Xã hội -
Phương Linh - Quỳnh Yến -
15:46, 26/01/2024 Thời gian qua, nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã trở thành "trợ lực" giảm nghèo đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Nhờ đó, nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần tích cực vào kết quả chung của hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) và Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Năm 2023, tỉnh Phú Yên tập trung triển khai hiệu quả các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG), nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh được kéo giảm đáng kể.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), với 10 dự án thành phần được triển khai nhằm giải quyết những khó khăn nhất ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, từ đó phát huy nội lực của Nhân dân để cùng địa phương xây dựng nông thôn mới (NTM). Nhưng để vừa giảm nghèo, vừa về đích NTM thì việc xây dựng, ban hành một bộ tiêu chí riêng về xây dựng NTM cho địa bàn này là hết sức cần thiết, theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị khóa XII tại Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019.
Được cung cấp thông tin cung cấp đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, bà con tại Sơn Dương, Tuyên Quang đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo.
Vừa tiếp sức, vừa khơi dậy khát vọng để người dân phát huy nội lực, chủ động vươn lên thoát nghèo, xây dựng cuộc sống mới là giải pháp chính trong nỗ lực thực hiện chương trình giảm nghèo của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai. Đặc biệt, với các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, tinh thần chủ động càng phải cao hơn, nhằm duy trì bền vững thành quả đạt được; góp phần nâng cao đời sống cho người dân.
Huyện biên giới Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông là nơi sinh sống của 23 dân tộc anh em. Thời gian qua, nhờ các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp chính quyền địa phương đã huy động tốt các nguồn lực để nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào DTTS.
Giúp người nghèo phát triển kinh tế có nhiều cách, nhưng vẫn có những ý kiến tranh luận về phương cách giúp người nghèo vươn lên trong cuộc sống. Chuyện trao “con cá” hay “cần câu” cũng đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều khiến chính sách giảm nghèo bị ảnh hưởng.
Người nghèo có thể coi là đối tượng yếu thế trong xã hội, dễ bị tổn thương. Để giúp đỡ họ một cách chân tình, hiệu quả, các cấp, các ngành cần phải đặt mình vào hoàn cảnh của họ để thấu hiểu, cảm thông.
Nhờ triển khai hiệu quả việc hỗ trợ sinh kế, đa dạng hóa mô hình sản xuất từ nguồn lực Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào DTTS vùng cao của tỉnh Bình Thuận đã được nâng lên rõ rệt.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, huyện Đồng Hỷ đang tích cực đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới mục tiêu giải quyết việc làm, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Sau 20 năm thành lập huyện, từ một huyện miền núi nghèo thiếu điện, đường, trường, trạm, nhờ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đầu tư các chương trình, dự án, chính sách, đăc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) mà hiện nay đời sống của bà con DTTS ở Tây Giang đã ngày một đổi thay, cơ sở hạ tầng được phát triển đồng bộ.
Vừa qua, Đảng bộ huyện Đồng Hỷ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và phong trào thi đua yêu nước năm 2023; triển khai nhiệm vụ chính trị năm 2024. Dự Hội nghị có các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Vũ Duy Hoàng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Phạm Thái Hanh, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy.
Huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) là địa phương có nhiều xã vùng sâu, vùng xa và có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, Do vậy, huyện luôn xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm Theo đó, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc. Với những chính sách hỗ trợ kịp thời, hiệu quả, năm 2023, Đồng Hỷ đã giảm tỷ lệ hộ nghèo, đạt 3,48%, vượt kế hoạch đề ra.
Media -
PV -
08:25, 14/12/2023 Vùng dân tộc thiểu số và miền núi hiện vẫn đang là lõi nghèo của cả nước. Để thúc đẩy giảm nghèo bền vững cùng với nỗ lực của người dân còn có vai trò quan trọng mang tính động lực từ chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước. Trên cơ sở các chính sách nguồn lực này, thời gian qua đã được nhiều địa phương vận dụng lồng ghép và phát huy một cách hiệu quả, tạo ra những kết quả nổi bật trong giảm nghèo.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện Tiểu dự án 2 “Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đã góp phần giúp người dân tạo sinh kế, từng bước thoát nghèo bền vững.
Si Ma Cai là huyện khó khăn nhất của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền địa phương đã có nhiều giải pháp tạo sinh kế giúp người dân cải thiện thu nhập, từng bước xóa đói giảm nghèo vươn lên khá giàu. Địa phương xác định, mục tiêu lâu dài trong chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo sinh kế là tạo động lực để nông dân khởi nghiệp, thực hiện các mô hình, từ đó thay đổi cách thức, tư duy sản xuất.
Thực hiện phong trào phụ nữ thi đua phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, những năm qua, với sự cố gắng nỗ lực của các cơ sở Hội, chi hội và các tầng lớp hội viên phụ nữ, phụ nữ huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đang ngày càng khẳng định tinh thần cần cù, sáng tạo, nhạy bén trong lao động sản xuất, vươn lên thoát nghèo.
Thời gian qua, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) đã thực hiện tốt các chính sách giảm nghèo. Trong đó, đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, chuyển giao khoa học – kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, giúp thu nhập của người dân được cải thiện và nâng cao, tạo nền tảng để giảm nghèo bền vững.
Để góp phần cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, rất nhiều các hoạt động, các dự án, công trình cấp điện được triển khai trên địa bàn huyện Sơn Dương. Điều này giúp phục vụ sản xuất và đời sống của người dân, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Nhờ mạnh dạn chuyển đổi, tái cơ cấu cây trồng, những nương ngô, nương lúa thiếu nước, đất trồng màu kém hiệu quả đã được chuyển sang trồng dâu nuôi tằm, gắn với liên kết sản xuất cho hiệu quả kinh tế. Theo đó, người dân Sơn Dương đã từng bước thoát nghèo, có vốn để tích luỹ, tái đầu tư sản xuất.