Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Kỷ luật giáo dục mới: "Lạt" phải mềm hơn nữa…

Hồng Phúc - 09:53, 27/11/2020

Vấn đề giáo dục mà dư luận thời gian gần đây tranh cãi gay gắt nhất, là dự thảo các quy định mới của ngành giáo dục như: giáo viên không được phê bình học sinh trước lớp, trước trường; bỏ quy định buộc thôi học. Nhưng những quy định “nhân văn” này liệu có tác dụng đưa học sinh vào nề nếp, kỷ luật hay không, lại là câu chuyện gây ra nhiều băn khoăn.

Kỷ luật tích cực trong môi trường giáo dục chính là phương pháp “lạt mềm buộc chặt”
Kỷ luật tích cực trong môi trường giáo dục chính là phương pháp “lạt mềm buộc chặt”

Mới đây nhất, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành dự thảo (lần 2) Thông tư Quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông thay thế Thông tư 08/1998 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Theo dự thảo, các nhà trường không sử dụng các hình thức phê bình, kỷ luật, xử phạt mang tính bạo lực, xúc phạm nhân phẩm, ảnh hưởng xấu đến thể chất và tinh thần của học sinh.

Có ba mức khiển trách, cảnh cáo và "tạm dừng học tập trên lớp để thực hiện kế hoạch giáo dục riêng với học sinh vi phạm". Việc tạm đình chỉ học tập tối đa là 2 tuần lễ. Trong khi ở thông tư cũ, mức kỷ luật nặng nhất là buộc thôi học một năm.

Trong năm học 2019-2020, Trường THCS Ngô Quyền (quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) đã kỷ luật em học sinh M.Q bằng cách bắt em học sinh (HS) này công khai đọc bản kiểm điểm, nhận lỗi do đã xúc phạm nhóm nhạc Hàn Quốc BTS trên mạng xã hội trước toàn trường. Bên cạnh đó, em M.Q còn bị đình chỉ học bốn ngày, phải lao động công ích trong thời gian xử lý kỷ luật và có thể nhận hạnh kiểm trung bình đến yếu trong học kỳ 1. Quyết định xử lý kỷ luật em M.Q được thực hiện theo Thông tư 08/1988 của Bộ GD&ĐT về hướng dẫn khen thưởng và kỷ luật HS.

Rõ ràng trong trường hợp này, chúng ta đều thấy rằng, vấn đề kỷ luật HS dường như đang đi quá xa so với lỗi vi phạm của học sinh. Với những trẻ vị thành niên đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nhân cách nhưng đã bị kiểm điểm nặng nề như vậy có thể sẽ trở thành một sự tổn thương lớn đối với tâm lý của các em. Nhất là trong thời đại công nghệ, mạng xã hội phát triển mạnh mẽ như hiện nay. Bởi thế giới của học sinh thời nay phức tạp hơn, nhạy cảm hơn ngày xưa rất nhiều.

Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Thành Nam, thành viên Hiệp hội Tâm lý và Giáo dục Việt Nam,  Chủ nhiệm khoa Các Khoa học Giáo dục thuộc Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội), chia sẻ: “Cho đến nay, tất cả những kỷ luật tiêu cực đã không còn thích hợp, không phù hợp với bối cảnh hiện tại khi mà cả xã hội đang thực hiện các quyền trẻ em”.

Có thể thấy, tinh thần nhân văn trong dự thảo những quy định mới, giống như người xưa vẫn dạy “lạt mềm buộc chặt”, khi kỷ luật hướng đến nhân văn, khuyến khích phát triển trong giáo dục. Nó khác hẳn với những quy định truyền thống khi buộc học sinh phải sợ hãi, lo lắng mà chấp hành, dù đôi lúc các em chưa nhận thức được hành vi của mình đúng, sai thế nào.

Vì thế, ông Nam cho rằng, kỷ luật tích cực là làm cho học sinh vào kỷ luật trong một bầu không khí tích cực là dạy và cung cấp cơ hội để cho những đứa trẻ học được nhiều kỹ năng hành vi mới để lần sau các em sẽ tự giác hành động và đưa mình vào kỷ luật.

Cô Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cho biết, học sinh ở trường mắc lỗi phải thực hiện các hình thức kỷ luật như chăm sóc vườn cây, xếp dọn thư viện... Điều đó khiến các em có suy nghĩ tích cực hơn. Bởi phạt học sinh thì dễ, dạy dỗ được mới khó.

Trên thực tế, cũng có nhiều băn khoăn cho rằng, những hình thức kỷ luật mới này liệu có tác dụng gì với học sinh cá biệt, "lạt" mềm liệu buộc có chặt? "Lạt" mềm phải mềm hơn. “Mềm" không phải dễ dãi mà là không cực đoan, đẩy cả thầy và trò vào chân tường. Thay vào đó, là các giải pháp để tạo chuyển biến từ bên trong của học sinh từ sự thấu hiểu, cảm thông.

Nếu những sai lầm của học sinh được phân tích, nhìn nhận dưới góc độ lắng nghe, trao đổi, có lẽ “kỷ luật” sẽ là từ hạn chế được nói đến. Khi hoàn cảnh xã hội thay đổi, bắt buộc người thầy cũng phải đổi thay để xây dựng những triết lý giáo dục phù hợp với thời đại.

Tuy nhiên, dù hình thức khen thưởng hay kỷ luật nào đi chăng nữa, thì khả năng của giáo viên trong việc giải quyết các tình huống mới là quan trọng. Mỗi giáo viên cần phải được tập huấn các phương pháp giáo dục, khen thưởng, động viên, nhắc nhở kịp thời để xây dựng môi trường giáo dục nhân văn mà vẫn có kỷ cương. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Gắn kết chặt chẽ việc học tập, làm theo Bác với xây dựng lực lượng Công an nhân dân

Chiều 19/5, Đảng ủy Công an Trung ương tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và đánh giá kết quả thực hiện Quy định số 09-QĐ/ĐUCA ngày 19/5/2023 của Đảng ủy Công an Trung ương về chế độ học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Bảo tồn múa phồn thực trong Lễ hội Rija Nưgar

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 20:25, 19/05/2025
Chiều ngày 10/5/2025, tại làng Chăm Bỉnh Nghĩa thuộc xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận, Ban Phong tục thôn tổ chức Lễ hội Rija Nưgar đón mừng năm mới theo Chăm lịch. Nét độc đáo của Bỉnh Nghĩa là trong nghi lễ Rija Nưgar có hai tiểu lễ ở các làng khác không có, đó là hát đối đáp nam nữ (Adaoh pasa) và múa phồn thực (Tamia klai kluk) do các vị chức sắc và người dân tham gia thực hiện. Nghi lễ múa phồn thực thể hiện tư duy cặp đôi, âm dương hòa hợp, khát vọng về sự sinh sôi nảy nở của vạn vật.
Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tuyên Quang đang ở trong mức độ thiên tai cấp rất nguy hiểm

Tin tức - Minh Nhật - 17:50, 19/05/2025
Theo thông tin từ Đài khí tượng thủy văn tỉnh Tuyên Quang, trong 24 giờ qua, trên địa bàn đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to, báo động mức độ thiên tai ở cấp rất nguy hiểm, đồng thời cảnh báo nguy cơ sạt lở cao trong 6 giờ tới.
Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Rào cản thoát nghèo do tình trạng chồng lấn địa giới hành chính: Cái nghèo đu bám (Bài 1)

Xã hội - Huy Trường - Thanh Huyền - 16:22, 19/05/2025
Dưới cái nắng tháng 5, chúng tôi trở lại vùng chồng lấn địa giới hành chính (ĐGHC) xã Trà Vinh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) và xã Đăk Nên (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum). Hàng chục năm nay, người dân nơi đây bị cái nghèo đu bám do việc chồng lấn địa giới hành chính chưa được giải quyết.
Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Thanh Hóa: Nhiều hộ nuôi tôm trái phép tại khu vực ven biển

Media - Quỳnh Trâm - CTV - 16:15, 19/05/2025
Theo thống kê của thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, trên địa bàn hiện có khoảng 60 trường hợp nuôi tôm tự phát, trái phép trên đất nông nghiệp, đất dự án. Dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý vi phạm, thế nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này, gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn, hiện UBND thị xã Nghi Sơn đang triển khai các giải pháp để giải quyết dứt điểm, tình trạng này.
Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Những dấu ấn sâu đậm và bài học sâu sắc trong lòng mỗi người dân Việt Nam từ sinh nhật Bác

Sự kiện - Bình luận - PV - 16:14, 19/05/2025
Suốt cuộc đời tận hiến cho dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh chưa từng xem sinh nhật của mình là một ngày đặc biệt.
Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 17/5, có những thông tin đáng chú ý sau: Đặc sắc Lễ hội Điện Trường Bà. Chùa Tây Thiên Tam Đảo. Đánh thức tiềm năng du lịch từ sản vật quê Bác. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Kon Tum: Tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân tiêu biểu trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trang địa phương - Ngọc Chí - 16:11, 19/05/2025
Sáng 19/5, Tỉnh ủy Kon Tum tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII "về đẩy mạnh Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" và tuyên dương 30 tập thể, 46 cá nhân có thành tích xuất sắc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, giai đoạn 2016 - 2025 và năm 2025.
Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Bình Định: Lãnh đạo tỉnh dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành

Tin tức - T.Nhân - H.Trường - 16:08, 19/05/2025
Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Bình Định tổ chức Lễ dâng hoa tại Tượng đài Nguyễn Sinh Sắc - Nguyễn Tất Thành.
Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Trình Quốc hội xem xét Dự án đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Thời sự - Hoàng Quý - 16:07, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn - Pleiku.
Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Trình Quốc hội xem xét điều chỉnh Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thời sự - Hoàng Quý - 16:06, 19/05/2025
Ngày 19/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường để nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu giai đoạn 1.
Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Di sản văn hóa ở làng Chăm Bỉnh Nghĩa

Sắc màu 54 - Thái Sơn Ngọc - 16:05, 19/05/2025
Những ngày cuối tháng 4, đầu tháng 5 dương lịch, các làng Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận rộn ràng tổ chức đón mừng năm mới Chăm lịch 2025. Riêng làng Chăm Bỉnh Nghĩa tổ chức đón mừng năm mới với chuỗi hoạt động nghi lễ độc đáo, mang đậm sắc thái tâm linh cầu mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, gia đình hạnh phúc. Nghi lễ đầu năm của người Chăm làng Bỉnh Nghĩa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2021.