Xác định công tác dân tộc, thực hiện chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng của địa phương, thời gian qua, các cấp, chính quyền huyện Ia H’Drai (tỉnh Kon Tum) đã triển khai đồng bộ nhiều chương trình, dự án với mục tiêu đưa vùng đồng bào DTTS phát triển, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân trên địa bàn.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi là tâm huyết, là mong muốn của nhiều thế hệ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa trong các thời kỳ. Vì thế, bên cạnh chính sách của Trung ương, tỉnh Khánh Hòa còn triển khai nhiều chương trình, dự án đặc thù để thúc đẩy phát triển vùng “lõi nghèo” của tỉnh. Chia sẻ với Báo Dân tộc và Phát triển, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân đã nhấn mạnh sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, cũng như chủ trương luôn ưu tiên nguồn lực để thực hiện mục tiêu phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Văn Bàn là huyện vùng sâu, vùng xa, còn nhiều khó khăn của tỉnh Lào Cai. Thời gian qua, phong trào xây dựng Nông thôn mới (NTM) được địa phương đặc biệt quan tâm, coi đây là một trong những giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc. Một trong những giải pháp được huyện chú trọng, có vai trò quyết định đó là tập trung triển khai hiệu quả, thực chất nguồn vốn từ 03 Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) giai đoạn 2021-2025, với phương châm “mỗi nguồn vốn, mỗi dự án, mỗi tiểu dự án, hoạt động phải gắn với mục tiêu hoàn thành các tiêu chí NTM.
Trong những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo và nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, tổ chức Đảng về công tác dân tộc, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi trong tình hình mới. Nhiều chương trình chính sách dân tộc, cùng các chương trình MTQG được quan tâm triển khai thực hiện có hiệu quả. Nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực.
Thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh Thái Nguyên đã ban hành kế hoạch triển khai cụ thể, trong đó xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu và các giải pháp phù hợp với đặc điểm tình hình của tỉnh. Với việc chủ động, linh hoạt trong thực hiện Chiến lược về bình đẳng giới, Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trong giải quyết các vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em gái, nhất là ở vùng DTTS.
Trong giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Kon Tum được Trung ương phân bổ hơn 2.752,66 tỷ đồng vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia. Trong đó, tỉnh đã xây dựng kế hoạch bố trí nguồn ngân sách địa phương đối ứng là 623,45 tỷ đồng.
Trong dòng chảy lịch sử của dân tộc ta, đồng bào Khmer là bộ phận không thể tách rời của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện nhất quán đường lối “Các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng, giúp nhau cùng tiến bộ”, Đảng, Nhà nước ta đã ban hành hệ thống chính sách đầu tư, hỗ trợ đồng bộ, ưu tiên bố trí nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc Khmer.
Thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước bằng các chương trình, dự án, tỉnh Hà Giang đã cụ thể hoá việc hỗ trợ sinh kế, giúp đồng bào các DTTS từng bước xoá đói, giảm nghèo.
Hiện 99,5% hộ đồng bào dân tộc Chăm đã được sử dụng điện lưới; 97% hộ có nguồn nước hợp vệ sinh; tỷ lệ hộ vay vốn chính sách ưu đãi chiếm 26% tổng số hộ;… Đây là những con số minh chứng cho sự đổi thay mạnh mẽ của vùng đồng bào dân tộc Chăm.
Ngày 4/11, ông Đinh Quốc Tuấn - Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum cho biết, trong tháng 10, Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp với UBND các huyện thăm hỏi và tặng quà cho 105 Người có uy tín trong đồng bào DTTS.
Ngày 2/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), dưới sự chủ trì của Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh, UBDT đã trang trọng tổ chức Lễ trao Huân chương Lao động hạng Nhì và trao Quyết định nghỉ hưu đối với ông Nguyễn Quang Đức - Vụ trưởng Vụ Công tác dân tộc địa phương.
Những gam màu tươi sáng ở các địa phương miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS đang dần xuất hiện, tạo nên “bức tranh” vùng cao đổi mới bừng lên sắc thắm đáng mừng. Đó là minh chứng rõ rệt cho những chủ trương đúng đắn của Đảng, tạo được niềm tin sâu sắc, khắc ghi ơn Đảng trong mỗi trái tim đồng bào miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn tỉnh Phú Thọ.
Thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ III, năm 2019, về đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua trong vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh; Quyết định số 786/QĐ- ngày 16/11/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc phát động phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025; ngày 25/10, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến trong vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022. Nhân dịp này, Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Vi Thanh Quyền, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang.
Ngày 27/10, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Thị Hạnh đã dẫn đầu Đoàn công tác Điều tra, khảo sát xây dựng Đề án “Tiếp tục thực hiện chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc thù của vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023 - 2025 tại tỉnh Hòa Bình.
Với tỷ lệ 98,13% người dân trên địa bàn đặc biệt khó khăn biết đến Chương trình 135 cho thấy sức lan tỏa của Chương trình; từ đó phát huy tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, vận động được chú trọng trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 135.
Hàng vạn công trình hạ tầng được đầu tư; hàng triệu hộ nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất; số tiền chi sai mục tiêu của Chương trình bằng 0,05 % tổng vốn đầu tư, ít nhất trong các chương trình đã được kiểm toán. Đây là kết quả từ sự công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện Chương trình 135, được cộng đồng quốc tế đánh giá cao và tin tưởng.
LTS: Chương trình phát triển kinh tế - xã hội (KT – XH) các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được phê duyệt tại Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg (Chương trình 135). Sau hơn 20 năm (1998 – 2020), qua 3 giai đoạn triển khai thực hiện, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, huy động được nguồn lực tối đa và được đồng bào các DTTS hưởng ứng tích cực, Chương trình 135 đã trở thành một thương hiệu về giảm nghèo của Ủy ban Dân tộc nói riêng, của Việt Nam nói chung, được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Nhìn lại những dấu ấn trong thành tựu chung của Chương trình, là việc cần thiết để có thêm kinh nghiệm thực hiện tốt hơn các chính sách dân tộc trong giai đoạn mới, mà trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030.
UBND TP. Đà Nẵng vừa phê duyệt Đề án “Xây dựng chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy văn hóa đồng bào dân tộc Cơ Tu TP. Đà Nẵng giai đoạn 2022 - 2030”.
Bù Đốp là huyện biên giới của tỉnh Bình Phước, có 2.642 hộ dân DTTS với 10.481 người. Thời gian qua, huyện luôn chú trọng thực hiện tốt Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 15/6/2016 của Chính phủ về đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các DTTS giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030 và kế hoạch của UBND tỉnh về thực hiện nghị quyết này. Qua đó giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực các DTTS, góp phần thúc đẩy phát triển địa phương.
Lào Cai là tỉnh vùng cao biên giới, cơ sở hạ tầng nông thôn còn thiếu và yếu. Mặc dù vùng đồng bào DTTS đã nhận được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ từ nhiều chương trình, chính sách dân tộc, nhưng điều kiện môi trường, đời sống của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nguồn lực đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi 2021-2030 (gọi tắt là CTMTQG) trên tất cả các lĩnh vực, được kỳ vọng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK. Hiện nay, các địa phương trong tỉnh đã và đang tập trung hoàn thiện thủ tục giải ngân nguồn vốn với mục tiêu đạt 100% kế hoạch giao năm 2022.