Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hiệu quả từ mô hình "Bản sáng vùng biên"

Quỳnh Trâm - 11:42, 24/02/2025

Nhằm giúp các bản còn nhiều khó khăn thuộc 5 huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa vươn lên trong cuộc sống, thời gian qua Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đã triển khai thí điểm 11 mô hình "Bản sáng vùng biên" hỗ trợ về cơ sở vật chất và sinh kế cho người dân. Sau hơn 1 năm triển khai, diện mạo các bản biên giới đã có nhiều thay đổi tích cực, là cơ sở để đơn vị nhân rộng mô hình trong thời gian tới.

Lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông, huyện biên giới Mường Lát do Bộ đội biên phòng Thanh Hóa tổ chức.
Lớp học xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc Mông, huyện biên giới Mường Lát do Bộ đội biên phòng Thanh Hóa tổ chức

Đổi thay bản làng

Bản Pù Đứa, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát (Thanh Hóa) là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông. Cuộc sống nơi đây còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, với những con đường đất lầy lội vào mùa mưa và sinh kế chủ yếu dựa vào nương rẫy. Nhằm giúp bà con cải thiện đời sống, Đồn Biên phòng Quang Chiểu đã triển khai mô hình “Bản sáng vùng biên”, từng bước đem đến diện mạo mới cho vùng biên giới xa xôi này.

Sau hơn 4 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại những chuyển biến tích cực. Đồn Biên phòng Quang Chiểu phối hợp với chính quyền địa phương bê tông hóa hơn 200m đường nội bản, vận động Nhân dân chỉnh trang nhà cửa, giữ gìn vệ sinh môi trường và phát triển các mô hình chăn nuôi, giúp bà con có thêm sinh kế ổn định.

Không chỉ dừng lại ở việc cải thiện cơ sở hạ tầng, cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Quang Chiểu còn duy trì lớp học xóa mù chữ cho gần 40 học viên là người dân tộc Mông, giúp họ từng bước tiếp cận ánh sáng tri thức, mở ra cơ hội thoát nghèo bền vững. 

Phấn khởi trước sự đổi thay của bản, ông Thao Văn Tông, bản Pù Đứa chia sẻ: “Nhờ sự hướng dẫn của cán bộ Biên phòng, bà con đã cùng nhau làm đường khang trang, tạo lối đi thuận lợi, sạch đẹp phục vụ đời sống sinh hoạt. Không chỉ dừng lại ở đó, được UBND xã giao nhiệm vụ về đích nông thôn mới vào quý I năm 2025, bản Pù Đứa nhận được sự hỗ trợ đắc lực từ các chiến sĩ Biên phòng trong việc chỉnh trang đường làng, ngõ xóm, dọn dẹp vệ sinh môi trường, quyết tâm hoàn thành mục tiêu đúng tiến độ”.

Những con đường vào bản nay đã sạch đẹp, khang trang hơn, đồng bào cũng dần thay đổi trong nếp nghĩ, nếp làm, từng bước vươn lên xây dựng cuộc sống mới.

Cách đó không xa, bản Chiềng Căm, xã Hiền Kiệt, huyện biên giới Quan Hóa cũng đang "khoác" lên mình diện mạo mới sau gần một năm triển khai mô hình “Bản sáng vùng biên”. Được sự hỗ trợ của Đồn Biên phòng Hiền Kiệt, khu sân khấu ngoài trời và khuôn viên nhà văn hóa đã được xây dựng, sửa sang khang trang. Những tuyến đường hoa rực rỡ khoe sắc, mang lại không gian tươi mới cho bản làng. Bên cạnh đó, cán bộ Biên phòng còn hỗ trợ người dân phát triển kinh tế bằng cách cung cấp giống vịt, lợn, hướng dẫn xây dựng mô hình “Vườn rau hộ gia đình” và lắp đặt 25 téc nước sạch cho các hộ nghèo.

Trung tá Lê Hồng Thắng, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Hiền Kiệt, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, chia sẻ rằng, để triển khai hiệu quả mô hình “Bản sáng vùng biên”, đơn vị đã phối hợp với chính quyền địa phương xác định phương châm “dễ làm trước, khó làm sau”, “cầm tay chỉ việc”. Những hộ dân có điều kiện thuận lợi được lựa chọn làm điểm, sau đó nhân rộng ra toàn bản, đặc biệt với mô hình vườn rau kiểu mẫu. Cách làm này không chỉ giúp bà con tiếp cận phương thức sản xuất mới mà còn góp phần thay đổi diện mạo bản làng, tạo sinh kế bền vững.

Đồn Biên phòng Pù Nhi (huyện Mường Lát) tổ chức hướng dẫn, giới thiệu cho nhân dân địa phương tham quan giống ngô sản lượng cao
Đồn Biên phòng Pù Nhi (huyện Mường Lát) tổ chức hướng dẫn, giới thiệu cho Nhân dân địa phương tham quan giống ngô sản lượng cao

Chủ tịch UBND xã Hiền Kiệt, ông Lộc Văn Liên cho biết, nhờ sự chung tay của lực lượng Biên phòng, chương trình “Bản sáng vùng biên” nhận được sự đồng thuận cao từ người dân. Đến nay, bản Chiềng Căm đã có nhiều đổi thay rõ nét: đời sống được nâng lên, cảnh quan sạch đẹp hơn, thu nhập bình quân đầu người tăng đáng kể, nhiều hộ thoát nghèo vươn lên ổn định cuộc sống.

Thắp sáng vùng phên dậu Tổ quốc

Theo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, với đường biên giới dài gần 214km, tỉnh có 146 thôn, bản, khu phố thuộc 16 xã, thị trấn của 5 huyện biên giới. Dù đã nhận được sự quan tâm đầu tư từ Trung ương, tỉnh và huyện, nhưng nhiều bản làng vùng biên vẫn đối mặt với không ít khó khăn.

Nhằm từng bước nâng cao đời sống Nhân dân khu vực biên giới, Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa đã triển khai thí điểm 11 mô hình “Bản sáng vùng biên” ở 11 bản biên giới dưới sự nhất trí của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Sự đoàn kết trong quan hệ “quân dân” tại các bản vùng cao Thanh Hóa là yếu tố then chốt để thực hiện hiệu quả mô hình “Bản sáng vùng biên”.
Tinh thần đoàn kết trong quan hệ “quân dân” tại các bản vùng cao Thanh Hóa là yếu tố then chốt để thực hiện hiệu quả mô hình “Bản sáng vùng biên”

Không chỉ chung tay góp sức xây dựng các công trình dân sinh, các đơn vị biên phòng còn tích cực vận động, kết nối với các tổ chức, doanh nghiệp, nhà hảo tâm để huy động nguồn lực hỗ trợ đồng bào biên giới. Nhờ đó, nhiều bản làng đã được lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời, trang thiết bị thiết yếu phục vụ sinh hoạt cộng đồng. Sau gần một năm triển khai mô hình “Bản sáng vùng biên”, 11 bản biên giới đã có thêm nhiều công trình khang trang, đồng thời huy động được trên 1,5 tỷ đồng từ các tổ chức, cá nhân để hỗ trợ phát triển sinh kế cho bà con.

Đại tá Hoàng Văn Hùng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Thanh Hóa, khẳng định: "Mô hình "Bản sáng vùng biên" không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ vật chất, mà quan trọng hơn là giúp đồng bào nâng cao nhận thức, phát huy tinh thần tự lực, chủ động trong phát triển kinh tế và giữ vững quốc phòng – an ninh vùng biên giới". 

Thành công bước đầu sau gần một năm thực hiện mô hình "Bản sáng vùng biên" chính là nền tảng để Bộ đội Biên phòng Thanh Hóa tiếp tục nhân rộng mô hình, góp phần tạo chuyển biến rõ nét trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở các bản làng biên giới.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Tin nổi bật trang chủ
Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Làng Văn hóa du lịch các Dân tộc Việt Nam: Cầu nối gìn giữ, lan tỏa văn hóa các dân tộc

Sắc màu 54 - PV - 19:51, 18/04/2025
Chiều 18/4, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác phối hợp với các địa phương huy động đồng bào các dân tộc về tổ chức hoạt động tại Làng. Bà Trịnh Thị Thủy - Thứ trưởng BộVHTT&DL chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, ban ngành Trung ương, Sở VHTT&DL các tỉnh có ký kết phối hợp với Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam cùng đồng bào các dân tộc sinh sống tại Làng.
Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025

Media - BDT - 19:49, 18/04/2025
Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin chiều nay ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Tháp Bà Ponagar năm 2025. Nhà thờ xóm đạo Tha La. Soọng cô - Niềm tự hào của người Sán Dìu. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Lễ hội Roóng Poọc của dân tộc Giáy

Media - BDT - 19:40, 18/04/2025
Lễ hội Roóng Poọc hay còn gọi là Lễ hội Xuống đồng của người Giáy là dịp kết thúc một tháng Tết vui chơi, đồng thời mở đầu cho một chu kỳ sản xuất, một mùa vụ mới. Đây còn là dịp cúng Thổ địa - thần cai quản địa bàn để cầu cho ngô lúa tốt tươi, chăn nuôi phát triển, xóm làng bình yên, mọi người khỏe mạnh,…
Vụ sản xuất thuốc giả quy mô

Vụ sản xuất thuốc giả quy mô "khủng": Thuốc chữa xương khớp chủ yếu thành phần chất "cấm" dùng trong Đông y

Pháp luật - Minh Nhật - 19:34, 18/04/2025
Liên quan tới vụ đấu tranh, triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả quy mô toàn quốc, kết quả phân tích, xét nghiệm mẫu thuốc giả thuộc nhóm thuốc Đông dược, phát hiện trong thành phần thuốc có lượng lớn thuốc giảm đau, không được phép sản xuất trong Đông y.
Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Nguyễn Hải Trung tiếp xúc cử tri quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức

Tin tức - Văn Hoa - 19:33, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại Hà Nội, Trung tướng Nguyễn Hải Trung - Thứ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo, cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 5, đã tiếp xúc cử tri các quận Bắc Từ Liêm, Tây Hồ và huyện Hoài Đức trước kỳ họp thứ IX Quốc hội khóa XV, bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 18/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Nét đẹp văn hóa tâm linh ở xứ trầm hương. Danh lam cổ tự ở Bắc Giang. Làm giàu nhờ nuôi cá. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khánh Hòa: Đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi

Khởi nghiệp - T.Nhân - H.Trường - 19:29, 18/04/2025
UBND tỉnh Khánh Hòa đã có văn bản chỉ đạo về việc triển khai kế hoạch công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Trong đó, đặc biệt đẩy mạnh các hoạt động khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Ba Chẽ (Quảng Ninh): Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2025

Trang địa phương - Mỹ Dung - 19:28, 18/04/2025
Ngày 18/4, tại huyện Ba Chẽ (Quảng Ninh), Trung tâm Truyền thông và Văn hóa huyện phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Ngày sách và Văn hóa đọc năm 2025, với chủ đề “Cùng Sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Đặc sản gỏi lá Kon Tum

Ẩm thực - Đào Văn Hậu - 19:27, 18/04/2025
Trong kho tàng ẩm thực phong phú của Việt Nam, gỏi lá Kon Tum là một món ẩm thực đặc trưng của đồng bào dân tộc… Đặt chân đến mảnh đất Kon Tum, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của núi rừng Tây Nguyên mà còn được thưởng thức món ăn đặc biệt này - một nét đặc sắc không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người dân nơi đây.
Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Hội đồng Dân tộc của Quốc hội làm việc với tỉnh Đắk Lắk về Chương trình MTQG 1719

Công tác Dân tộc - Lê Hường - 19:26, 18/04/2025
Chiều 18/4, Đoàn công tác của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội do Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Nguyễn Lâm Thành làm Trưởng đoàn, đã có buổi làm việc với tỉnh Đắk Lắk về khảo sát, đánh giá kết quả việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719).
Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Hơn 1.000 học sinh, sinh viên đối mặt vòng lao lý trong vụ Mr. Pips lừa đảo 5.300 tỷ đồng

Xã hội - Minh Nhật - 16:05, 18/04/2025
Vụ việc gây chấn động bởi số lượng người trẻ tham gia và mức độ tinh vi của hình thức lừa đảo.