Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hàm Yên (Tuyên Quang): Phát huy hiệu quả Chương trình cho vay giải quyết việc làm

Tiến Mạnh - 11:54, 16/04/2024

Thời gian qua, Chương trình cho vay giải quyết việc làm (GQVL) được triển khai cho vay tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) đã phát huy hiệu quả tích cực, nhiều lao động, đặc biệt là đồng bào DTTS tại địa phương đã có thêm điều kiện khởi nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ông Nông Văn Tuân, dân tộc Tày ở thôn Pá Han, xã Phù Lưu được vay vốn chương trình GQVL đầu tư phát triển kinh tế trang trại hiệu quả.
Ông Nông Văn Tuân, dân tộc Tày ở thôn Pá Han, xã Phù Lưu được vay vốn chương trình GQVL đầu tư phát triển kinh tế trang trại hiệu quả.

Đơn cửa như gia đình ông Nông Văn Tuân, dân tộc Tày ở thôn Pá Han, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên là một trong những điển hình về sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ Chương trình GQVL. Ông Tuân chia sẻ, trước đây gia đình ông trồng cam, nhưng do thiếu vốn, nên không có điều kiện để đầu tư, nên cây thường bị chết. Năm 2023, sau khi được vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn GQVL của NHCSXH huyện, ông đã tập trung thay đổi cơ cấu cây trồng từ trồng cam sang trồng keo lấy gỗ. Hiện đồi keo 5 ha năm thứ 2 của ông Tuân đã phát triển tốt, kỳ vọng thay đổi kinh tế gia đình.

Hay như gia đình chị Phạm Thị Nương ở thôn Bưa, xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên  cũng bị thất thu về vườn cam 500 gốc tự nhiên do cây bị chết hàng loạt. Không có nguồn thu nhập, nợ ngân hàng không trả được. Đang trong lúc loay hoay chưa tìm được cách giải quyết thì năm 2023, chị đã khi mạnh dạn vay vốn từ Chương trình GQVL với số tiền 100 triệu để về đầu tư chăm sóc vườn chanh với 300 gốc. Hiện nay, vườn chanh đang cho thu nhập đều, ổn định, mỗi lứa cắt từ 2 đến 3 tạ chanh với giá hiện tại 30.000/kg, bình quân mỗi tháng thu hoạch 1 lứa. Nhờ hướng đi đúng, chịu khó chăm sóc nên gia đình chị từng ngày có cuộc sống bớt khó khăn hơn, thu nhập ổn định hơn.

Với mức cho vay tối đa 2 tỷ đồng/dự án đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh và 100 triệu đồng đối với hộ gia đình. Đối tượng cho vay chủ yếu là các cơ sở kinh doanh, hộ gia đình có mục đích sản xuất kinh doanh rõ ràng, có tiềm năng phát triển, hiệu quả kinh tế cao và có khả năng tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Nguồn vốn này đã góp phần giải quyết việc làm, khôi phục các ngành nghề truyền thống, hỗ trợ vốn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh và hộ gia đình để mở rộng sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động.

Hoạt động tại Điểm giao dịch xã giúp người dân thuận lợi trong giao dịch.
Hoạt động tại Điểm giao dịch xã giúp người dân thuận lợi trong giao dịch.

Ông Trịnh Văn Tân, Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Hàm Yên cho biết: Xác định chính sách tín dụng ưu đãi về cho vay GQVL là một trong những chương trình mang tính thiết thực, thúc đẩy nhanh quá trình giảm nghèo bền vững và đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn huyện. Phòng giao dịch NHCSXH huyện đã luôn chủ động phối hợp với UBND cấp xã, các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác tăng cường công tác tuyên truyền, cung cấp thông tin về những quy định mới để người dân dễ dàng tiếp cận vốn vay.

Đồng thời, hằng năm, căn cứ vào nhu cầu vốn vay từ các địa phương, Phòng giao dịch NHCSXH huyện thực hiện linh hoạt các giải pháp cân đối vốn tín dụng từ cấp trên giao, đẩy nhanh việc thu hồi các khoản vay đến hạn để tổ chức giải ngân vốn đến các đối tượng lao động có đủ nhu cầu vay, nhất là thanh niên, phụ nữ khởi nghiệp có phương án sản xuất, kinh doanh phù hợp.

Trong năm 2023 và 3 tháng đầu năm 2024, Phòng giao dịch NHCSXH Huyện Hàm Yên đã thực hiện cho vay 1.033 lao động, với số tiền 40 tỷ đồng; nâng tổng dư nợ đến ngày hết tháng 3/2024 lên 62 tỷ đồng, với 1.397 lao động còn dư nợ. Nguồn vốn chương trình cho vay GQVL đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch về tạo việc làm trên địa bàn huyện. Đặc biệt, trong điều kiện phục hồi nền kinh tế sau đại dịch COVID-19, đồng vốn được giải ngân kịp thời, trở thành điểm tựa giúp người lao động khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống.

Nhờ nguồn vốn vay, chị Phạm Thị Nương ở thôn Bưa, xã Phù Lưu có cuộc sống khá hơn.
Nhờ nguồn vốn vay, chị Phạm Thị Nương ở thôn Bưa, xã Phù Lưu có cuộc sống khá hơn.

Để nguồn vốn chương trình cho vay GQVL phát huy hiệu quả, hướng tới mục tiêu mở ra nhiều cơ hội việc làm cũng như đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn cho người lao động trong thời gian tới, Phòng giao dịch tiếp tục tham mưu đề xuất tăng nguồn vốn cho vay GQVL từ Trung ương, đồng thời kiến nghị với UBND huyện quan tâm chuyển nguồn vốn ủy thác sang NHCSXH để cho vay. Đẩy mạnh phối hợp với các tổ chức hội, đoàn thể nhận ủy thác, Tổ tiết kiệm và vay vốn nâng cao chất lượng bình xét, thẩm định dự án cho vay, đảm bảo nguồn vốn đến đúng đối tượng thụ hưởng; tuyên truyền đến người vay sử dụng vốn đúng mục đích, thực hiện trả gốc, lãi đầy đủ, đúng kỳ hạn.

Bên cạnh đó, Phòng giao dịch NHCSXH huyện Hàm Yên phối hợp với cơ sở tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thu hồi nợ đến hạn, đẩy nhanh quay vòng vốn để tạo thêm nhiều cơ hội cho người lao động có nhu cầu vay vốn GQVL. Qua kiểm tra cho thấy các đối tượng được vay vốn đều sử dụng vốn đúng mục đích, phù hợp với nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như mục tiêu phát triển kinh tế tại địa phương. Hầu hết các đối tượng vay đều trả nợ gốc và lãi đúng hạn, phát huy cao hiệu quả đồng vốn sau khi vay góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động trên địa bàn huyện Hàm Yên.

Từ nguồn vốn cho vay đã hỗ trợ tạo việc làm, tạo điều kiện cho các hộ gia đình, cơ sở sản xuất thiếu vốn sản xuất có thêm kinh phí đầu tư cây, con giống, chuồng trại chăn nuôi. Cán bộ ngân hàng cũng thường xuyên đi kiểm tra nguồn vốn sử dụng của các hộ để tránh tình trạng sử dụng vốn vay sai mục đích. Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp của người lao động trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Tích cực tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước; phát triển Học viện Quốc phòng ngang tầm khu vực và thế giới

Tích cực tham mưu chiến lược cho Đảng, Nhà nước; phát triển Học viện Quốc phòng ngang tầm khu vực và thế giới

Chiều 12/12, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và nói chuyện với lãnh đạo, cán bộ, giảng viên, học viên, hạ sĩ quan, chiến sĩ Học viện Quốc phòng.
Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Bắc Yên (Sơn La): Thực hiện tốt chính sách cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS

Tin tức - Phương Linh - 3 giờ trước
Tính đến thời điểm hiện tại, huyện Bắc Yên (tỉnh Sơn La) có 99 Người có uy tín, trong đó 60 Người có uy tín là đảng viên, 10 Người có uy tín là bí thư, trưởng xóm. Trong những năm qua, huyện đã dành nguồn lực để thực hiện các chế độ chính sách, chăm lo cho Người có uy tín trên địa bàn.
Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Đòn bẩy để người dân Sơn Dương thoát nghèo

Công tác Dân tộc - Hà Phúc - 3 giờ trước
Những năm qua, huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) đã tích cực huy động, bố trí các nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tạo nguồn vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách. Từ đó, người dân có thêm nhiều cơ hội để tạo ra việc làm mới; tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.
Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Báo động tình trạng học cách tự chế pháo nổ trên mạng - hậu quả khôn lường

Pháp luật - Minh Nhật - 3 giờ trước
Vào thời điểm cuối năm và cận Tết Nguyên đán, nhiều thanh niên, học sinh trên địa bàn các tỉnh, thành phố trong cả nước đã tự mày mò, tìm hiểu trên mạng xã hội... để mua nguyên vật liệu nổ rồi tự chế tạo pháo nổ. Đây là những hành vi vi phạm pháp luật, tiềm ẩn mối nguy hiểm khôn lường đến tính mạng, sức khỏe của người dân và tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương.
Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Bình Định: Mưa lớn khiến đèo An Khê bị sạt lở, giao thông bị ùn tắc

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Mưa lớn kéo dài gây ra sạt lở tại đèo An Khê, khiến một phần đường bị ngập nước và giao thông bị chậm trễ tại Quốc lộ 19. Đơn vị thi công cùng với lực lượng chức năng cố gắng khắc phục hậu quả và bảo đảm an toàn cho người đi lại.
Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Sắc màu 54 - T.Nhân - H.Trường - 3 giờ trước
Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng vừa ký Quyết định số 3994/QĐ-BVHTTDL ghi danh, đưa Lễ hội Cầu ngư Vạn đầm Xương Lý (xã Nhơn Lý, Tp. Quy Nhơn, Bình Định) vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Sơn La: Dấu ấn giảm nghèo ở đồng bào dân tộc La Ha nhìn từ điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS

Công tác Dân tộc - Tùng Nguyên - 4 giờ trước
So với số liệu cuộc điều tra thực trạng kinh tế - xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, hiện tỷ lệ nghèo trong đồng bào dân tộc La Ha ở tỉnh Sơn La đã giảm 26%, dù chuẩn nghèo đã được nâng lên so với thời điểm 05 năm trước. Đây là thành tựu ấn tượng, cho thấy hiệu quả của các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Sóc Trăng: Tăng cường giám sát để nâng cao hiệu quả chính sách đào tạo nghề cho lao động DTTS

Xã hội - Tào Đạt - Như Tâm - 4 giờ trước
Thời gian qua, Tiểu dự án 3 "Dự án phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi" của Dự án 5, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng. Kết quả có được là nhờ sự giám sát thực hiện chặt chẽ trong quá trình triển khai, trong đó vai trò nòng cốt là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Sóc Trăng.
Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông

Media - BDT - 4 giờ trước
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng nay ngày 13/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Giai điệu vang trong từng góc phố. Để người nông dân làm giàu từ khoai mì. Lễ cúng bến nước dân tộc M'nông ở Đắk Nông. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất Cộng hòa Dominica

Thời sự - PV - 22:08, 12/12/2024
Chiều 12/12, tại trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp thân mật đồng chí Miguel Mejia, Tổng Bí thư Đảng Phong trào Cánh tả Thống nhất (MIU), Bộ trưởng Bộ Chính sách Hội nhập Khu vực của Cộng hòa Dominica, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam. Cộng hòa Dominica là quốc gia đang phát triển có nền kinh tế tăng trưởng nhanh hàng đầu khu vực Mỹ La tinh và Caribe.
Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Động lực xóa bỏ “5 nhất” ở Cao Bằng: Tăng tốc thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (Bài cuối)

Công tác Dân tộc - Như Anh - 21:11, 12/12/2024
Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng của tỉnh là nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719).