Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Ba Nam - Đại ngàn thức giấc

Đình Quang – Xuân Thịnh - 06:16, 12/03/2025

Ba Nam là xã vùng cao của huyện miền núi Ba Tơ, Quảng Ngãi. Xã nằm cách trung tâm huyện lỵ Ba Tơ chừng 25 cây số, 98% đồng bào dân tộc Hrê sinh sống. Vài năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã đầu tư mở đường về đến trung tâm xã, giúp đời sống đồng bào có nhiều đổi thay vượt bậc, bản sắc văn hóa được đồng bào bảo tồn, phát huy.

Một góc núi rừng Ba Nam
Một góc núi rừng Ba Nam

Nhịp sống mới

Chúng tôi về thăm lại xã vùng cao Ba Nam vào một ngày tiết trời se lạnh. Đón tiếp chúng tôi trong căn nhà sàn nhỏ, Bí thư Đảng ủy xã Phạm Văn Tương phấn khởi cho biết: “Ba Nam hiện có hơn 278 hộ với trên 1.080 người, 98% là đồng bào dân tộc Hrê. Xã có 3 làng gồm: làng Dút, làng Vờ và làng Xà Râu. Những năm trước, đường đi lại khó khăn, bà con vất vả lắm. Lúa rẫy làm đủ ăn, nhưng khổ nhất là khi bị ốm đau và trẻ con đi học cái chữ. Bây giờ có đường đi lại rồi, bà con mình chỉ lo trồng cây gì, nuôi con gì cho gia đình phát triển, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững…”.

Một góc làng Xà Râu, xã Ba Nam
Một góc làng Xà Râu, xã Ba Nam

Ngồi bên ché rượu cần, Bí thư Tương vừa chế nước vào ché vừa giải thích cho chúng tôi về cách chế biến và uống rượu cần của người Hrê ở Ba Nam - khác với người Hrê ở các vùng khác. Ở Ba Nam, hầu như nhà nào cũng có rượu cần sau vụ thu hoạch lúa. Người Hrê nấu rượu cần chủ yếu dùng trong cúng máng nước, cúng mừng lúa rẫy, lúa chòi và các lễ hội của làng. Men để nấu rượu cần được hái trên rừng về, rửa sạch rồi đem nấu với gạo lúa rẫy. Ông Tương nói: “Nhà báo lên Ba Nam đúng vào ngày bà con ăn mừng vụ lúa rẫy vừa mới thu hoạch xong thì vui lắm. Các bản làng rộn tiếng chiêng ngân”.

Những nghệ nhân dân tộc Hrê ở Ba Nam biểu diễn chiêng 5
Những nghệ nhân dân tộc Hrê ở Ba Nam biểu diễn chiêng 5

Ông Phạm Văn Tem làng Xà Râu tâm sự: “Năm vừa qua, dân mình được mùa lúa rẫy. Riêng gia đình mình thu được 60 bao, đủ ăn quanh năm. Nhờ lúa rẫy được mùa nên đời sống bà con mình đỡ hơn trước rất nhiều”. Bí thư Đảng ủy xã Ba Nam - Phạm Văn Tương cho biết thêm: “Ba Nam muốn giảm nghèo bền vững thì phải phát triển kinh tế vườn rừng gắn với bảo tồn văn hóa và phát triển du lịch. Thực hiện Nghị quyết của Đảng ủy xã giai đoạn 2020 - 2025, cán bộ và Nhân dân địa phương đã tăng cường trồng rừng nguyên liệu và rừng gỗ lớn. Hiện, nhiều cánh rừng đã bắt đầu xanh lại”.

Đồng bào Hrê ở Ba Nam còn giữu nhiều chiêng cổ
Đồng bào Hrê ở Ba Nam còn giữ nhiều chiêng cổ

Âm vang chiêng cổ

Dấu ấn nổi bật nhất của Ba Nam hiện nay là công tác bảo tồn và gìn giữ văn hoá cổ truyền dân tộc Hrê. Theo điều tra sơ bộ, xã hiện có 148 bộ chiêng, trong đó 82 bộ chiêng 3, chiêng 5 có 27 bộ và chiêng goang (tức cồng chiêng) có 39 bộ. Người Hrê ở Ba Nam xem chiêng là vật thiêng của gia đình. Gia đình nào có nhiều cồng, nhiều chiêng là gia đình giàu có, hạnh phúc. Do đó, mỗi loại chiêng có cách đánh và cách gọi khác nhau. Chiêng 3 chiếc tượng trưng cho một gia đình ít con - hai vợ chồng và một đứa con. Chiêng 5 chiếc gồm: chiêng chồng, chiêng vợ và ba đứa con. Do đó, cách đánh thường là chiêng vợ, chiêng chồng nổi lên trước, sau đó các chiêng con mới hòa tấu theo.

Đồng bào Hrê biểu diễn chiêng 3
Đồng bào Hrê biểu diễn chiêng 3

Chiêng Hrê là nhạc cụ độc đáo của người Hrê. Đánh chiêng, tiếng Hrê gọi là "túc chinh". Người Hrê “túc chinh” mô phỏng được nhiều thứ âm thanh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Mùa lễ hội tháng Ba, người ta thường đánh chiêng ba, nghe giống như tiếng ếch kêu ngoài đồng ruộng. Có nghệ nhân còn dùng chiêng giả âm thanh tiếng chim kêu, gió thổi và sấm sét… Nhiều già làng không cầm được chiêng thì dùng ống tre làm ra chiếc đàn chinh kala hoặc chinh vông để đánh cho đỡ nhớ tiếng chiêng. Ngày xưa, chiêng Hrê thường đánh trong nhà. Ngày nay, không gian diễn tấu chiêng Hrê được mở rộng như đánh ngoài suối, sông, đồng ruộng hay bên đống lửa cạnh nhà sàn. Chiêng Hrê được diễn tấu trong mọi thời gian, chỉ kiêng đánh chiêng khi trong làng có người qua đời.

Chiêng 3 của người Hrê
Chiêng 3 của người Hrê

Ngoài chiêng, người Hrê ở Ba Nam còn giữ được nếp nhà sàn truyền thống. Tuy nhiên, khác với nhà cổ truyền, tất cả các nhà đều lợp ngói. Rượu cần làm bằng gạo lúa rẫy và rễ cây valo ở Ba Nam ngon nổi tiếng vùng đất Ba Tơ, Quảng Ngãi. Cả xã, người già nào cũng biết nấu rượu cần. Ngày vui lễ hội, mỗi nhà hỗ trợ một ché rượu để cả làng cùng uống và đãi khách. Tết vừa rồi, chị Phạm Thị Quý, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, tự sản xuất rượu cần và bán cho khách hàng gần xa, ước tính hơn 100 ché, trừ chi phí thu nhập vài chục triệu đồng.

Bí thư Đảng ủy xã Ba Nam - Phạm Văn Tương cho biết: “Hiện, Ba Nam đã có đường, bản sắc văn hóa Hrê được gìn giữ. Bảo tồn văn hóa gắn với phát triển du lịch là con đường giảm nghèo bền vững nhất. Dù còn nhiều khó khăn, chúng tôi quyết tâm làm được, bởi văn hóa là chìa khóa để kinh tế phát triển”.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Thủ tướng: Vĩnh Phúc phải tiên phong, mạnh mẽ, hiệu quả hơn nữa, tự lực, tự cường phát triển nhanh, bền vững

Chiều 16/3, tại thành phố Vĩnh Yên, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc về tình hình kinh tế - xã hội, phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, giải quyết các đề xuất, kiến nghị của tỉnh, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc.
Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng: Sân chơi bổ ích trong trường nội trú vùng cao

Giáo dục - Nguyễn Thế Lượng - 23:33, 16/03/2025
Tại Nhà sinh hoạt cộng đồng, một công trình độc đáo và hữu ích của Trường PTDT Nội trú THCS&THPT huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai có một không gian mang đậm sắc màu văn hóa các dân tộc, là nơi để các em học sinh nội trú tham gia các hoạt động trải nghiệm, sinh hoạt tập thể.
Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Khơi dậy niềm tự hào quê hương trong thế hệ trẻ Gia Lai

Xã hội - Hòa Bình - 23:26, 16/03/2025
Nhằm khơi dậy tình yêu quê hương, ý thức gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong lớp trẻ đoàn viên, thanh niên, các tổ chức Đoàn ở Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động tham quan, mô hình trải nghiệm tại vùng biên giới, các làng DTTS.
Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Thạnh

Xã hội - T.Nhân - H.Trường - 23:21, 16/03/2025
Vĩnh Thạnh là một trong những huyện miền núi của tỉnh Bình Định, có nhiều tiềm năng về phát triển du lịch, từ văn hóa truyền thống của người dân cho đến những danh lam thắng cảnh hữu tình. Trong những năm gần đây, địa phương này đã và đang tổ chức nhiều hoạt động nhằm phát huy lợi thế sẵn có để tạo nên các sản phẩm du lịch đặc trưng nhằm thu hút khách du lịch.
Năm an cư

Năm an cư

Xã hội - Thanh Hải - 23:17, 16/03/2025
Cả nước như đang vào hội – ngày hội xóa nhà tạm, nhà dột nát. Trên tinh thần sẻ chia, trách nhiệm, người đứng đầu Chính phủ đã truyền đi thông điệp mạnh mẽ: đến hết tháng 10/2025 phải cơ bản hoàn thành chương trình này. Khí thế ấy, tinh thần ấy đã làm nên chủ đề của năm 2025 - Năm an cư.
Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Khám phá Lễ cầu mùa của người Dao Lô Gang

Trang địa phương - Mỹ Dung - CTV - 23:13, 16/03/2025
Lễ hội Cầu mùa (Lễ Cầu mùa) của người Dao Lô Gang huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có truyền thống từ lâu đời, được duy trì và gìn giữ qua nhiều thế hệ. Hiện nay, Lễ hội được huyện đưa vào danh sách bảo tồn nhằm phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch.
Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 15/3, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội làng Bát Tràng là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Vẻ đẹp độc đáo của Tòa thánh Tây Ninh. Lão nông biến đồi hoang thành trang trại trù phú. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Thanh niên Bình Định góp sức xoá nhà tạm

Xã hội - T.Nhân - N.Triều - 23:03, 16/03/2025
Phong trào “Thanh niên chung sức xóa nhà tạm, nhà dột nát” đã trở thành một trong những hoạt động nổi bật mà thanh niên Bình Định đã thực hiện vì cộng đồng trong thời gian qua. Hoạt động này, góp phần giúp cho nhiều người dân nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn có được chỗ ở ổn định.
Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Miễn học phí - Giảm “gánh nặng” cho người dân vùng cao

Giáo dục - Trọng Bảo - 22:52, 16/03/2025
Vừa qua, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ Mầm non đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước, bắt đầu từ năm học 2025 - 2026. Đây là chủ trương có ý nghĩa rất lớn trong thực hiện chính sách an sinh xã hội; đặc biệt, với người dân các tỉnh vùng cao như Lào Cai, đời sống còn nhiều khó khăn thì việc con em mình đi học được miễn hoàn toàn học phí sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng về kinh tế; qua đó, nâng cáo tỷ lệ chuyên cần cũng như chất lượng giáo dục.
Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Những điều thú vị ở làng Làng củi lũ

Phóng sự - T.Nhân - H.Trường - 22:46, 16/03/2025
Từ những thanh củi trôi dạt ở bờ biển, bờ sông đã được những người thợ ở Làng củi lũ Hội An (Quảng Nam) "tái sinh" thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút khách trong và ngoài nước đến thưởng ngoạn...
Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum

Tin tức - Ngọc Chí - 22:41, 16/03/2025
Tối 16/3, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Kon Tum long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng tỉnh Kon Tum (16/3/1975 - 16/3/2025).
Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thủ tướng dự khởi công dự án nhà ở xã hội 7.000 tỷ đồng tại Vĩnh Phúc

Thời sự - PV - 16:05, 16/03/2025
Trưa 16/3, trong chương trình công tác tại tỉnh Vĩnh Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công xây dựng công trình nhà ở xã hội thuộc Dự án Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, giai đoạn 1.