Triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn đã chú trọng, quan tâm phát triển công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Từ các lớp đào tạo nghề đã tạo sinh kế cho người dân, qua đó góp phần thay đổi diện mạo vùng nông thôn, miền núi.
Tính đến 20/11/2024, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) đã giải ngân được 97,36% nguồn vốn đầu tư phát triển và 43,99% nguồn vốn sự nghiệp của Chương trình mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Sau 4 năm triển khai thực hiện, nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719 đã trở thành “đòn bẩy” giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi có nhiều khởi sắc.
Từ hơn hai năm qua, việc triển khai Nghị quyết số 20, ngày 25/7/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đào tạo, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (gọi tắt là Nghị quyết 20) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Điều này đã đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương trong tình hình mới.
Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia (tỉnh Lạng Sơn) trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.
Song song với việc đảm bảo nhà ở, nước sinh hoạt, sinh kế cho hộ nghèo, nhằm giúp hộ nghèo phát triển bền vững, từ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MGTQG 1719), huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn cũng đang quan tâm triển khai các nội dung phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi.
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, ông Vi Thanh Quyền vừa ký ban hành Quyết định về việc tặng Giấy khen cho các các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2019 - 2024.
Vừa qua, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân qua 3 năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đến dự có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận Pi Năng Thị Thủy; Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc - Phạm Trọng Hùng cùng lãnh đạo các sở, ngành cấp tỉnh và 80 đại biểu là cán bộ và Nhân dân 5 xã vùng dự án.
Ông Đạo Văn Thị là Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Tại Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024, ông vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc. Ông tích cực góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đời sống vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển bền vững.
Ngày 26/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng và mô hình Địa chỉ tin cậy, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp để trong thời gian tới các mô hình hoạt động hiệu quả hơn.
Ngày 26/11, ông Trần Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, dẫn đầu Đoàn công tác làm việc với UBND huyện Phước Sơn, về kết quả triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024, phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến ngày 25/10/2024, tổng vốn đã phân bổ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là 1.812.173 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 1.625.655 triệu đồng; ngân sách địa phương: 186.518 triệu đồng).
Dân số toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 537.978 người; với 35 thành phần dân tộc, tuy nhiên tập trung vào 8 dân tộc cùng sinh sống lâu đời, trong đó dân tộc Tày chiếm 40,97%; Nùng 31,08%; Mông 10,13%; Dao 10,08%; Kinh 5,76%; Sán Chỉ 1,39%; Lô Lô 0,47%; Hoa 0,03 %; dân tộc khác 0,09%. Cao Bằng là một trong những địa phương có tới 25.278 đối tượng được hưởng chính sách trợ cấp xã hội thường xuyên.
Những năm qua, từ các chỉ thị, nghị quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến trẻ em, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong công tác bảo vệ và chăm sóc, giải quyết được những vấn đề cấp thiết đối với trẻ em. Song hiện nay, trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi vẫn còn đối diện với nhiều vấn đề cần giải quyết như, tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi, bạo lực, tai nạn thương tích… Xung quanh vấn đề này, Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thanh Hoà, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam.
Trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn ở huyện miền núi Quỳ Châu (Nghệ An) đã liên tục giảm nhanh. Nếu trong năm 2020, toàn huyện Quỳ Châu (Nghệ An) có 30 trường hợp tảo hôn, thì đến năm 2024 (tính đến ngày 20/11) toàn huyện chỉ ghi nhận 1 trường hợp tảo hôn.
Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) được xem là một quyết sách đặc biệt giúp Quảng Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi. Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị trong việc triển khai thực hiện, đến nay, Chương trình đã bước đầu phát huy hiệu quả, làm đổi thay bộ mặt của vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh.
Nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) và Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, huyện Phước Sơn (Quảng Nam) đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác giảm nghèo.
Thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia (MTQG) Giảm nghèo bền vững, tỉnh Thái Nguyên đã và đang đẩy mạnh triển khai hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo. Ngoài sự hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh còn huy động tối đa các nguồn lực xã hội trên cơ sở đa dạng hóa hình thức để đảm bảo các hộ dân ổn định về nhà ở.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế, ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.