Như chúng tôi đã thông tin về việc lợn giống mới cấp cuối tháng 10 ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chưa được 2 tuần đã chết hàng loạt. Nguyên nhân do đâu khi dự án mới triển khai vẫn cần tiếp tục làm rõ, chỉ một điều không thể phủ nhận được là đến nay dự án này xem như đã “phá sản”?
Tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS giai đoạn 2011 - 2022. Ông Lê Văn Dũng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh dự vào chủ trì Hội nghị.
Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 28/1/2022 của Bộ Chính trị, tỉnh Khánh Hòa phấn đấu không còn hộ nghèo vào cuối năm 2025. Đây là mục tiêu khá cao, bởi toàn tỉnh còn 20 xã khu vực III, 66 thôn đặc biệt khó khăn; tỉnh còn 2 huyện nghèo 30a. Điều này đòi hỏi nỗ lực rất lớn của tỉnh trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Tình trạng suy dinh dưỡng gây áp lực lên việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ đến năm 2030 mà Việt Nam cam kết. Do đó, việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em ở vùng đồng bào DTTS và miền núi cần được xem là vấn đề cấp bách, từ đó huy động nguồn lực và sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị.
Năm 2022, nhiều mục tiêu, chỉ tiêu của Dự án số 6“Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” (gọi tắt là Dự án 6) thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2021 - 2025 đã được các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tổ chức triển khai thực hiện.
Hơn 100 con lợn giống mới cấp cuối tháng 10 ở xã Nậm Khao, huyện Mường Tè (Lai Châu) chưa được 2 tuần đã chết hàng loạt. Xung quanh câu chuyện hỗ trợ lợn giống tại địa phương này còn nhiều việc cần làm rõ...
Kinh tế gia đình khó khăn, kiến thức về dinh dưỡng còn hạn chế, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng như tỷ lệ sinh con tại nhà còn cao,… là những nguyên nhân trực tiếp khiến các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi khó cải thiện về dinh dưỡng cho người dân. Việc nhận diện những rào cản này là để các địa phương quyết tâm hơn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo về dinh dưỡng.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, giai đoạn 2021 – 2030, cùng với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng thì các cấp ngành, địa phương cần tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời cần thiết tiến tới “luật hóa” vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao.
Chiều 9/12, Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị biểu dương Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk năm 2022.
Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 1.289 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tại vùng núi xứ Thanh đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình đối với xã hội và cộng đồng; thực sự là “chỗ dựa” quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, vận động đồng bào DTTS tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị ở địa phương.
Ngày 8/12, Ban Dân tộc đã phối hợp cùng Ban Quản lý Dự án công trình Giao thông, Nông nghiệp - Cục Thống kê tỉnh Bắc Giang tổ chức Đoàn công tác đi trao tiền hỗ trợ hộ nghèo là người DTTS trên địa bàn xã Lục Sơn, huyện Lục Nam làm nhà ở. Ông Nhữ Văn Nam - Phó trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang cùng tham gia Đoàn.
Sau một thời gian tích cực triển khai, những đồng vốn đầu tiên của chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân DTTS và miền núi năm 2022 theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ đã đến tay người dân. Qua đó giúp họ phát triển sản xuất, ổn định đời sống.
Những năm qua, việc triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, đã làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, giúp đồng bào ổn định đời sống, sinh hoạt, đẩy mạnh sản xuất, xóa đói giảm nghèo.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng vừa ký Văn bản số 1722/QĐ-UBND ban hành Quyết định về việc phê duyệt danh sách Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2023 - 2027.
Từ ngày 1 - 9/12, Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Ninh Thuận có chuyến đi tham quan, học tập kinh nghiệm tại các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Khu di tích Lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Đoàn gồm 28, người do ông Bá Bình Yên - Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng đoàn.
Trong những năm gần đây, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã tập trung đầu tư, xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh, nhất là những công trình, dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, kênh mương, giao thông, điện, hỗ trợ, tập huấn khoa học - kỹ thuật... tạo điều kiện để đồng bào DTTS chủ động vươn lên thoát nghèo...
90 hộ đồng bào dân tộc Gia Rai vùng thiên tai sạt lở bờ sông Ba xã Ia Broăi (huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) đã được di chuyển đến nơi ở mới tại khu tái định cư buôn Jứ. Hơn 1 năm tái định cư, sức sống mới đang dần hiện diện trong từng nếp nhà, người dân bắt đầu “an cư lạc nghiệp”.
Quảng Bình có 15 xã nằm trong vùng miền núi, biên giới, trong đó có hơn 27.000 người là đồng bào DTTS. Theo khảo sát gần đây nhất, số hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS chiếm đến 70%. Để đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình đã ban hành Nghị quyết riêng, với quyết tâm giảm số hộ nghèo ở vùng DTTS.
Những năm qua, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) đã tích cực huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào DTTS. Nhờ đó, đời sống của người dân được nâng lên, góp phần thay đổi diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS.
Tại phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội diễn ra chiều 28/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận và biểu quyết thông qua Nghị quyết về phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương còn lại của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) cho các bộ, cơ quan trung ương và địa phương giai đoạn 2021-2025.