Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Vươn lên từ vốn vay ưu đãi

Phương Linh - 06:12, 27/03/2024

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang, nguồn vốn tín dụng chính sách đã phủ kín 100% xã, phường, thị trấn và 100% thôn, bản với trên 2.375 Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV). Các Tổ TK&VV đã chuyển tải đầy đủ, kịp thời nguồn vốn vay ưu đãi đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, đã hỗ trợ thiết thực, giúp đỡ nhiều hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS tại các địa phương trong tỉnh từng bước ổn định cuộc sống.

Nhờ nguồn vốn vay từ tín dụng chính sách xã hội, hộ vay Chẩu Văn Binh ở thôn Nà Muông xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đã vươn lên thoát nghèo
Nhờ nguồn vốn vay từ tín dụng chính sách xã hội, hộ vay Chẩu Văn Binh ở thôn Nà Muông xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình đã phát triển chăn nuôi bò, vươn lên thoát nghèo

Những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trong tỉnh đã làm tốt công tác uỷ thác vốn vay từ NHCSXH, trở thành “cầu nối” quan trọng khi mang nguồn vốn vay ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Từ đó, nhiều gia đình đã có vốn đầu tư và phát triển trồng trọt, chăn nuôi, từng bước vươn lên thoát nghèo bền vững.

Ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang cho biết: Năm 2023, tín dụng chính sách xã hội luôn được các cấp, các ngành, địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện, nhất là đối với người nghèo. Hiện nay, nguồn vốn cho vay của NHCSXH được chuyển tải phủ khắp đến 100% xã, phường, thị trấn, nhằm phục vụ và tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn tín dụng ưu đãi một cách thuận lợi, kịp thời và đúng đối tượng thụ hưởng, đáp ứng phù hợp nhu cầu vốn.

Qua đó, hội viên của các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác trên địa bàn tỉnh có thêm điều kiện đầu tư trồng trọt, chăn nuôi, từ đó tăng thu nhập, ổn định cuộc sống hơn. Đến nay, NHCSXH tỉnh đã triển khai nguồn vốn vay trên địa bàn với số tiền hơn 4.282 tỷ đồng với trên 80.000 khách hàng còn dư nợ vốn vay.

Đầu tư chăn nuôi là một trong những hướng đi phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi trên địa bàn huyện Yên Sơn
Đầu tư chăn nuôi là một trong những hướng đi phát huy hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi trên địa bàn huyện Yên Sơn

Từ nguồn vốn chính sách được vay, anh Đặng Văn Lanh ở Thôn Làng Là, Thị trấn Yên Sơn, huyện Yên Sơn đã đầu tư mô hình Chăn nuôi bò sinh sản từ chương trình cho vay hộ nghèo, Anh chia sẻ: “Ðược hỗ trợ vay nguồn vốn từ NHCSXH huyện 50 triệu đồng, cùng tiền tích luỹ 20 triệu đồng, tôi đầu tư mua 03 con bò sinh sản. Hiện tại đàn bò gia đình tôi đang phát triển rất tốt, mang lại hiệu quả kinh tế. Mỗi năm gia đình tôi thu về 25 triệu đồng/năm. Tôi mong muốn tới đây sẽ nhân rộng mô hình này và làm thêm mô hình trồng cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Cũng rất mong được NHCSXH huyện và cấp trên sẽ hỗ trợ cho tôi thêm nguồn vốn để đầu tư phát triển kinh tế gia đình”.

Tranh thủ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Lâm Bình, anh Chẩu Văn Binh ở thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà mạnh dạn thử nghiệm mô hình chăn nuôi bò sinh sản. Nhờ cần cù chịu khó, lấy công làm lời nên trong năm qua, anh Bình duy trì được mô hình. Anh Chẩu Văn Binh cho biết cho biết: “Các anh em trong TT&VV đã hỗ trợ tôi tận tình. Phía NHCSXH cũng đã hỗ trợ tôi kịp thời, giải ngân cho tôi nguồn vốn vay 70 triệu đồng để kịp thời tái đàn. Gia đình dùng nguồn phân chuồng để dùng cho hầm bể BIOGAS để tạo chất đốt và nguồn phân chuồng còn dùng để trồng lúa, ngô và lạc giúp tăng năng suất cây trồng và tiết kiệm chi phí trong trồng trọt. Hiện nay, với việc duy trì chăn nuôi bò sinh sản, gia đình thu lợi nhuận khoảng từ 120-140 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm cho 2 lao động tại địa phương với thu nhập trung bình 6 triệu đồng/tháng”.

Xưởng dệt của chị Dương Thị Luyến ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) là một trong rất nhiều hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi
Xưởng dệt của chị Dương Thị Luyến ở thôn Nà Tang, xã Hùng Lợi (Yên Sơn) là một trong rất nhiều hộ sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay ưu đãi

Với sự tài trợ toàn diện từ vốn, cơ chế, cùng với tư duy dám nghĩ, dám làm của những người nghèo muốn thoát nghèo, đã có nhiều hộ vươn lên ổn định cuộc sống, kinh tế phát triển hơn. Năm 2023, tổng doanh số cho vay của chi nhánh NHCSXH tỉnh Tuyên Quang đạt 1.141,2 tỷ đồng, với hơn 21.591 lượt khách hàng được vay vốn. Trong đó, doanh số cho vay đối với đối tượng thuộc 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 đạt 982,3 tỷ đồng (chiếm 86,1% doanh số cho vay). Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 18,9% năm 2022 xuống còn 14,03% năm 2023, nâng cao mức thu nhập bình quân đầu người từ 37,7 triệu đồng/ năm năm 2022 lên gần 40 triệu đồng/năm năm 2023.

Ðể nâng cao hơn nữa hiệu quả của chương trình giảm nghèo, thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tập trung ưu tiên các nguồn lực thực hiện chương trình giảm nghèo đối với vùng đồng bào DTTS; chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khơi dậy ý chí chủ động tự vươn lên thoát nghèo của người dân, vận động để thay đổi suy nghĩ, cách làm, thói quen của bà con theo hướng “bắt tay, chỉ việc” giúp họ tự tổ chức sản xuất, ổn định cuộc sống.

“Hoạt động của NHCSXH trên địa bàn tỉnh đã góp phần cùng với địa phương ngăn chặn việc cho vay nặng lãi ở khu vực nông thôn, giúp người dân nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống đáng kể. Từ đó, góp phần chung tay trong công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm dần qua từng giai đoạn”, ông Vũ Thế Anh, Phó Giám đốc chi nhánh NHCSXH tỉnh cho biết thêm.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Quảng Nam: Các mô hình phát triển sản xuất giúp đồng bào giảm nghèo bền vững

Công tác Dân tộc - T.Nhân - H.Trường - 6 phút trước
Những năm gần đây, từ nguồn lực các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS, tỉnh Quảng Nam đã và đang tích cực triển khai các mô hình liên kết phát triển sản xuất cho người dân. Với các mô hình sản xuất phù hợp, hàng trăm hộ khó khăn trên địa bàn có điều kiện cải thiện sinh kế, vươn lên thoát nghèo.
Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Kon Tum: 28 năm 6 tháng tù giam cho 4 đối tượng tàng trữ và mua bán trái phép chất ma túy

Pháp luật - Ngọc Chí - 9 phút trước
Sáng 4/4, Tòa án nhân dân huyện Đăk Hà (Kon Tum) tổ chức xét xử sơ thẩm vụ án “Tàng trữ trái phép chất ma túy” và “Mua bán trái phép chất ma túy”, theo quy định tại Điều 249 và Điều 251, Bộ luật Hình sự.
Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ có hơn 300 đồng bào, nghệ nhân tham gia

Tin tức - Ngọc Vân - 10 phút trước
Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2025 sẽ được tổ chức trong 04 ngày (từ ngày 17 - 20/4/2025) tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội.
Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Quảng Ninh: Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao đời sống đồng bào DTTS

Dân tộc - Tôn giáo - Minh Thu - 12 phút trước
Từ năm 2023, tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Kế hoạch về thực hiện Đề án chuyển đổi số (CĐS) và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719). Với nhiều tiện ích mang lại, CĐS và ứng dụng CNTT đang được các địa phương trong tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh triển khai, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS, qua đó giúp người dân tiếp cận các chính sách dân tộc nhanh chóng, hiệu quả, đồng thời ứng dụng hiệu quả trong đời sống và sản xuất.
Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Gia Lai tích cực hưởng ứng Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện

Xã hội - Ngọc Thu - 14 phút trước
Ngày 4/4, tại Tp. Pleiku đã diễn ra Chương trình hiến máu hưởng ứng 25 năm Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4, do Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện tỉnh Gia Lai tổ chức, với chủ đề Hiến máu cứu người - Một nghĩa cử cao đẹp!
Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 4/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Ðường Hồ Chí Minh trên biển Cà Mau là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa Dơi Sóc Trăng. Những người con của bản. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Kính gửi: Các đơn vị quan tâm

Sự kiện - Bình luận - BDT - 15 phút trước
Căn cứ Quyết định số 475/QĐ-UBDT ngày 23/7/2024 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT về chủ trương đầu tư dự án “Xây dựng Báo Dân tộc và Phát triển thành cơ quan truyền thông đủ năng lực đáp ứng yêu cầu về công tác dân tộc và thông tin tuyên truyền hiệu quả, kịp thời về Đề án tổng thể và CTMTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 theo Nghị quyết 88/2019/QH14 và Nghị quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội”;
Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Tiếp thêm động lực cho nghệ nhân vùng đồng bào DTTS

Văn hóa dân tộc - PV - 35 phút trước
Ở nhiều địa phương, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), chế độ chính sách hiện chưa thỏa đáng so với những đóng góp của nghệ nhân với cộng đồng. Xây dựng trợ cấp mức sinh hoạt hằng tháng đối với nghệ nhân đã có danh hiệu là nguồn động viên để họ tiếp tục chăm lo, truyền dạy các giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ.
Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Thủ tướng yêu cầu triển khai hiệu quả đợt cao điểm tấn công tội phạm lừa đảo trên không gian mạng

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 29/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh công tác phòng ngừa, xử lý hoạt động sử dụng công nghệ cao trên không gian mạng để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô Hà Nội sắp được xây dựng

Tôn giáo - Tín ngưỡng - Văn Hoa - 2 giờ trước
Nhằm giới thiệu, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống Phật giáo Thủ đô, UBND Thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1889/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm văn hóa Phật giáo Thủ đô; địa điểm tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm.

"Festival Phở năm 2025" quy tụ phở ba miền Bắc-Trung-Nam

Ẩm thực - Minh Nhật - 2 giờ trước
Chương trình “Festival Phở năm 2025” nhằm quảng bá hình ảnh “Phở Hà Nội” sẽ được tổ chức tại Hoàng thành Thăng Long. Chương trình sẽ có hơn 50 gian hàng, quy tụ các thương hiệu phở nổi tiếng cả ba miền Bắc-Trung-Nam