Trong 2 ngày 7 – 8/11, tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III – năm 2019. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh dự Đại hội. Tham dự Đại hội còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu cùng 250 đại biểu tiêu biểu, xuất sắc, đại diện cho trên 46 vạn đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Để người dân miền núi có nước sinh hoạt (NSH) thường xuyên nhưng phải bảo đảm hợp vệ sinh (HVS) là không hề dễ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi chính sách cấp NSH phải được thiết kế phù hợp với tình hình mới.
Nguồn nước đang bị suy giảm do biến đổi khí hậu (BĐKH) và việc khai thác tràn lan. Thực trạng này không chỉ đe dọa an ninh nguồn nước đối với người dân miền núi mà tạo áp lực lên chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt (NSH).
Năm 2019 là năm thứ 7, Ủy ban Dân tộc (UBDT) phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên (HSSV), thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu. Đây là sự kiện nhằm tôn vinh truyền thống hiếu học của dân tộc Việt Nam; đồng thời biểu dương, khích lệ tinh thần nỗ lực phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn của thế hệ trẻ DTTS.
Ngày 4/11, tại TP.Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã tổ chức khai mạc Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III năm 2019.
Sau 5 năm thực hiện Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ II năm 2014, vùng DTTS và miền núi tỉnh Lai Châu đã có nhiều bước phát triển rõ rệt, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sinh kế của người dân ngày càng đa dạng, thu nhập được nâng lên, đời sống không ngừng được cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo cũng giảm khá nhanh. Những thành tựu đó có sự đóng góp rất lớn từ công tác dân tộc và các chính sách dân tộc.
Triển khai Quyết định 45/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2019 - 2021, tại hai tỉnh Bình Định, Phú Yên đã có hàng trăm ngàn tờ báo được đưa đến tận tay đồng bào. Đây được xem là “món ăn” tinh thần, giúp đồng bào DTTS tiếp cận thông tin, góp phần giữ vững an ninh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội.
Từ sau Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ II (giai đoạn 2014 - 2019), đồng bào các DTTS tỉnh Bạc Liêu đã quyết tâm cùng chính quyền địa phương tạo sự đổi mới trên nhiều lĩnh vực. Phát huy thành tựu đạt được, Đại hội lần thứ III (giai đoạn 2019 - 2024) tiếp tục đề ra mục tiêu, nhiệm vụ nhằm duy trì phát triển bền vững các thành quả, tạo sự thay đổi căn bản về đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) trong vùng đồng bào DTTS.
Thiên tai bất thường đã làm nhiều công trình cấp nước sinh hoạt (NSH) cho người dân miền núi không phát huy đúng công năng. Ngoài ra, chất lượng nguồn nước ở khu vực này cũng đang bị suy giảm nghiêm trọng.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III tỉnh Quảng Ninh diễn ra vào 2 ngày 30 và 31/10/2019. Đại hội đã thông qua Quyết tâm thư nêu rõ mục tiêu, nhiệm vụ tập trung phát triển sản xuất, thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo vùng DTTS. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Phan Văn Hùng; lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Ninh... cùng 250 đại biểu tiêu biểu đại điện cho đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Trong 2 ngày (30- 31/10), tại TP. Long xuyên, tỉnh An Giang, đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh lần thứ III năm 2019.
Dân tộc Mảng ở Lai Châu hiện sinh sống chủ yếu tại hai huyện biên giới Mường Tè và Nậm Nhùn, với dân số gần 5.700 người. Là một trong những dân tộc đặc biệt khó khăn của cả nước, nhiều năm qua, đồng bào dân tộc Mảng đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt của Đảng và Nhà nước. Thế nhưng do phong tục tập quán còn lạc hậu, cộng với các tệ nạn xã hội, nên nhiều năm trôi qua, cuộc sống của đồng bào Mảng vẫn chưa thoát được đói nghèo.
Những năm qua, chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt đã góp phần ổn định đời sống của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Nhưng biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp đang đe dọa đến an ninh nguồn nước, đồng thời cũng tạo áp lực mới đối với chính sách hỗ trợ nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS.
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV đã đi được 1/3 chặng đường. Thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã quan tâm giải quyết nhiều vấn đề cử tri gửi gắm, dư luận quan tâm. Đặc biệt, cử tri vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) kỳ vọng về đổi thay mới trong đời sống kinh tế - xã hội (KT-XH) của người dân.
Ngày 4/12/2013, Tỉnh ủy Lào Cai đã ban hành Quyết định số 783-QĐ/TU về Quy chế tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với Nhân dân trên địa bàn tỉnh. Mục đích của đối thoại để các cơ quan, ban ngành trong tỉnh có điều kiện lắng nghe, tiếp thu và giải quyết những tồn tại hạn chế, những thắc mắc, phản ánh của người dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) tại địa phương. Thực hiện Quyết định này, thời gian qua, Ban Dân tộc tỉnh Lào Cai đã tổ chức nhiều buổi tiếp xúc, đối thoại hiệu quả với người dân tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK...
Ngày 28/10, tại TP. Hà Giang, tỉnh Hà Giang đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Hà Giang lần thứ III năm 2019. Tới dự Đại hội có ông Y Thông, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc. Về phía tỉnh Hà Giang có ông Đặng Quốc Khánh, Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tới dự Đại hội còn có 250 đại biểu đại diện cho hơn 84 vạn đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Trong những năm qua, Quảng Ninh được biết đến là địa phương tiên phong, sáng tạo trong việc ban hành cơ chế, đề án, nhằm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về công tác dân tộc. Từ đó, tạo bước đột phá trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), biên giới, hải đảo.
Những năm qua, trên địa bàn huyện Vân Canh, các già làng, Người có uy tín luôn nêu cao vai trò trách nhiệm của mình, trở thành trung tâm đoàn kết. Từ đó, vận động nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, giữ bình yên cho thôn, làng...
Một chính sách được ban hành chỉ thực sự hiệu quả khi bảo đảm được yếu tố khả thi trong thực hiện, có ý nghĩa thiết thực đối với đồng bào DTTS. Điều này đòi hỏi công tác nghiên cứu khoa học phải được đặt lên hàng đầu, khi xây dựng chính sách.
Trong những năm qua, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã chủ động thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Chính phủ ủy thác trong công tác tín dụng CSXH, hiện thực hóa quyết tâm của Đảng và Chính phủ trong Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, đưa Việt Nam phát triển bền vững.