Ngày 22/11, tại TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Phú Thọ lần thứ III, năm 2019 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, phát huy nội lực, hội nhập và phát triển”. Dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy tỉnh Phú Thọ Hoàng Công Thủy; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ; lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương…Đặc biệt là sự có mặt của 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 250 ngàn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Trong 2 ngày 22-23/11/2019, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Ủy ban Dân tộc (UBDT) tổ chức Hội thảo Đánh giá Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020, định hướng giai đoạn 2021-2025 các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung bộ. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông và ông Trần Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đồng chủ trì Hội thảo. Tham dự Hội thảo có đại diện các bộ ngành Trung ương; Lãnh đạo các Ban Dân tộc, UBND huyện và các Phòng Dân tộc đại diện cho 7 tỉnh thuộc khu vực duyên hải Nam Trung bộ.
Chương trình “Vòng tay ấm, vì mùa đông ấm vùng cao”, do Công ty Điện lực Lào Cai tổ chức sáng 21/11 đã trao tặng gần 300 chiếc áo rét cho các em học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) Tiểu học và Trung học cơ sở xã Bản Già, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Để phát triển nền giáo dục toàn diện và thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho đồng bào DTTS cần có những chính sách đặc thù, tạo tính đột phá. Quan trọng hơn, chính sách phải làm thay đổi nếp nghĩ của đồng bào DTTS về việc học.
Đến thăm những bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi tỉnh Phú Thọ hôm nay, dễ dàng nhận thấy sự đổi thay trên từng nóc nhà. Cuộc sống mới no ấm, văn minh đã và đang hiện hữu trên mảnh đất này…
Mỗi năm ngân sách nhà nước đã chi hàng nghìn tỷ đồng để thực hiện các chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên DTTS. Tuy nhiên, do vẫn tiếp cận ở góc độ “cào bằng” nên nhiều chính sách chưa phát huy hiệu quả trong công tác giáo dục dân tộc
Ngày 18/11/2019, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê duyệt Đề án Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án). Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển có cuộc phỏng vấn nhanh đồng bào DTTS, chính quyền địa phương về ý nghĩa của sự kiện lịch sử quan trọng này đối với sự phát triển vùng DTTS&MN của Việt Nam
Ngày 18/11, tại TP. Cà Mau (tỉnh Cà Mau) đã long trọng diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Cà Mau lần thứ III năm 2019. Về dự Đại hội có ông Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội Đại biểu toàn quốc các DTTS lần thứ II năm 2020; Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương cùng 250 đại biểu tiêu biểu đại diện cho hơn 53 ngàn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Sáng 15/11, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Đồng Nai lần thứ III năm 2019 đã được tổ chức.
Trong 2 ngày 14 - 15/11, tại TP. Ninh Bình, UBND tỉnh Ninh Bình long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III, năm 2019.
Sáng 15/11, tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin - Thể thao huyện Phú Giáo (tỉnh Bình Dương) đã diễn ra Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Bình Dương lần thứ III năm 2019.
Các trường chuyên biệt (dân tộc nội trú, dự bị đại học) là những mô hình giáo dục giữ vai trò quan trọng để tạo nguồn nhân lực cho vùng DTTS và miền núi. Với sự chuyển mình rõ nét của giáo dục dân tộc, các trường chuyên biệt này cũng phải đổi mới để đáp ứng được yêu cầu trong tình hình hiện nay.
Ngày 14/11, tại TP. Vĩnh Long đã long trọng diễn ra Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Vĩnh Long lần thứ III năm 2019. Tham dự Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc - Lê Sơn Hải; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ tỉnh Vĩnh Long - Bùi Văn Nghiêm; Phó Chủ tịch Phụ trách UBND tỉnh Lữ Quang Ngời, Trưởng Ban Tổ chức Đại hội; đại diện lãnh đạo tỉnh, các sở, ban, ngành, lãnh đạo Ban Dân tộc một số tỉnh và 250 đại biểu người DTTS, đại diện cho trên 27 ngàn đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh.
Lĩnh vực giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) ở vùng DTTS và miền núi đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhất là công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Bởi vậy, thời gian tới, cần có cách tiếp cận trong xây dựng chính sách đầu tư để phát triển nền giáo dục toàn diện.
Ngày 12/11, tại TP. Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ III năm 2019. Tham dự Đại hội có Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến, cùng lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc và 200 đại biểu tiêu biểu, đại diện cho hơn 55 nghìn đồng bào các dân tộc trên địa bàn tỉnh.
Chiều ngày 11/11, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tổ chức gặp mặt đoàn gồm 39 đại biểu Người có uy tín, đại diện cho 1609 Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa. Đoàn do ông Lương Văn Tưởng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh làm trưởng đoàn. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông dự và chủ trì buổi gặp mặt.
Công tác dân tộc tại tỉnh Cà Mau những năm qua đã góp phần tích cực làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn vùng DTTS. Cơ sở hạ tầng trong vùng DTTS được quan tâm đầu tư rất lớn và về cơ bản, đã bảo đảm được các điều kiện cần thiết cho sản xuất và dân sinh. Các chương trình, chính sách được triển khai đều xuất phát từ nhu cầu và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo đồng bào DTTS của tỉnh, qua đó góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào.
Sau 5 năm (2014 - 2018) thực hiện Chương trình hành động và Quyết tâm thư Đại hội Đại biểu các DTTS của tỉnh lần thứ II, vùng đồng bào DTTS và miền núi tỉnh Vĩnh Phúc đã có bước chuyển biến tích cực, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng, đặc biệt là công tác xóa đói giảm nghèo...
Trong 2 ngày 7 – 8/11, tỉnh Lai Châu đã long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) lần thứ III – năm 2019. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Hoàng Thị Hạnh dự Đại hội. Tham dự Đại hội còn có lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Lai Châu cùng 250 đại biểu tiêu biểu, xuất sắc, đại diện cho trên 46 vạn đồng bào các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh.
Để người dân miền núi có nước sinh hoạt (NSH) thường xuyên nhưng phải bảo đảm hợp vệ sinh (HVS) là không hề dễ, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) ngày càng phức tạp. Điều này đòi hỏi chính sách cấp NSH phải được thiết kế phù hợp với tình hình mới.