Mới đây, Đoàn công tác Ban Dân tộc tỉnh Bình Định đã đi kiểm tra thực tế tại một số địa phương về việc thực hiện Quyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Quyết định 45) về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK)” giai đoạn 2019 - 2021, tại tỉnh Bình Định. Kết quả kiểm tra cho thấy, việc thực hiện cấp phát báo vẫn chưa đủ và đúng số lượng.
Ngày 26/10, tại Hà Nội, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh chủ trì buổi gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Tuyên Quang nhân dịp Đoàn về thăm Thủ đô. Đoàn gồm 39 đại biểu, đại diện cho 1.115 Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh, do ông Ma Quang Hiếu, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Ngày 22/10, tại Hà Nội, thừa ủy quyền của lãnh đạo Ủy ban Dân tộc (UBDT), ông Lưu Xuân Thủy, Vụ trưởng Vụ Dân tộc thiểu số đã chủ trì buổi gặp mặt đoàn Đại biểu Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Sơn La. Đoàn gồm 58 đại biểu, do ông Thào Xuân Nếnh, Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Từng làm Bí thư Ðảng ủy xã Vĩnh An, huyện Tây Sơn (Bình Định) 2 nhiệm kỳ, năm 2012 nghỉ hưu, già làng Đinh Đen, tên thường gọi là Bá Kiêu luôn hăng hái tham gia công tác dân vận, hòa giải tại cơ sở, bảo tồn văn hóa truyền thống, góp phần giúp bà con vùng cao nơi đây có cuộc sống bình yên, no ấm.
Nơi ấy, có một người sẵn sàng bỏ tiền túi, thậm chí vay mượn tiền bạc để giúp người nghèo dựng nhà. Cũng chính con người ấy tiên phong phát triển kinh tế, vận động người dân hiến đất, mở đường vào bản. Nhiều lần từ chối nhưng anh vẫn được dân bản bầu chọn vào Ban Thanh tra Nhân dân, hòa giải viên, Người có uy tín của bản. Ấy là Lương Văn Bốn, người con bản Đồng Tiến, xã Lạng Khê, huyện Con Cuông (Nghệ An).
Từ ngày 12-14/10, Đoàn công tác của Báo Dân tộc và Phát triển do ông Nguyễn Văn Phong, Phó Tổng Biên tập Báo làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Dân tộc tỉnh Sơn La và đi khảo sát công tác phát hành Báo Dân tộc và Phát triển cho Người có uy tín; lắng nghe ý kiến phản hồi của độc giả về chất lượng thông tin tuyên truyền của Báo trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An vừa phối hợp các sở, ngành tập huấn, cung cấp thông tin cho 700 Người có uy tín trong đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh.
Nhiều năm qua, các già làng, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Yên đã phát huy hiệu quả vai trò là “cầu nối” giữa Đảng, Nhà nước, chính quyền với Nhân dân, xây dựng buôn làng ngày càng ấm no, hạnh phúc.
“Mình được bà con tin tưởng bầu là Người có uy tín nên phải gương mẫu đi đầu. Điều kiện mình tốt hơn, ai thiếu đói thì mình giúp thôi. Đời sống của từng hộ có khá lên, thì thôn mới khá lên, xã mới khá lên được…”. Đó là chia sẻ của ông Lùng Dảo Chín, Người có uy tín thôn Bản Mế, xã Bản Mế, huyện Si Ma Cai (Lào Cai).
“Phải luôn nghe ngóng xem cái đài, cái Tivi nó nói gì, tờ Báo Dân tộc và Phát triển viết cái gì để biết mà vận dụng, mà nói cho lọt cái lỗ tai bà con mình. Đồng thời phải đi sâu, đi sát, biết tâm tính từng hội viên để có cách làm hiệu quả”, già Y Đá chia sẻ kinh nghiệm tuyên truyền vận động. Theo già, nói mà bà con không nghe, không hiểu, chả ai biết mà làm theo thì nói mấy cũng vô ích.
Ông Lục Văn Bảy 67 tuổi, dân tộc Sán Dìu, nguyên là lãnh đạo xã nghỉ hưu. Nay với vai trò của Người có uy tín thôn Ninh Phú, xã Ninh Lai, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), ông luôn đi đầu trong mọi phong trào của địa phương, tâm huyết gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc.
Sáng ngày 29/9, UBND huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đã tổ chức gặp mặt 72 Người có uy tín trong đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện. Đây là hoạt động thường xuyên của cấp ủy, chính quyền huyện Kỳ Sơn, qua đó nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng từ phía Người có uy tín, đồng thời giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại cơ sở.
Là Trưởng buôn lâu năm, ông A Nít (hay còn gọi là gọi là Ama Nêm) ở buôn Hring, xã Ea H’đing, huyện Cư M’gar (Đăk Lăk) đã nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con xóa bỏ hủ tục, không tham gia sinh hoạt đạo trái phép, đồng thời gương mẫu trong bảo tồn và phát huy những phong tục tốt đẹp, xây dựng buôn làng đầm ấm.
Tối 23/9, tại TP Hồ Chí Minh, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh đã tổ chức giao lưu cùng Già làng, Trưởng bản tiêu biểu các dân tộc vùng biên giới - lịch sử cách mạng các tỉnh phía Bắc. Về phía Ủy Ban Dân tộc có đồng chí Y Thông – Thứ trưởng, Phó chủ nhiệm tham dự.
Nhiều năm qua, những Người có uy tín ở xã Chư Pơng, huyện Chư Sê (Gia Lai) đã có vai trò hết sức to lớn trong công tác vận động, tuyên truyền người dân ở địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và giữ vững an ninh trật tự (ANTT). Họ không chỉ là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương mà còn là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua yêu nước.
Ba năm là Người có uy tín, 5 năm làm Trưởng bản Khuổi Vùa, xã Quảng Bạch, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn), anh Triệu Đức Ngân (SN 1974) đã có nhiều đóng góp cho các phong trào địa phương. Xây cầu, làm đường, làm cán bộ y tế thôn bản, việc nào anh cũng tham gia tích cực và hoàn thành với trách nhiệm cao nhất.
Từng là bộ đội, tham gia chiến dịch biên giới Tây Nam và làm nhiệm vụ Quốc tế tại nước bạn Campuchia, trở về quê hương đảm nhận nhiều cương vị khác nhau, ông Bằng Văn Ngọc, dân tộc Sán Dìu, ở thôn Quang Minh, xã Minh Quang, huyện Tam Đảo (Vĩnh Phúc) hiện là Người có uy tín, ông luôn đi đầu trong mọi phong trào của thôn, xã và là “cầu nối” giữa chính quyền với người dân.
Ở xã Trọng Hóa, huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ông Hồ Khiên không chỉ là một Chi Hội trưởng Nông dân năng động, ông còn là Người có uy tín gương mẫu ở bản Dộ - Tà Vờng.
Toàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 1.329 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Sống trong cộng đồng, họ là những người luôn tâm huyết, tiên phong trong các hoạt động xã hội; phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương. Người có uy tín luôn gần gũi chia sẻ, giúp đỡ, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của người dân. Chính vì thế, người dân luôn tin tưởng, nghe theo Người có uy tín.
Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 2.485 Người có uy tín đã và đang có nhiều đóng góp vào các phong trào của địa phương, góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Họ được ví như “cây đại thụ” trên rẻo cao, tỏa bóng mát bình yên cho bà con các DTTS.