Nhân dịp tết Chôl Chnăm Thmây 2020, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu vừa tổ chức chuyến đi tặng quà và nhà cho đồng bào Khmer thuộc diện hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn các Huyện Hòa Bình, Đông Hải và Thị xã Giá Rai.
Sau 5 năm (2016 - 2020), từ những chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Khánh Hòa đã có những đổi thay rõ nét. Đời sống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh từng bước nâng lên, khoảng cách giữa miền xuôi và miền núi được thu hẹp dần.
Xác định thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, những năm qua cấp ủy đảng, chính quyền huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) luôn chú trọng triển khai thực hiện, từng bước cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn địa phương; góp phần tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2020 của đồng bào Khmer, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ gửi Thư chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây đến toàn thể đồng bào, đồng chí, các vị chư tăng và kiều bào Khmer. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng đăng tải toàn văn nội dung bức thư của Thủ tướng Chính phủ.
Nhiều năm qua, tảo hôn luôn là một vấn đề “nóng” ở tỉnh Gia Lai, đặc biệt là ở vùng đồng bào DTTS. Nhằm chung tay đẩy lùi vấn nạn trên, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh đã triển khai thực hiện mô hình câu lạc bộ (CLB) “Nói không với tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT)”. CLB đã mang lại hiệu quả tích cực và được nhân rộng trên địa bàn.
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), các buôn làng ở tỉnh Đăk Lăk đã khoác lên mình diện mạo mới; đặc biệt người dân vùng sâu, vùng xa đã thay đổi cách nghĩ, cách làm trong lao động, sản xuất.
Đi lên từ tỉnh thuần nông, xuất phát điểm thấp, nên trong quá trình phát triển, Hậu Giang chưa bao giờ hết khó khăn. Nhưng thuận lợi cơ bản là nhờ sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ, cùng sự nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và các tầng lớp Nhân dân nên tỉnh đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội hằng năm.
Hưởng ứng lời kêu gọi toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch Covid-19 của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, nhiều địa phương miền núi đã huy động tối đa mọi nguồn lực đồng hành cùng cả nước. Từ đó, xuất hiện nhiều hoạt động, phong trào ý nghĩa, thiết thực.
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19, Ủy ban Dân tộc và các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt phòng chống dịch bệnh, ổn định đời sống cho người dân.
Với phương châm “5 rõ”: Rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ quy trình, rõ hiệu quả, Ban Dân tộc TP. Hà Nội đã có những kế hoạch, mục tiêu cụ thể với cách làm sáng tạo và đạt được những kết quả tích cực trong việc triển khai thực hiện Chương trình hành động phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi của Thủ đô.
Là tỉnh miền núi, vùng cao, biên giới còn nhiều khó khăn, có đông đồng bào DTTS sinh sống, các cấp chính quyền tỉnh Hà Giang đã chủ động tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai thực hiện Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Đề án Tổng thể) tại địa phương. Người dân và chính quyền các cấp đều đặt nhiều kỳ vọng vào sự đổi thay vùng đồng bào DTTS từ Đề án này.
Ngày 25/3/2020, tại Hà Nội, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Đỗ Văn Chiến đã chủ trì buổi họp thông qua Dự thảo báo cáo tóm tắt đề xuất chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (viết tắt là Chương trình MTQG). Cùng dự có đại diện Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Chính sách dân tộc, Vụ Hợp tác Quốc tế, Văn phòng UBDT.
Tỉnh Cao Bằng hiện có 2.485 Người có uy tín. Thực hiện chủ trương sáp nhập các thôn, bản, tổ dân phố theo Nghị quyết 18 của Trung ương, từ tháng 3/2020, số Người có uy tín trên địa bàn tỉnh giảm khoảng 1.000 người. Số người ít đi, công việc nhiều hơn, địa bàn rộng… là những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, vận động của Người có uy tín tại cơ sở.
Trong 5 năm qua, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, vùng DTTS và miền núi tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển quan trọng. Tỉnh Thanh Hóa đang đặt mục tiêu đến năm 2025, nâng thu nhập bình quân đầu người của vùng DTTS gấp 2 lần so với năm 2020; tỷ lệ hộ nghèo giảm 2,67%.
Với Quyết định số 2086/QĐ-TTg, ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội ((KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016 - 2025, tỉnh Cao Bằng được phân bổ 8,4 tỷ đồng để hỗ trợ sản xuất cho đồng bào Lô Lô tại hai huyện Bảo Lâm, Bảo Lạc. Đây là những tín hiệu bước đầu, hứa hẹn giúp đồng bào Lô Lô vươn lên.
Toàn huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) có 40 tổ chức cơ sở đảng với 1.514 đảng viên, trong đó có 553 đảng viên người DTTS. Những năm qua, huyện đã phát huy tốt vai trò của đảng viên lão thành, đồng thời chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ đảng viên trẻ người DTTS, từ đó tạo thuận lợi hơn trong công tác dân vận, triển khai hiệu quả các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Năm 2020, Thành ủy TP. Cần Thơ xác định chủ đề “Thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015 - 2020 và tổ chức thành công Đại hội Đảng bộ các cấp của Thành phố, nhiệm kỳ 2020 - 2025”. Hiện các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đang tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện, đồng bộ nhiệm vụ chính trị được giao.
Là 1 trong 41 đại biểu tiêu biểu của tỉnh Yên Bái được lựa chọn tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS Việt Nam lần thứ II, ông Thào A Ký (SN 1972), dân tộc Mông ở bản Có Mông, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải hơn 15 năm được dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín. Ông đã có nhiều đóng góp trong công tác vận động người dân xây dựng nông thôn mới, xoá bỏ hủ tục lạc hậu và tích cực phát triển kinh tế, xây dựng cuộc sống ấm no.
Với cách làm sáng tạo, bài bản, công tác dân tộc và việc thực hiện chính sách dân tộc của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong thời gian qua. Trong đó, chất lượng đời sống, mức thu nhập của người dân vùng DTTS đã có sự chuyển biến tích cực...
Theo Đề án của Chính phủ về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, ngày 14/2, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua nội dung sắp xếp 2 đơn vị hành chính cấp huyện và 76 đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Cao Bằng. Sau sáp nhập, tỉnh Cao Bằng giảm 3 huyện (còn 9 huyện, 1 thành phố) và giảm 38 xã (còn 8 phường, 14 thị trấn và 139 xã).