Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Khi những thứ “rẻ như cho” trở thành hàng hóa đắt khách

Tiêu Dao - 23:22, 06/07/2024

Những năm gần đây, nhờ những chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước mà đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Quảng Nam đã có nhiều đổi thay đáng kể. Đồng bào đã chủ động vươn lên phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và từng bước làm giàu.

Người dân miền Tây xứ Quảng phát huy di sản văn hóa truyền thống để làm du lịch, nâng cao thu nhập
Người dân miền Tây xứ Quảng phát huy di sản văn hóa truyền thống để làm du lịch, nâng cao thu nhập

Làm giàu từ những thứ “rẻ như cho”

Tôi bắt đầu câu chuyện này với đẳng sâm hay ba kích tím, sản vật chẳng lạ ở vùng cao miền Tây xứ Quảng. Thứ hàng hóa giản dị của đồng bào DTTS bán dọc đường với giá “rẻ như cho” ngày trước chẳng mang lại thu nhập cao cho người dân, nhưng bây giờ lại nổi tiếng, trở thành loại cây giảm nghèo.

Ông Nguyễn Văn Lượm, Chủ tịch UBND huyện Tây Giang bảo rằng, chính người dân đã “đánh thức sức sống” của những vùng đất tưởng chừng khô cằn. Nhiều mảnh vườn trở thành vùng chuyên canh cây đẳng sâm và ba kích tím. Đến vụ thu hoạch, thương lái vào thu mua tận vườn với giá không hề rẻ. Bà Briu Thị Thịnh, dân tộc Cơ Tu ở xã biên giới Ch’Ơm, huyện Tây Giang chia sẻ: “Cây đẳng sâm và ba kích tím đã đem lại cho mình thêm kinh tế, có tiền mua gạo để ăn, nuôi con ăn học. Cuộc sống đỡ vất vả hơn trước nhiều”.

Còn A Lăng Lơ, Trưởng thôn A Choong, Giám đốc HTX Nông nghiệp Ch’Ơm cho biết, với việc trồng 1ha cây đẳng sâm cho thu hoạch khoảng 2 tấn sâm củ tươi, với giá trung bình 200 nghìn đồng/kg như hiện nay, sẽ thu về 400 triệu đồng, lợi gấp hơn 20 lần trồng lúa. Riêng ở xã Ch’Ơm có 100% hộ dân tham gia trồng đẳng sâm với tổng diện tích hơn 200ha, trong đó thôn Achoong chiếm gần một nửa. Từ đó, đời sống bà con Cơ Tu khá dần lên.

Người dân là chủ thể để làm du lịch, đặc biệt là du lịch cộng đồng. Nhiều điểm du lịch, nhiều homestay đã thu hút hàng trăm lượt du khách trong và ngoài nước ghé thăm hằng tháng. Điều này góp phần không nhỏ vào việc thay đổi sắc diện vùng cao.”

Ông Pơloong Plênh, Phó Trưởng Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Tây Giang

Theo lãnh đạo xã Ch’Ơm, đẳng sâm và ba kích tím đã góp phần thay đổi bộ mặt của xã và thay đổi nhận thức của người dân, góp phần phát triển kinh tế vườn, từ sản vật địa phương, mở ra cơ hội giảm nghèo bền vững cho đồng bào Cơ Tu. Có lẽ với những người dân Cơ Tu nơi này đều không nói quá, bởi sản phẩm này đã có mặt trên các kệ hàng ở 20 siêu thị Big C khu vực miền Trung và miền Nam. Chỉ chừng đó thôi cũng đủ thấy sức bật của nông sản vùng cao.

Đi qua những khu tái định cư mới trên địa bàn các huyện như Đông Giang, Nam Giang, Tây Giang ven đường Hồ Chí Minh của tỉnh Quảng Nam sẽ dễ nhận thấy cuộc sống của đồng bào nơi đây đang dần đổi thay, phát triển. Tại khu tái định cư của nhiều thôn làng, những ngôi nhà mới đã, đang được dựng lên, hệ thống giao thông, điện, nước sạch cũng đã được xây mới, có đất sản xuất, đồng bào tích cực phát triển sản xuất, chăn nuôi... Bài toán xóa nghèo đang có lời giải.

Đời sống người dân vùng cao đã đổi thay rõ rệt
Đời sống người dân vùng cao đã đổi thay rõ rệt

“Kéo” du khách về làng

Đồng bào Cơ Tu ở Quảng Nam hiện nay không chỉ thay đổi cách trồng trọt mà còn chú trọng quảng bá sản phẩm từ các ứng dụng số. Và giờ nông sản không mang đi đổi lấy gạo, thổ cẩm không đổi lấy trâu, bò nữa mà bán lấy tiền. “Cứ đưa sản phẩm lên Facebook là có người hỏi mua ngay”, chị Alăng Thị Nhôn, 41 tuổi, người Cơ Tu ở xã Ch’Ơm bày tỏ.

Còn theo chị Cor Thị Nghệ, quản lý HTX Rừng xanh rau sạch, sản phẩm của mình sạch, chất lượng đảm bảo, nên khi sử dụng, khách hàng sẽ yên tâm và quay trở lại.

Bây giờ, những mảnh vườn hoang hóa xưa kia đã được “quy hoạch” để xây dựng sản phẩm có thương hiệu. Trong mùa lễ hội hay sự kiện, nông sản hay đặc sản vùng cao luôn được giới thiệu để bán, thậm chí bán với giá cao.

Những địa phương ở miền Tây xứ Quảng đang có nhiều ý tưởng mới, ngay cả trồng rau, hoa cũng có thể làm du lịch. Những con đường mới đã được mở ra, du khách bây giờ không còn khó khăn khi đến với những làng bản để trải nghiệm với người dân vùng cao, thưởng thức đặc sản, tham quan, nghỉ dưỡng tại các homestay cùng với những loại nông sản đã trở thành đặc sản làm quà. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại Kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Quyết định số 1087/QĐ-TTg ngày 2/10/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc đến năm 2030”.
Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình 1719

Nâng cao chất lượng cuộc sống cho đồng bào từ Chương trình 1719

Chính sách dân tộc - Phương Nghi - 2 giờ trước
Qua gần 4 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719), các cấp ủy Đảng, chính quyền trên địa bàn huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng đã đẩy mạnh việc hỗ trợ nhà ở, nước sinh hoạt, chuyển đổi nghề cho người dân... Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ công và tư duy về môi trường số cho đồng bào dân tộc thiểu số

Khoa học - Công nghệ - Minh Nhật - 2 giờ trước
Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện đời sống người dân. Tuy nhiên, việc tiếp cận DVCTT đối với người dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa vẫn còn nhiều thách thức. Một trong những giải pháp nhằm nâng cao tiếp cận DVCTT là tăng cường tuyên truyền để người dân thấy được lợi ích của DVC, từ đó nâng cao nhận thức và tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ này.
Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Ông Tà Thía Ca - Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Raglay

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 2 giờ trước
Ông Tà Thía Ca là Người có uy tín thôn Rồ Ôn thuộc xã Phước Hà, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận. Ông tận tâm chăm lo xây dựng bản làng vùng đồng bào Raglay ngày càng no ấm, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng khởi sắc.
Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Quảng Ninh: Huy động tổng lực tái thiết trường học sau bão lũ

Giáo dục - Mỹ Dung - 2 giờ trước
Mặc dù có tới 60% cơ sở giáo dục trên địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề cơn bão số 3; tuy nhiên chỉ sau 2 tuần khi cơn bão đi qua, hoạt động giáo dục trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã cơ bản ổn định trở lại. Đặc biệt, mới đây Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Nghị quyết số 42/2024/NQ-HĐND "Về một số biện pháp hỗ trợ khắc phục hậu quả bão số 3, trong đó có chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh, góp phần giảm bớt khó khăn cho các gia đình sau bão lũ, giúp các em học sinh yên tâm đến trường.
Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Bắc Giang tổ chức nhiều Hội nghị phổ biến, giáo dục pháp luật

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 2 giờ trước
Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang và Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Bắc Giang vừa phối hợp tổ chức 10 hội nghị tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trên địa bàn huyện Lục Nam.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

“Thủ lĩnh của sự thay đổi” - Những “hạt nhân” tiên phong thúc đẩy bình đẳng giới ở Kbang

Giáo dục - Ngọc Thu - 2 giờ trước
Câu lạc bộ (CLB) “Thủ lĩnh của sự thay đổi” là một trong các mô hình cốt lõi của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết một số vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I từ 2021 - 2025. Tại huyện Kbang (Gia Lai), CLB đã trang bị cho học sinh DTTS nhiều kiến thức, kỹ năng hữu ích để các em tự tin nói lên tiếng nói của mình.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang: Nhìn lại chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành

Pháp luật - Tào Đạt - Tiến Vinh - 2 giờ trước
Ngày 6/10/1975, lực lượng Công an vũ trang tỉnh Rạch Giá, nay là Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang chính thức triển khai trong phạm vi toàn tỉnh. Từ đây, bắt đầu chặng đường 49 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang. Và ngày 26/10/2018, Bộ Tư lệnh Bộ tư lệnh Bộ đội Biên phòng, đã ra Quyết định số 4424/QĐ-BTL công nhận ngày 6/10/1975 là Ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang...
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) phát triển AI tạo sinh từ góc nhìn thực tiễn

Khoa học - Công nghệ - Vân Khánh - 2 giờ trước
Tại lễ Kỷ niệm 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam 2024 vừa được tổ chức ngày 1/10, VNPT mang tới những góc nhìn thực tiễn về loạt công nghệ tiên tiến, trong đó nổi bật là những ứng dụng từ AI tạo sinh (Generative AI).
Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Lập làng, dựng bản sau sạt lở

Vấn đề - Sự kiện - Thanh Hải - 2 giờ trước
Thiên tai vừa lắng xuống, những cuộc mở đường, tìm đất lập làng, dựng bản đã bắt đầu đầy rốt ráo, như chính niềm mong ngóng an cư, tái thiết cuộc sống của người dân. Lập làng, dựng bản dẫu khẩn trương, cấp bách nhưng không thể không kỹ lưỡng...
Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Rộn ràng Lễ hội Katê 2024 tại đền thờ Po Nit

Tin tức - Lâm Tấn Bình - 2 giờ trước
Lễ hội Katê năm 2024 tại đền thờ Po Nit - Di tích lịch sử cấp Quốc gia (thuộc thôn Bình Hiếu, xã Phan Hiệp, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận) diễn ra với quy mô hoành tráng, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương và du khách đến tham gia hành hương vui hội.