Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nhìn lại công tác giảm nghèo ở Mường Lát

Quỳnh Trâm - 06:31, 26/06/2024

Những năm qua, huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) đã chứng kiến những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo. Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, đời sống của đồng bào các dân tộc ở huyện biên giới này đang có nhiều khởi sắc.

Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ sự hỗ trợ của nhà nước
Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ sự hỗ trợ của Nhà nước

Mường Lát là địa phương có hơn 95% dân số là đồng bào DTTS, gồm 6 dân tộc cùng sinh sống là Thái, Mông, Mường, Dao, Khơ Mú và Kinh. Những năm qua, cùng với chính sách đầu tư, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước; sự nỗ lực của chính quyền địa phương và người dân trong triển khai đồng bộ nhiều giải pháp đã thúc đẩy kinh tế - xã hội (KT-XH) ở Mường Lát từng bước phát triển, theo đó đời sống của người dân được cải thiện.

Ông Hoàng Văn Dũng - Phó Chủ tịch UBND huyện Mường Lát cho hay, kết quả này là từ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TU ngày 29/9/2022 về xây dựng và phát triển huyện Mường Lát đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị quyết nhằm tập trung nguồn lực, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển KT-XH và làm cơ sở để Mường Lát vươn lên thoát nghèo. Ngay sau khi Nghị quyết ban hành, huyện đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ, cả hệ thống chính trị vào cuộc để tuyên truyền, vận động bà con thực hiện các chính sách ưu tiên phát triển nông - lâm nghiệp, phát triển chăn nuôi.

Mô hình chăn nuôi bò sinh sản giống địa phương theo hình thức “ngân hàng bò” phát huy hiệu quả ở huyện Mường Lát
Mô hình chăn nuôi bò sinh sản giống địa phương theo hình thức “ngân hàng bò” phát huy hiệu quả ở huyện Mường Lát

Trong đó, huyện cũng xác định phát triển lúa nếp Cay Nọi - một loại lúa nếp đặc sản, cũng là sản phẩm OCOP 3 sao trở thành sản phẩm đặc trưng của địa phương. Qua đó mà đến nay, toàn huyện có khoảng 800 ha trồng lúa nước, thì 600 ha là trồng lúa nếp Cay Nọi. Đây là giống lúa nếp được trồng nhiều nhất ở xã Quang Chiểu, vì thời gian gieo trồng khá dài (khoảng 5 tháng) nên chỉ trồng được 1 vụ, nhưng năng suất, giá thành cao.

Ông Hà Văn Hoàn - Bí thư Đảng ủy xã Quang Chiểu cho biết: “Lúa nếp Cay Nọi là giống lúa đặc trưng của địa phương, giá trị giống lúa này cao hơn so với các loại lúa khác, nhờ đó đã nâng cao thu nhập cho người dân. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng nghiên cứu, sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết, bao tiêu sản phẩm, từ đó góp phần nâng cao chất lượng, thương hiệu cho lúa nếp Cay Nọi, mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân”.

Để giúp bà con thoát nghèo bền vững, huyện Mường Lát cũng xác định vấn đề quan trọng nhất là thay đổi tư duy, nhận thức, nếp nghĩ, cách làm của bà con. Giờ đây, đa số người dân không còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước mà mỗi người dân đã tự lực vươn lên phát triển kinh tế.

Lúa nếp Cay Nọi, mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Mường Lát
Lúa nếp Cay Nọi, mở ra cơ hội thoát nghèo cho nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Mường Lát

Điển hình như gia đình chị  Sung Thị Lâu ở bản Pù Toong, xã Pù Nhi (Mường Lát) trước đây cũng thuộc diện hộ nghèo. Nhờ được hỗ trợ 1 con bò sinh sản (trị giá 10 triệu đồng) theo Đề án “Ổn định đời sống, sản xuất và phát triển KT-XH đồng bào Mông huyện Mường Lát giai đoạn 2016 - 2020”, đã tạo thêm sinh kế cho gia đình. 

Cùng với nguồn vốn hỗ trợ của Đề án, chị Lâu đăng ký tham gia lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi do UBND xã Pù Nhi tổ chức. Sau khi học xong, chị vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi để mua giống lúa lai, cây bưởi, cam giống và mua thêm gia súc, gia cầm để mở rộng sản xuất. Đến nay, gia đình chị Lâu đã phát triển đàn bò lên 12 con, hơn 200 con gà, 1 ha xoan, 6 sào lúa và 1 ha mía, mang lại thu nhập khoảng 120 triệu đồng/năm.

Ở Mường Lát hiện đang có nhiều mô hình phát triển kinh tế mang lại hiệu quả từ sự hỗ trợ của các cấp, các ngành. Ví dụ như mô hình nuôi vịt siêu đẻ, nuôi ếch thương phẩm ở xã Mường Chanh do Đoàn KT-QP 5 triển khai. 

Hay mô hình chăn nuôi bò sinh sản giống địa phương theo hình thức “ngân hàng bò”; mô hình trồng cỏ kết hợp chăn nuôi bò theo hình thức bán chăn thả, với diện tích trồng cỏ trên 100 ha; mô hình trồng dưa hấu tại xã Quang Chiểu mang lại thu nhập 50 - 60 triệu đồng/ha... 

Ngoài ra, các đơn vị trên địa bàn còn thực hiện nhiều mô hình, chương trình như: “Đảng viên kết nghĩa, đỡ đầu hộ nghèo”, “Nâng bước em tới trường”, “Đồng hành cùng phụ nữ biên cương”... góp phần giúp bà con vươn lên trong cuộc sống.

Mường Lát đã, đang được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia
Người dân ở Mường Lát đã, đang được thụ hưởng nhiều chính sách hỗ trợ từ 3 Chương trình mục tiêu quốc gia để phát triển kinh tế

Nhờ sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong việc xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới mà tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Mường Lát giảm theo từng năm. Tính đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở Mường Lát còn khoảng 39% (giảm 16,8% so với năm 2021), trong đó, thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 25 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa... được quan tâm đầu tư, từng bước khang trang, đồng bộ.

Mặc dù cấp ủy, chính quyền, các lực lượng đứng chân trên địa bàn huyện Mường Lát đã có nhiều chính sách, nhiều mô hình thiết thực giúp bà con vươn lên thoát nghèo, tuy nhiên thực tế cho thấy, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân về địa hình nên đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo tuy có giảm giảm nhưng vẫn còn tương đối cao.so với mặt bằng chung của tỉnh. Vì vậy, rất cần sự chung tay, hỗ trợ hơn nữa của các cấp, các ngành trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện vùng cao này.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hồng Dân (Bạc Liêu): Nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ DTTS đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Hồng Dân (Bạc Liêu): Nâng cao dân trí, tạo nguồn cán bộ DTTS đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới

Trước yêu cầu đổi mới và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương, để thực hiện hiệu quả các chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra trong vùng đồng bào DTTS, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu xác định, đội ngũ cán bộ là then chốt, trong đó vai trò đội ngũ cán bộ là người DTTS có ý nghĩa quan trọng. Theo đó, nhiều năm nay, huyện Hồng Dân đã nỗ lực trong công tác giáo dục- đạo tạo, nâng cao dân trí, bồi dưỡng nguồn nhân lực làm nền tảng phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS.
Tin nổi bật trang chủ
Làng trống bên dòng sông Thu

Làng trống bên dòng sông Thu

Sản phẩm - Thị trường - Minh Ngọc – Bảo Anh - 16:59, 28/09/2024
Từ hàng trăm năm qua, nghề làm trống ở làng Lâm Yên đã tạo nên thương hiệu cho tiếng trống của làng. Nơi làng trống này đã có nhiều đời truyền nghề cho thế hệ sau, để những mùa hội lại rộn ràng tiếng trống như nhắc nhở con cháu luôn hướng về cội nguồn dân tộc, về văn hóa của cha ông.
Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Nghi lễ Lang Ndaw của người Chăm

Sắc màu 54 - Bá Minh Truyền - 16:56, 28/09/2024
Nghi lễ Lang Ndaw tạm dịch là Lễ tế trâu tôn chức ông Kadhar. Trong các chức sắc người Chăm thực hành nghi lễ trên đền tháp và các nghi lễ của dòng tộc, ông Kadhar đóng vai trò rất quan trọng trong việc hướng dẫn thực hành nghi lễ và hát thánh ca. Từ khi nhập môn, ông Kadhar trải qua các giai đoạn tấn phong rồi mới được phép làm chủ lễ và được mặc tấm chăn có đính hoa văn thổ cẩm. Diễn trình nghi lễ Lang Ndaw có các nghi lễ hiến tế con vật, cúng cơm, hát lễ và múa mừng.
Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Hoạch định chính sách dân tộc từ kết quả điều tra 53 DTTS tại Nghệ An: Cần phải chú ý hơn ở những vùng sạt lở

Xã hội - An Yên - 16:51, 28/09/2024
Chỉ mới tính riêng tác động của hoàn lưu bão số 3 và số 4 mới đây, các huyện miền núi Nghệ An đã phải tổ chức di dời hàng trăm hộ dân đến nơi an toàn vì đất sụt, nhà sập. Đó là thông tin mới về thực trạng kinh tế - xã hội, cần phải được bổ sung, chú ý hơn khi thực hiện hoạch định chính sách phát triển vùng DTTS&MN Nghệ An trong những giai đoạn tiếp theo.
Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Bạc Liêu: Khai giảng khoá bồi dưỡng tiếng DTTS thuộc Chương trình MTQG 1719

Trang địa phương - Như Tâm - 16:48, 28/09/2024
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức khai giảng khóa bồi dưỡng tiếng DTTS cho 160 học viên là cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo cấp phòng và tương đương năm 2024. Khóa học là một trong những nội dung thuộc Tiểu dự án 2, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719).
Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Người gìn giữ và bảo tồn các giá trị văn hóa ở Đạ Tông

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 16:47, 28/09/2024
Từ hằng chục năm qua, với vai trò là Người có uy tín thôn Đa Nhinh 1, Chủ tịch Hội Người Cao tuổi xã Đạ Tông, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng, ông Da Cat-Tư (SN 1951) đã có nhiều đóng góp cho cộng đồng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong việc gìn giữ, trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Mnông trên miền cao nguyên hùng vỹ.
“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

“Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 27/9, có những thông tin đáng chú ý sau: “Giấc mơ Trịnh 2” - Đêm nhạc gây quỹ ủng hộ trẻ em chịu ảnh hưởng bão số 3 tại Cao Bằng. Những vầng trăng "khuyết". “Bước chân trên mây” - Thương hiệu riêng của du lịch Trạm Tấu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Từng bước xóa bỏ định kiến giới trong vùng đồng bào DTTS ở huyện Kbang

Xã hội - Ngọc Thu - 16:45, 28/09/2024
Mô hình “Tổ truyền thông cộng đồng” nằm trong Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi được thành lập ở huyện Kbang (Gia Lai) đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, giúp phụ nữ, trẻ em DTTS có cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.
Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Quảng Ngãi: Nhiều hồ chứa nước không an toàn trong mùa mưa

Trang địa phương - T.Nhân - H.Trường - 16:41, 28/09/2024
Theo số liệu thống kê, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi có 836 công trình thủy lợi, gồm 127 hồ chứa nước, 557 đập dâng, 8 đập ngăn mặn và 144 trạm bơm được đưa vào quản lý, khai thác để cấp nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và các ngành kinh tế khác.
Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Quảng Ninh: Nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm sau bão, lũ

Sức khỏe - Mỹ Dung - 16:40, 28/09/2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, ngoài thiệt hại nặng nề về kinh tế, Quảng Ninh cũng gia tăng nguy cơ một số bệnh truyền nhiễm, đặc biệt tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS. Xác định nguy cơ cao về dịch bệnh, các cấp chính quyền tỉnh Quảng Ninh đã đặc biệt quan tâm, đưa ra nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh sau bão, quán triệt từ huyện đến thôn, bản và người dân địa phương.
Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Ninh Thuận công bố dịch tả lợn châu Phi

Sức khỏe - Minh Thu - 16:39, 28/09/2024
UBND tỉnh Ninh Thuận vừa có văn bản yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát tiển nộng thôn; Chi cục Chăn nuôi và Thú y; UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn châu Phi.
BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

BAC A BANK giảm lãi vay, đồng hành cùng khách hàng chịu ảnh hưởng bão Yagi

Kinh tế - PV - 16:38, 28/09/2024
Nhằm chung tay tháo gỡ khó khăn, tái thiết cuộc sống sau bão lũ, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) chính thức triển khai gói vay với lãi suất hấp dẫn, linh hoạt, hỗ trợ khách hàng cá nhân và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sớm ổn định, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh.