Phân định vùng DTTS và miền núi là căn cứ quan trọng để thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước. Từ thực tế tại tỉnh Hà Giang, việc phân định vùng đồng bào DTTS và miền núi theo trình độ phát triển cho giai đoạn mới là cần thiết và phù hợp với thực tế, nhằm xây dựng, hoạch định chính sách đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.
Ngày 13/3/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến chủ trì cuộc họp với Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam về công tác phối hợp thực hiện Đề án Tổng thể phát triển phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030. Tham dự cuộc họp có Chủ tịch Liên Minh HTX Việt Nam Nguyễn Ngọc Bảo; Phó Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Nguyễn Văn Thịnh và các đồng chí lãnh đạo các đơn vị có liên quan thuộc Liên minh HTX Việt Nam; các đồng chí thành viên Tổ soạn thảo Đề án Tổng thể thuộc Ủy ban Dân tộc.
Lồng ghép giới theo nguyên tắc “ưu tiên phụ nữ” được thể hiện xuyên suốt trong các văn bản liên quan của Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững. Nhưng trên thực tế, đây vẫn là một rào cản trong quá trình thực hiện, vừa hạn chế mức thụ hưởng của phụ nữ, đồng thời kéo giảm hiệu quả của chính sách giảm nghèo.
Thời gian qua, Ban Dân tộc (BDT) tỉnh Cao Bằng luôn chú trọng công tác cải cách hành chính CCHC nhằm xây dựng cơ quan thật sự dân chủ, chuyên nghiệp.
Trong không khí phấn khởi thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025 và Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025, tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) đã đặt nhiều niềm tin, sự kỳ vọng vào sự đổi mới, phát triển hơn sau các kỳ Đại hội Đảng. Báo Dân tộc và Phát triển lược ghi một số ý kiến, tình cảm tâm huyết trách nhiệm của cán bộ, đảng viên.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách quan tâm đến phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS). Tuy nhiên, so với mặt bằng chung, phụ nữ DTTS vẫn ở vị trí yếu thế hơn trong gia đình và ngoài xã hội. Vì vậy, tạo cơ hội nhiều hơn cho phụ nữ DTTS được tham gia các hoạt động chính trị, xã hội sẽ là nội dung được ưu tiên trong việc xây dựng chính sách, chương trình, dự án trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn bà Bùi Thị Hòa, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam.
Chiều 5/3, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (HLHPNVN) đã họp thống nhất hồ sơ, nội dung dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình mục tiêu quốc gia). Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Lê Sơn Hải; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Hoàng Thị Hạnh cùng Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Bùi Thị Hòa đồng chủ trì cuộc họp.
Qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015 - 2020, tỉnh Bình Định đã đạt những kết quả rất tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt, trong lĩnh vực công tác dân tộc, nhờ đó mà vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh đã có nhiều thay đổi rõ nét.
Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) Phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 được xây dựng thành 10 dự án và 11 tiểu dự án. Trong đó, dự án số 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” có vai trò quan trọng trong việc nâng cao vai trò của phụ nữ DTTS. Dưới đây là một số ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý trong lĩnh vực bình đẳng giới tại Hội thảo khuyến nghị lồng ghép giới trong các dự án thuộc Chương trình MTQG phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 vừa diễn ra cuối tháng 2/2020.
Hiện, cả nước có 34.031 Người có uy tín được Nhân dân các thôn bản, buôn làng bình chọn, suy tôn và được chính quyền các cấp và địa phương công nhận. Theo đó, với vị trí, vai trò và sức ảnh hưởng của mình, Người có uy tín không chỉ gương mẫu đi đầu trong phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo… mà còn có nhiều đóng góp trong công tác xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa đã phối hợp với UBND huyện biên giới Mường Lát và các đơn vị liên quan thực hiện Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc Khơ-mú, tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020” nhằm nâng cao đời sống, xóa bỏ dần các tập tục lạc hậu và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2020) bao gồm 10 dự án và tiểu dự án thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của từng bộ, ngành. Do đó, để tránh trùng lắp thì công tác rà soát các văn bản pháp luật liên quan; kịp thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ các văn bản không còn phù hợp là hết sức quan trọng.
Ngày 25/02/2020, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức họp Hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp bộ của Đề tài “Nghiên cứu xác định nhu cầu, nội dung, phương pháp đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số”. TS. Bế Trường Thành, nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT là Chủ tịch Hội đồng. Tham dự phiên họp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Thông, các thành viên Hội đồng, đại diện cơ quan chủ trì thực hiện nhiệm vụ và các thành viên nhóm nghiên cứu.
Để triển khai thực hiện Nghị quyết 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2012-2030, mới đây (ngày 15/2/2020), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 12/NQ-CP để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 đến 2030.
Tích cực vận động, gương mẫu để Nhân dân làm theo là cách mà ông Giàng A Tông, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lao Chải, huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) kiên trì thực hiện nhiều năm nay. Nhờ vai trò “đầu tàu” của ông, các phong trào do địa phương phát động đều đạt kết quả khả quan, nhất là phong trào hiến đất, góp công làm đường xây dựng nông thôn mới.
Ngày 15/2/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 12/NQ-CP triển khai thực hiện Nghị quyết số 88/2019/QH14 ngày 18/11/2019 của Quốc hội về phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án). Các địa phương vùng DTTS và miền núi đã sẵn sàng chung tay thực hiện Đề án với nhiều kỳ vọng đổi thay. Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn nhanh lãnh đạo ở một số địa phương về vấn đề này.
Ngày 21/2, tại Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Đỗ Văn Chiến đã chủ trì phiên họp Rà soát lần cuối Báo cáo Chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các vụ, đơn vị của UBDT và các thành viên trong Ban Soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Đề án.
Sáng 21/2, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Khuyến nghị lồng ghép giới trong các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021- 2030. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông và Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Bùi Thị Hòa đồng chủ trì Hội thảo.
Trong những năm qua, để đáp ứng nhiệm vụ xây dựng quê hương, Đảng bộ xã Minh Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội) đã không ngừng tập trung củng cố xây dựng tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh. Từ đó tạo sự đoàn kết, thống nhất trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.
Không kể ngày mưa hay ngày nắng và mùa nào cũng vậy, mỗi sớm tinh mơ khi người Hà Nhì trên bản Tá Miếu, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé (Ðiện Biên) còn chìm sâu trong giấc ngủ, thì già làng Lỳ Xuyến Phù đã cùng cán bộ, chiến sĩ Ðồn Biên phòng A Pa Chải lên đường tuần tra đường biên, cột mốc. Ðây là công việc mà ông đã tự nguyện gắn bó suốt mấy chục năm qua…