Ngày 9/8, gần 867.000 thí sinh trên cả nước bước vào ngày thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2020. Công tác tổ chức kỳ thi đã được các địa phương chuẩn bị chu đáo, tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh tham gia kỳ thi; đồng thời đảm bảo các điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.
Năm 1996, thôn Yang Hăn, xã Cư Drăm, huyện Krông Bông, tỉnh Đăk Lăk được thành lập với hơn 100 hộ đồng bào Mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào. Sau gần 25 năm định cư, đến nay dân số ở đây đã lên đến 550 hộ, 5.000 khẩu và thôn Yang Hăn đã được tách ra thành 6 thôn. Hằng năm ở các thôn này có khoảng 1.500 học sinh các cấp từ mầm non đến THPT. Việc học hành của học sinh nơi đây vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Giáo dục -
Thiên Đức -
09:40, 08/08/2020 Theo phương án chính thức của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) đợt 1 sẽ diễn ra từ 8 - 10/8. Trong bối cảnh dịch Covid-19 cũng như thiên tai diễn biến phức tạp, các địa phương miền núi đang tích cực thực hiện các giải pháp cụ thể, thiết thực vừa phòng, chống dịch, vừa có thể “tiếp sức” cho học sinh trong mùa thi.
Giáo dục -
Trọng bảo -
15:36, 05/08/2020 Trong năm học 2019 - 2020, toàn tỉnh Lào Cai đã có hàng trăm học sinh nghỉ học do lấy vợ, lấy chồng. Thực trạng này gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng tảo hôn đối với học sinh vùng cao sau bao nỗ lực ngăn chặn, nay lại tiếp tục gia tăng.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình mưa lũ và dịch COVID-19, để giúp các điểm thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2020 trên địa bàn các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa giảm bớt khó khăn, UBND tỉnh Thanh Hóa quyết định hỗ trợ 100 triệu đồng (bằng nguồn xã hội hóa) cho ba huyện Mường Lát, Quan Sơn và Quan Hóa, để hỗ trợ suất ăn miễn phí cho thí sinh trong các ngày diễn ra kỳ thi. Theo đó, huyện Mường Lát được hỗ trợ 40 triệu đồng, huyện Quan Hóa và Quan Sơn mỗi đơn vị được hỗ trợ 30 triệu đồng.
Chỉ còn 1 tuần nữa, kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) 2020 sẽ diễn ra. Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp với nhiều ca nhiễm mới trong cộng đồng, ngành Giáo dục đã chuẩn bị nhiều phương án phù hợp tình hình mới.
Giáo dục -
Thùy Dung -
09:43, 03/08/2020 Sinh ra và lớn lên trong gia đình nhiều khó khăn ở vùng biên giới huyện Chư Prông (Gia Lai) nên 2 em Nguyễn Thị Anh, lớp 9A6 (Trường THCS Chu Văn An) và Siu Quỳnh Anh, lớp 9 (Trường Phổ thông Dân tộc THCS Nội trú huyện Chư Prông) đều không ngừng cố gắng học tập. Nhờ vậy, 2 em luôn đạt được nhiều thành tích tốt trong các cuộc thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên kế hoạch phân loại các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 theo 4 nhóm: F0; F1; F2 và các thí sinh khác. Việc phân nhóm đối tượng dự thi nhằm đảm bảo quyền lợi của học sinh cũng như công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong giai đoạn hiện nay.
Tài liệu giáo dục địa phương (GDĐP) là một bộ phận quan trọng trong Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPT), bắt đầu triển khai từ năm học 2020 - 2021. Nhưng hiện các cơ sở giáo dục, các địa phương đang gặp nhiều vướng mắc khi xây dựng bộ tài liệu này ở cấp tiểu học, do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chưa có quy định rõ ràng.
Từ 3 năm nay, công tác giáo dục văn hóa truyền thống dân tộc đối với học sinh tại Nghệ An ngày càng được chú trọng và đề cao. Tại các trường vùng cao miền Tây Nghệ An, công tác này cũng đang được đẩy mạnh nhằm bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các DTTS trong các trường học.
Nhận thấy trẻ em vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện để đọc sách, Công ty xã hội Bồ Công Anh đã vận động, xin sách để mở các thư viện cho trẻ em buôn làng trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk. Đến nay, Công ty đã mở được nhiều thư viện ở buôn, tủ sách lớp học giúp lan tỏa văn hóa đọc đến vùng sâu, vùng xa.
Giáo dục -
Thành Nhân -
10:49, 27/07/2020 Tỉnh Khánh Hòa có hơn 30 DTTS, sinh sống chủ yếu tại hai huyện miền núi Khánh Vĩnh và Khánh Sơn. Toàn tỉnh có hơn 8.000 học sinh, sinh viên (HSSV) là con em đồng bào DTTS đang học tập tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh.
Giáo dục -
Hoài Dương -
10:13, 21/07/2020 Trẻ tự tin, sáng tạo hơn trong học tập, mạnh dạn hơn trong các hoạt động vui chơi và giao tiếp… là những kết quả quan trọng mà Trường Mầm non xã Bum Nưa, huyện Mường Tè (Lai Châu) đã đạt được sau 2 năm triển khai chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
Suốt hơn 22 năm qua, thầy Huỳnh Thanh Tèo, ở thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị (Sóc Trăng) đã tham gia dạy tiếng Pali và chữ Khmer trong các ngôi chùa Khmer ở các tỉnh, thành khu vực Tây Nam Bộ. Đối với thầy, niềm vui và vinh dự nhất là được đứng trên bục giảng để đem tiếng nói, chữ viết đến với con em đồng bào Khmer.
Giáo dục -
Vũ Lợi – Nam Hương -
15:15, 14/07/2020 Dự án xây dựng Trường THPT huyện Bun Nưa, tỉnh Phông Sa Lỳ, nước CHDCND Lào bằng nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam, đã ghi thêm dấu ấn đặc biệt tình hữu nghị của hai đất nước Việt Nam – Lào.
Giáo dục -
Mạnh Hùng -
10:15, 14/07/2020 Đã thành thông lệ, cứ vào mùa nắng nóng, bể bơi của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 92, Quân khu 4 lại đón con em đồng bào các DTTS vùng Dự án Khu KT-QP A So - A Lưới (huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế) đến tập bơi và trang bị các kiến thức phòng, chống đuối nước miễn phí.
Theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ, các địa phương được phép xét đặc cách đối với những giáo viên (GV) đã có hợp đồng lao động (HĐLĐ) và đóng BHXH bắt buộc theo quy định từ năm 2015 trở về trước. Tuy nhiên, khi thực hiện chủ trương này, UBND huyện Yên Thành (Nghệ An) lại có cách xét tuyển “đặc cách” rất lạ thường.
Giáo dục -
Hồng Phúc -
09:18, 08/07/2020 Các tác phẩm thơ như “Sóng”, “Tây Tiến”, “Việt Bắc”, hay “Truyện Kiều” đã được phổ thành bài hát theo dòng nhạc Rap, có số lượng người xem lên đến vài triệu lượt trên kênh Youtube. Cách học này như một làn gió mới cho các bạn trẻ khi biết pha trộn đam mê âm nhạc vào kiến thức, khiến nhiều em yêu thích môn văn và việc học tập trở nên đơn giản, hiệu quả hơn.
Giáo dục -
Hương Chi -
23:51, 06/07/2020 Giáo dục STEM là quá trình tích hợp, vận dụng linh hoạt kiến thức giữa các môn khoa học, kỹ thuật, toán học, công nghệ. Đây là Mô hình giáo dục còn khá mới mẻ và xa lạ với nhiều học sinh vùng DTTS của tỉnh Điện Biên. Tuy nhiên, ở Trường THCS xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, sau hơn 1 năm áp dụng Mô hình giáo dục này đã phát huy hiệu quả tích cực trong giảng dạy, học sinh say mê thực hành và phát huy năng lực sáng tạo.
Giáo dục -
Nghĩa Hiệp -
14:54, 30/06/2020 Việc trang bị kiến thức cho các em học sinh bước vào kỳ thi THPT quốc gia đang bước vào giai đoạn nước rút. Sau đợt nghỉ dịch Covid-19 kéo dài, các trường vùng đồng bào DTTS và miền núi đã có nhiều nỗ lực trong việc ôn tập cho các em và đã đạt được những tín hiệu khả quan sau kỳ thi thử. Tuy nhiên, các trường và các em học sinh vẫn phải nỗ lực hơn rất nhiều để chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.