Cũng như các địa phương khác, từ nửa cuối năm 2022, tỉnh Sơn La mới bắt đầu triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719). Tuy thời gian triển khai chưa lâu, nhưng với nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, một số nội dung, dự án thành phần thuộc Chương trình trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện hiệu quả. Trong quá trình triển khai các dự án, công tác giám sát được chú trọng, với phương châm “làm đến đâu, giám sát đến đó”.
Ngày 20/9/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã ban hành Thông tư số 12/2022/TT-BNNPTNT hướng dẫn các địa phương triển khai chính sách khoán bảo vệ rừng giai đoạn 2021 – 2025. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai theo hướng dẫn của Bộ NN&PTNT, nhiều vướng mắc mới đã phát sinh khiến các địa phương lúng túng.
Nhiều loại cây, con giống đã được phê duyệt danh sách để hỗ trợ cho người dân huyện Quế Phong (tỉnh Nghệ An) làm sinh kế phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống. Hiện nay, các dự án đang được thẩm định chờ bàn giao cho người dân được thụ hưởng. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến đề xuất, khi triển khai hỗ trợ, chính quyền địa phương và đơn vị được giao cũng cần tính đến thời điểm, thời tiết để cấp phát cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, tránh bị gây thiệt hại.
Vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre, tổ chức chương trình trao vốn hỗ trợ sinh kế cho 4 hộ nghèo năm 2023 với số tiền là 100.000.000 đồng nhằm tạo điều kiện cho người nghèo phát triển kinh tế, tạo thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống, có ý chí vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nhờ được hỗ trợ vay vốn theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP của Chính phủ, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), đặc biệt là những hộ nghèo trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã từng bước thoát nghèo, đổi đời nhờ chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế hiệu quả.
Những năm qua, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc. Gần đây nhất, là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Nguồn lực đầu tư từ các chương trình, dự án đã và đang phát huy hiệu quả, cải thiện chất lượng đời sống Nhân dân, thay đổi diện mạo vùng DTTS và miền núi.
Sau hơn 5 năm thực hiện, các chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập theo Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 9/5/2017 đã khẳng định tính nhân văn, ưu việt và là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đồng bào các DTTS rất ít người. Để phù hợp hơn với lĩnh vực công tác dân tộc trong tình hình mới, góp phần thực hiện hiệu quả Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 theo Nghị quyết số 88/2019/QH14, trước mắt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg thì cần thiết phải có những điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP.
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, nhiều hộ DTTS trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, phong trào hiến đất, góp tài sản của người dân vùng đồng bào DTTS đã tạo nên hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Những công trình mới, con đường mới được dựng xây lên từ sự đồng lòng của Nhân dân đang nhiều lên mỗi ngày.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh An Giang đã triển khai các dự án thành phần kịp thời, hiệu quả. Nhờ đó, đời sống bà con đồng bào DTTS nơi đây đã từng bước vượt qua những khó khăn, vươn lên làm giàu, góp phần vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Khác với chính sách giao đất giao rừng, chính sách khoán bảo vệ rừng khuyến khích người dân, cộng đồng sinh sống ở các xã khu vực II, khu vực III vùng đồng bào DTTS và miền núi tham gia bảo vệ, phát triển rừng. Đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay nhưng nhiều bất cập cũ trong chính sách cho người nhận khoán hiện vẫn chưa được giải quyết, ngoài ra còn phát sinh thêm những vướng mắc mới, đòi hỏi phải sớm điều chỉnh, sửa đổi cho phù hợp.
Bá Thước là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Thanh Hoá, là một trong 62 huyện nghèo của cả nước. Việc triển khai hiệu quả các chương trình MTQG, đặc biệt hiện nay là Chương trình phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS, miền núi, giai đoạn 2021-2025 (gọi tắt Chương trình MTQG 1719) là động lực, cơ hội để đồng bào DTTS an cư, vươn lên phát triển kinh tế, để các bản làng thay đổi diện mạo hướng đến mục tiêu năm 2025, Bá Thước sẽ ra khỏi danh sách huyện nghèo.
Vừa qua, tại huyện A Lưới, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức 3 lớp tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719).
Trước nhu cầu cấp thiết của đồng bào DTTS về đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt ở Nghệ An, sau 3 năm triển khai thực hiện Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Nghệ An đã cơ bản hoàn thành việc giải ngân nguồn vốn giải quyết những khó khăn cấp thiết này của đồng bào.
Tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật cho đồng bào các thôn đặc biệt khó khăn của huyện Ngọc Lặc, là một trong những nội dung nằm trong Kế hoạch số 861/KH-BDT ngày 1/8/2023 của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa về thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 10, Chương trình MTQG 1719.
Những năm gần đây, các cấp ủy, chính quyền tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm, chăm lo đối với người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn thông qua việc thực hiện các chính sách, chương trình giảm nghèo bền vững, đồng thời đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, tập trung để giúp bà con giảm nghèo bền vững. Nhờ đó, đời sống của đại bộ phận nhân dân được cải thiện, từng bước nâng cao, thoát nghèo bền vững.
Để tập trung phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đề ra, công tác đào tạo, tạo nguồn cán bộ chất lượng cao cho vùng khó khăn là một trong những giải pháp trọng tâm của tỉnh Thái Nguyên.
Ông Nguyễn Quang Minh, sinh năm 1954, dân tộc Tày, thôn Đức Uy, xã Trung Sơn (Yên Sơn) là một Cựu chiến binh, Người có uy tín đã luôn phát huy tinh thần trách nhiệm trong tuyên truyền, vận động bà con dân tộc thiểu số thực hiện tốt các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước. Bằng uy tín của mình, ông Minh đã tập hợp, đoàn kết Nhân dân, kêu gọi Nhân dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm ăn trong phát triển kinh tế, xã hội, từ đó hướng tới xây dựng thôn xóm văn minh, hiện đại...
Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG1719), việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã có nhiều chuyển biến tích cực, các thiết chế văn hóa được đầu tư, góp phần nâng cao đời sống văn hóa vùng đồng bào DTTS.
Sinh sống trên vùng đất nhiều khó khăn về cả khí hậu lẫn tài nguyên, đặc biệt là nguồn nước khan hiếm, đồng bào Chăm với nền nông nghiệp lúa nước đã vượt qua không ít những gian nan để tồn tại và phát triển. Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước đã quan tâm, tạo nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển, đưa đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội vùng đồng bào Chăm trong cả nước nói chung, 2 tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận nói riêng vươn lên phát triển toàn diện về mọi mặt.
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện có trọng tâm, trọng điểm các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, thay đổi diện mạo vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Điện Biên.