Những năm qua, Người có uy tín trong đồng bào DTTS tỉnh Thái Nguyên đã làm tốt vai trò là “cầu nối” đưa Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với đồng bào các DTTS trên địa bàn, nhằm phát triển toàn diện kinh tế- xã hội, từng bước xóa đói giảm nghèo vươn lên làm giàu chính đáng.
Sau hơn 5 năm thực hiện Chiến lược hội nhập quốc tế về lao động và xã hội, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu được quốc tế ghi nhận, tiếp tục là điểm sáng về giảm nghèo và phát triển bền vững. Trong đó, nổi bật là hội nhập quốc tế về an sinh xã hội trên các lĩnh vực như bảo hiểm xã hội (BHXH), giảm nghèo bền vững và thúc đẩy công bằng xã hội.
Tháng 12 năm nay có một ngày đặc biệt: Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12) - là dịp để Liên Hợp Quốc và các quốc gia thành viên tôn vinh những giá trị cao cả cùng những thành tựu đạt được trong thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Việt Nam đã ghi dấu nhiều thành tựu ấn tượng trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, trong đó có lĩnh vực lao động - xã hội. Nhân dịp kỷ niệm 74 năm Đại hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948 - 2022), cùng nhìn lại những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong lĩnh vực lao động – xã hội, với mục tiêu nâng cao đời sống, quyền thụ hưởng của người dân, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Ngay sau khi mở cửa, ngành du lịch Việt Nam đã nhanh chóng sôi động trở lại với việc đón, phục vụ hàng chục triệu lượt khách trong nước và quốc tế. Các địa phương có tiềm năng về du lịch, nhất là ở khu vực miền núi, đã nắm bắt cơ hội, xúc tiến các sản phẩm du lịch đặc thù giàu bản sắc để thúc đẩy tăng trưởng.
Như mối duyên “trời định”, một ngày đầu tháng 12/2022, chúng tôi trở lại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên. Cảnh cũ vẫn đây nhưng người xưa đâu chẳng thấy. Trong khi chờ được làm việc với Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Nà Hỳ (Bộ Chỉ huy Biên phòng Điện Biên), chúng tôi lang thang ở trung tâm xã biên giới Nà Hỳ, để có thể cảm nhận phần nào những đổi thay trên vùng đất biên thùy này. Mỗi bước chân nghe lòng dội lên những kỷ niệm quá khứ thật khó cắt nghĩa và cũng không dễ gọi tên...
Thông qua hoạt động đối ngoại, tăng cường hợp tác quốc tế, Ủy ban Dân tộc (UBDT) đã tranh thủ thêm các nguồn lực đầu tư phát triển vùng DTTS và miền núi. Cùng với nguồn kinh phí của các đối tác nước ngoài hỗ trợ thêm vào ngân sách Nhà nước để thực hiện các chương trình, dự án thì nhiều dự án của các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội được triển khai rất hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.
Trong 1,5 ngày (từ sáng 13 đến trưa 14/12), Vụ Công tác dân tộc Địa phương (Ủy ban Dân tộc) phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lớp tập huấn tuyên truyền, truyền thông về Đề án Tổng thể và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG) năm 2022 cho đối tượng là Người có uy tín, Trưởng thôn và cán bộ làm công tác dân tộc tại tỉnh Quảng Ngãi.
Kinh tế gia đình khó khăn, kiến thức về dinh dưỡng còn hạn chế, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống cũng như tỷ lệ sinh con tại nhà còn cao,… là những nguyên nhân trực tiếp khiến các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi khó cải thiện về dinh dưỡng cho người dân. Việc nhận diện những rào cản này là để các địa phương quyết tâm hơn trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo về dinh dưỡng.
Thiết lập Cụm Thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu, biên giới được thực hiện trong Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) đưa thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo giai đoạn 2012 – 2015. Phương tiện thông tin đối ngoại tiếp tục được mở rộng đầu tư trong Tiểu Dự án Giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025.
Sau hơn 3 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP), đến tháng 10/2022, toàn tỉnh Bắc Giang có 180 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp tỉnh. Nhiều sản phẩm OCOP có mặt tại các siêu thị, trung tâm thương mại, đặc biệt có những mặt hàng OCOP đã xuất khẩu đi nhiều nước, mang lại giá trị kinh tế cao cho các chủ thể, người nông dân.
Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc không chỉ tăng cường tình hữu nghị, đoàn kết với các nước bạn, mà còn là cơ hội để thúc đẩy phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi. Triển khai thực hiện công tác đối ngoại theo định hướng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tiếp nối những thành tựu đã đạt được, Ủy ban Dân tộc đã và đang đẩy mạnh công tác hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công tác dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược Công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngoài việc chú trọng phát triển kinh tế, những năm qua, huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã rất quan tâm chăm lo đời sống tinh thần, giữ gìn bản sắc văn hóa truyền thống cho đồng bào các dân tộc như hỗ trợ bảo tồn nghề dệt thổ cẩm, đan lát; duy trì tổ chức các lễ hội, nghi lễ và những nét văn hóa đặc trưng của từng dân tộc...Những hoạt động này, không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa, mà còn giúp nhiều gia đình có thêm thu nhập từ thu hút khách du lịch.
Nhiều năm qua, cùng với sự quan tâm, đầu tư của Đảng và Nhà nước, là sự chăm lo của gia đình, cộng đồng; sự tâm huyết, trách nhiệm của các thầy, cô giáo và của chính bản thân các em học sinh..., sự nghiệp giáo dục vùng đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Mặc dù đã đạt được những thành tựu quan trọng nhưng Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức trong giảm thiểu tình trạng suy dinh dưỡng, nhất là ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Để cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho người dân, giai đoạn 2021 – 2030, cùng với việc thực hiện Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng thì các cấp ngành, địa phương cần tập trung triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, đồng thời cần thiết tiến tới “luật hóa” vấn đề dinh dưỡng cho trẻ em vùng cao.
Đa phần hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã vùng biên Thượng Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình) là người DTTS, gia đình có đông con nên để thoát nghèo là bài toán khó. Với vai trò là Chủ tịch Hội, chị Y Quyết, dân tộc Vân Kiều luôn đau đáu tìm hướng thoát nghèo cho hội viên.
Hơn 20 năm qua, ông Bàn Tài Vi, dân tộc Dao, thôn Đồng Trà, xã Đồng Lâm, thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) đã có nhiều đóng góp trong việc giúp người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đoàn kết xây dựng nông thôn mới và giữ gìn văn hóa truyền thống trên địa bàn. Ông Vi được bà con trong thôn tín nhiệm, yêu quý bầu là Người uy tín của thôn trong nhiều năm nay.
Như cây Kơ nia sừng sững giữa đại ngàn Tây Nguyên, Người có uy tín trong đồng bào DTTS ở huyện Đak Đoa (Gia Lai) đã phát huy tốt vai trò, uy tín của mình trong tuyên truyền, vận động Nhân dân xóa bỏ hủ tục, phong tục tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh.
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã phát huy tốt vai trò là cầu nối quan trọng giữa cấp ủy, chính quyền với Nhân dân. Đội ngũ này đang góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Công an huyện Chư Sê vừa phối hợp với Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc - Công an tỉnh Gia Lai, Phòng Dân tộc, Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Chư Sê tổ chức tập huấn cho 40 Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn.
Nhắc đến ông Hoàng Văn Sáu, người dân thôn Bản Quầy, xã Bắc Xa, huyện Đình Lập (Lạng Sơn) đều không ngớt lời khen ngợi . Ông là Người có uy tín đã có nhiều đóng góp đưa thôn ngày càng phát triển, trở thành điểm sáng trong các khu dân cư nơi biên giới… Bao năm qua, bằng trách nhiệm và tâm huyết của mình, ông vẫn miệt mài góp sức mình cho sự đổi thay của đời sống bà con nơi đây.