đây từ Kaspersky (Hãng bảo mật phần mềm của Nga) công bố cho biết, các cuộc tấn công mạng, đặc biệt là các hình thức lừa đảo tinh vi hay tấn công phi kỹ thuật đang diễn biến ngày càng phức tạp và tinh vi, cần hết sức đề cao cảnh giác. Điều này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình an ninh mạng tại Việt Nam.
“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

“Chìa khóa” giảm nghèo bền vững ở Yên Sơn

Kinh tế - Huyền Hương - 17 phút trước
Những năm qua, công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, đặc việt là lao động người DTTS, người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kỹ năng, tay nghề để có việc làm, tự tạo việc làm, sinh kế ổn định ở huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) là “chìa khóa” giảm nghèo, thoát nghèo bền vững.
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Giáo dục - Lê Hường - 22 phút trước
Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.
Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Cần tăng thuế thuốc lá để giảm lượng tiêu thụ tại Việt Nam

Tin tức - Hồng Phúc - 24 phút trước
Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá cho phóng viên, biên tập viên báo, đài; các cán bộ, công chức, viên chức của Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố.
Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Đồng bào các DTTS tỉnh Phú Thọ góp phần xây dựng Đất tổ ngày càng giàu mạnh, phồn vinh

Công tác Dân tộc - Vàng Ni - Thu Hà - 25 phút trước
Ngày 21/11, tại Trung tâm hội nghị tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Phú Thọ lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề: "Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các DTTS, góp phần xây dựng tỉnh Phú Thọ phát triển bền vững”.