Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kiên Giang: Tín dụng chính sách khẳng định vai trò trụ cột trong công tác giảm nghèo

Như Tâm - 09:47, 05/07/2024

Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam do Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh làm Trưởng đoàn vừa có buổi làm việc với Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang về hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn.

Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang
Đoàn kiểm tra giám sát của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam làm việc tại Kiên Giang

Theo báo cáo của Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang, tính đến ngày 31/5/2024, tổng nguồn vốn chính sách xã hội của tỉnh đạt hơn 6.100 tỷ đồng, tăng gần 230 tỷ đồng so với đầu năm. 

Doanh số cho vay đạt trên 704 tỷ đồng, gần 20.800 lượt khách hàng được vay vốn. Tổng dư nợ đạt gần 6.100 tỷ đồng, tăng hơn 224 tỷ đồng so với đầu năm. Số khách hàng còn dư nợ hơn 162.000 khách hàng. Tổng nợ quá hạn và nợ khoanh là gần 164 tỷ đồng, tỷ lệ 2,69%/tổng dư nợ.

Để hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh được triển khai thuận lợi và phát huy hiệu quả, ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang đề nghị: Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam trong thời gian tới cần cơ cấu thành viên Ban đại diện cấp tỉnh, cấp huyện có đại diện lãnh đạo Công an tỉnh, Công an huyện tham gia. Việc này nhằm phối hợp thực hiện tốt Quyết định số 22/2023/QĐ-TTg ngày 17/8/2023 của Thủ tướng Chính phủ và phối hợp rà soát thông tin, địa chỉ khách hàng vay vốn bỏ đi khỏi nơi cư trú, đảm bảo nguồn vốn tín dụng chính sách được quản lý chặt chẽ.​

Tỉnh đề nghị các bộ, ngành liên quan nghiên cứu tham mưu, đề xuất Thủ tướng Chính phủ xem xét, điều chỉnh đối với chương trình cho vay học sinh, sinh viên bổ sung đối tượng vay vốn là hộ gia đình thu nhập thấp. Đối với chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn nên nâng mức cho vay tối đa 25 triệu đồng/công trình. Ủy ban Dân tộc chủ trì, tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định cho phép các xã khu vực III, II khi đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với vùng khó khăn trong thời gian 03 năm.​

Cùng với đó tỉnh cũng đề nghị Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam tiếp tục quan tâm bố trí đầy đủ vốn theo nhu cầu vốn xây dựng hằng năm của tỉnh để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn; mở rộng, đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống và đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương.​

Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi kiểm tra, giám sát ở Kiên Giang
Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh phát biểu tại buổi kiểm tra, giám sát ở Kiên Giang

Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh khẳng định, hiệu quả hoạt động tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh, tiếp tục khẳng định vai trò "trụ cột" của tín dụng chính sách trong công tác giảm nghèo, góp phần giải quyết một số vấn đề thiết yếu của cuộc sống cho người nghèo, hộ chính sách tại nông thôn. Đồng thời qua đó góp phần làm hạn chế tín dụng đen, tạo nguồn lực cho địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, việc làm và an sinh xã hội. Tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh năm 2022 từ 1,9% giảm xuống 1,28% năm 2023; tỷ lệ hộ cận nghèo từ 3,18% giảm còn 2,23%.​

Tuy nhiên, hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn cũng còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế như: do ảnh hưởng của thời tiết hạn hán, giông lốc, sạt lở đất, dịch bệnh xảy ra nhiều nơi gây thiệt hại tài sản, rủi ro trong sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của một bộ phận khách hàng. Một số món vay dù đã được khoanh nợ từ 3 đến 5 năm nhưng hộ vay vẫn chưa khôi phục được phương án vay vốn, chưa có khả năng trả nợ dẫn đến tình trạng nợ hết hạn khoanh chuyển sang nợ quá hạn lớn...

Thứ trưởng Lê Văn Thanh đề nghị các thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị, Giám đốc, cán bộ, nhân viên chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kiên Giang và các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác thường xuyên báo cáo, tham mưu chính quyền địa phương, chỉ đạo chi nhánh và phòng giao dịch huyện phối hợp với các tổ chức chính trị-xã hội nhận ủy thác, Ban giảm nghèo cấp xã tuyên truyền, triển khai, tổ chức quản lý, thực hiện tín dụng chính sách xã hội theo đúng quy định của Chính phủ.​

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các sở, ban, ngành liên quan, chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ chức Hội đoàn thể nhận ủy thác chú trọng lồng ghép giữa cho vay với việc chuyển giao công nghệ; phát triển giáo dục, dạy nghề, tạo việc làm; bám sát các chương trình, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn tại địa phương. Tập trung đẩy nhanh tiến độ giải ngân các chương trình tín dụng đến các đối tượng thụ hưởng khi được Trung ương phân bổ vốn; cho vay đảm bảo cho vay công khai, minh bạch, đúng đối tượng.​

Tỉnh phát huy vai trò, trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, thành viên Ban đại diện Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội trong quản lý, kiểm tra, giám sát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Tin nổi bật trang chủ
Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Triển khai hiệu quả các Chương trình MTQG ở Gia Lai: Rà soát, phân nhóm các dự án để tháo gỡ vướng mắc (Bài 2)

Mặc dù, từ nguồn lực của các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi Gia Lai có nhiều khởi sắc. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai nhiều nội dung, dự án thành phần của các Chương trình còn tồn tại những vướng mắc, bất cập dẫn đến nguồn vốn giải ngân còn thấp. Theo đó, tỉnh Gia Lai cũng đã đánh giá thực trạng, đặt ra mục tiêu cùng với những giải pháp căn cơ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân, đảm bảo chính sách ban hành kịp thời đi vào cuộc sống.
Euro 2024: Xác định 2 cặp đấu Bán kết - Màn so tài kinh điển của 4 cái tên mạnh nhất

Euro 2024: Xác định 2 cặp đấu Bán kết - Màn so tài kinh điển của 4 cái tên mạnh nhất

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Euro 2024 đang đi đến những vòng đấu cuối cùng, 4 cái tên mạnh nhất góp mặt tại vòng Bán kết là Pháp gặp Tây Ban Nha và Anh gặp Hà Lan.
Thanh Hóa: Nhiều hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ

Thanh Hóa: Nhiều hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước mùa mưa lũ

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 3 giờ trước
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh đang có 610 hồ chứa, 1.023 đập dâng, trong đó có 86 hồ chứa đã xuống cấp, hư hỏng, gây mất an toàn. Hiện mùa mưa bão đang đến gần, những công trình hồ, đập bị xuống cấp, hư hỏng nặng vẫn chưa được tu sửa do các địa phương, đơn vị quản lý hồ, đập đang thiếu nguồn vốn đầu tư, sửa chữa.
Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo ra kỳ tích lịch sử - Lần đầu tiên vươn lên hạng 32 thế giới

Bóng chuyền nữ Việt Nam tạo ra kỳ tích lịch sử - Lần đầu tiên vươn lên hạng 32 thế giới

Thể thao - Hoàng Minh - 3 giờ trước
Đội tuyển Bóng chuyền nữ Việt Nam vừa giành chiến thắng trong trận tranh hạng 3 trước đội tuyển Bỉ, tại giải FIVB Challenger Cup 2024. Chiến thắng này đã làm nên một dấu mốc mới cho lịch sử Bóng chuyền nữ Việt Nam, khi đứng ở vị trí thứ 3 tại một giải đấu chính thức cấp độ thế giới của Liên đoàn Bóng chuyền thế giới, đồng thời vươn lên vị trí 32 thế giới.
Hà Giang: Tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Hà Giang: Tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ

Tin tức - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Hướng đến kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh, Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), tối 7/7, tại Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Vị Xuyên, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hà Giang tổ chức Đại lễ cầu siêu tưởng niệm, tri ân các Anh hùng Liệt sĩ.
Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Vướng mắc trong chính sách hỗ trợ (Bài 2)

Kinh tế - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Tìm hiểu từ thực tế, hầu hết người dân cũng đã nhận thức được, việc phát triển rừng gỗ lớn, khai thác, chế biến lâm sản từ rừng, không những đem lại thu nhập cao, cải thiện kinh tế mà còn có cơ hội tích lũy làm giàu bền vững. Thế nhưng, khi tiếp cận chính sách hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn, người dân và ngay cả địa phương khi triển khai đều gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc khiến họ không con mặn mà với việc tham gia trồng rừng gỗ lớn.
Vấn đề - Sự kiện (Tuần 27): Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi

Vấn đề - Sự kiện (Tuần 27): Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi

Vai trò của thiết chế văn hóa thôn, bản đã rất rõ ràng nhưng tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng DTTS và miền núi đang trong tình trạng xây dựng và hoạt động kém hiệu quả. Đây cũng là một trong những nội dung được nêu ra tại nghị trường phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV đối với người đứng đầu ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Chương trình Vấn đề - Sự kiện của Báo Dân tộc và Phát triển hôm nay sẽ bàn về chủ đề: Gỡ khó trong xây dựng thiết chế văn hóa thôn, bản vùng DTTS và miền núi.
Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Lợi ích kép” (Bài 1)

Trồng rừng gỗ lớn-Nhìn từ Quảng Ninh: Lợi ích kép” (Bài 1)

Kinh tế - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 về phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Nghị Quyết 337/2021/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 về việc quy định một số chính sách đặc thù để phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển trồng rừng gỗ lớn nhằm bảo vệ môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy, nâng cao chất lượng nước và ứng phó với biến đổi khí hậu; đặc biệt góp phần tạo sinh kế, tăng thêm thu nhập cho người dân vùng cao, vùng DTTS. Thế nhưng, quá trình triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn, cả người dân và cơ sở đều đang gặp nhiều vướng mắc, cần phải có sự điều chỉnh để cơ chế chính sách đặc thù phù hợp với thực tiễn hơn.
Quảng Ninh: Hàng trăm hộ dân sống khốn khổ trong dự án “treo”

Quảng Ninh: Hàng trăm hộ dân sống khốn khổ trong dự án “treo”

Trang địa phương - Mỹ Dung - 3 giờ trước
Theo phản ánh của người dân, dự án khai thác đất sét ở thôn Xích Thổ, xã Thống Nhất, TP Hạ Long (Quảng Ninh) bị “giậm chân tại chỗ” hơn một thập kỷ đã và đang để lại hệ lụy khiến hàng trăm hộ dân trong vùng dự án sống trong cảnh nhà cửa sập xệ, giao thông không được đầu tư.
Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Gặp nghệ nhân “xứ ta” gần 60 năm gắn bó với nghề làm kèn Tây

Phóng sự - Vũ Mừng - 3 giờ trước
Ở Nam Định người chơi được kèn Tây không hiếm. Hầu hết các giáo xứ, giáo họ trong tỉnh có đến 25% dân số theo đạo Công giáo này đều có hội kèn, mỗi hội có từ vài chục đến cả trăm người. Nhưng vừa chơi được kèn vừa làm ra được những chiếc kèn đồng vốn có xuất xứ từ phương Tây, thì chỉ có người dân xứ đạo Phạm Pháo (xã Hải Minh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).
Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Rực rỡ sắc màu trên trang phục phụ nữ Dao Thanh Phán

Photo - Thanh Thuận - 4 giờ trước
Người Dao Thanh Phán cư trú ở những địa hình núi cao của huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh. Phụ nữ Dao Thanh Phán được biết đến với bộ trang phục truyền thống độc đáo, nổi bật với sắc đỏ trên mũ đội đầu, khăn và các họa tiết trang trí trên áo, quần do tự tay may thêu. Hiện nay, phụ nữ Dao Thanh Phán vẫn mặc trang phục truyền thống hàng ngày, trong tất cả các hoạt động sinh hoạt, vui chơi, lao động, sản xuất. Với nụ cười tươi tắn cùng bộ trang phục rực rỡ, càng tôn thêm nét đẹp riêng có và ấn tượng sâu sắc về người phụ nữ người Dao Thanh Phán.
Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Euro 2024: Bi kịch phản lưới khiến Thổ Nhĩ Kỳ gục gã trước Hà Lan

Thể thao - Giải trí - Hoàng Minh - 4 giờ trước
Trận Tứ kết Euro 2024 giữa Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ đã diễn ra hết sức kịch tính với 3 bàn thắng được ghi. Chung cuộc, đội tuyển bản lĩnh hơn là Hà Lan đã vượt qua đối thủ để giành quyền đi tiếp.