Ở Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang,… đồng bào các dân tộc luôn tự hào bởi thiên nhiên đã ban tặng “báu vật” của các bản làng – đó chính là những cây chè Shan tuyết cổ thụ. Với sự hỗ trợ của Nhà nước, cây chè Shan tuyết không chỉ giúp nhiều hộ đồng bào thoát nghèo, mà còn là cây làm giàu chủ lực của các địa phương.
Doanh nghiệp tạo tác động xã hội (SIB), là các doanh nghiệp với hoạt động kinh doanh và cam kết tạo tác động tích cực cho xã hội và môi trường. Cân bằng các mục tiêu xã hội/môi trường với mô hình thương mại, cho phép họ giải quyết các thách thức xã hội và môi trường một cách bền vững. Thực hiện cam kết quốc tế trong các lĩnh vực này, Việt Nam đã tăng cường hỗ trợ các SIB, với sự phối hợp của các tổ chức quốc tế.
Qua 2 lần tổ chức (năm 2010 và 2020), Đại hội đại biểu các DTTS Việt Nam đã khẳng định, là sự kiện chính trị quan trọng, là ngày hội kết nối, lan tỏa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Đại hội là dịp Đảng, Nhà nước ghi nhận công lao đóng góp to lớn của đồng bào các DTTS trong công cuộc kiến thiết, phát triển đất nước; đồng thời cũng là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng nhằm nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của đồng bào các dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đại hội truyền cảm hứng, tăng cường khối đại đoàn kết các dân tộc, cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, đồng lòng chung sức, hiện thực hóa khát vọng xây dựng đất nước ta phát triển cường thịnh.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, quyền và nghĩa vụ công dân, là trách nhiệm thường xuyên của tất cả các cấp, các ngành, của toàn hệ thống chính trị, và là công việc của toàn dân. Đây là quan điểm chỉ đạo trong Đề án truyền thông về quyền con người ở Việt Nam giai đoạn 2023-2028 được ban hành theo Quyết định số 1079/QĐ-TTg.
Những thành công trong xuất khẩu nông sản trong năm 2023, là cơ sở để các chuyên gia nhận định, để hàng nông sản Việt Nam tiếp tục “phá rào” mở cửa tiêu thụ tại thị trường khó tính. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc mở cửa được thị trường đã khó, nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn.
Từ diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đòi hỏi lĩnh vực an sinh xã hội cần có kế hoạch thích ứng linh hoạt, phù hợp. Trong đó, chuyển đổi số là một ưu tiên để nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Tham gia vào các Công ước quốc tế về phòng, chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em, Việt Nam, đã nội luật hóa và hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống buôn bán người. Bằng những giải pháp thiết thực và hiệu quả, Việt Nam đang từng bước thể hiện vai trò là thành viên trách nhiệm của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống lại vấn nạn này.
Một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045, là tập trung đầu tư mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp, sản xuất nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ rừng trồng. Đây là giải pháp để bảo đảm “đầu vào”, nhưng vấn đề phải bàn là giải bài toán “đầu ra” cho ngành gỗ, bởi hoạt động xuất khẩu gỗ vẫn đối diện nhiều thách thức.
Từ 01/01/2016 đến 30/6/2022, UBND cấp huyện trên toàn quốc đã giải quyết 74.044 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài là 27.353 trường hợp. Đây là một trong những kết quả tích cực đạt được sau 6 năm triển khai Luật Hộ tịch 2014, góp phần ổn định đời sống của người dân, nhất là ở địa bàn biên giới.
Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá, là quốc gia nằm trong top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á. Nhưng vùng đồng bào DTTS và miền núi hiện vẫn đang là “vùng trũng” ở lĩnh vực được xem là động lực của nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập.
Tập trung giải quyết các vấn đề về bất bình đẳng giới, nâng cao chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ DTTS chính là những giải pháp trao cơ hội cho phụ nữ DTTS chủ động tiếp cận đầy đủ cơ hội phát triển, vươn lên thoát nghèo. Những năm qua, bằng những hành động cụ thể, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong việc thúc đẩy quyền của phụ nữ DTTS, góp phần phát triển bền vững vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cùng với sâm Ngọc Linh và một số loài sâm quý khác ở Việt Nam, tỉnh Lai Châu đã chủ trương đưa sâm Lai Châu trở thành một trong những cây dược liệu quý, chủ lực trong phát triển kinh tế, nhằm tạo sinh kế bền vững cho Nhân dân. Theo đó, tỉnh Lai Châu cũng đã triển khai đề tài, hình thành đề án phát triển nhóm cây dược liệu giai đoạn 2020 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Cây sâm Lai Châu được đánh giá là loài cây có nguồn gen đặc biệt quý hiếm ở Việt Nam và thế giới, mới chỉ phát hiện thấy duy nhất ở tỉnh Lai Châu. Loài sâm này sống phù hợp dưới tán rừng nhiệt đới, ở độ cao trên 1.800 mét trở lên, là cây dược liệu đặc biệt quý đối với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ con người. Tỉnh Lai Châu đang đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh phát triển loài cây dược liệu này nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo trên địa bàn.
Những năm qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Đắk Lắk đã làm tốt công tác đối ngoại Biên phòng, qua đó góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với Đại tá Đào Viết Hùng - Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk về vấn đề này.
Những vật dụng lao động sản xuất, những đồ dùng sinh hoạt hàng ngày… của người Thái đã được ông nâng niu, gìn giữ, sưu tầm từ hàng chục năm qua. Để rồi, văn hóa của cộng đồng người Thái ở miền Tây xứ Nghệ hiện lên sinh động, gần gũi, trở thành “báu vật” truyền đời ở “miền Trà Lân”, ngay chính trong căn nhà ông đang ở. Ông là Vi Văn Phúc – Người có uy tín ở khối 2, thị trấn Con Cuông (Con Cuông, Nghệ An).
Như cánh chim Chrao giữa đại ngàn, già Siu Biai - Người có uy tín trong đồng bào DTTS làng Plei Phung, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, đã phát huy tốt vai trò, uy tín, hướng dẫn đồng bào Gia Rai tập trung phát triển kinh tế, đoàn kết xây dựng nông thôn mới.
Người có uy tín trong đồng bào DTTS có vị trí, vai trò hết sức quan trọng, là cầu nối giữa cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân trong công tác tuyên truyền, vận động, xây dựng khối Đại đoàn kết toàn dân tộc, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phát triển kinh tế, bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc…
Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên có trên 68 nhóm dòng họ; 114 Người có uy tín tại thôn bản. Trong những năm qua, cùng với cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các tổ chức đoàn thể, trưởng dòng họ, Người có uy tín đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vận động người dân phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn nhất Việt Nam, đồng thời cũng là vùng đất quan trọng của cả nước trong phát triển kinh tế, hợp tác đầu tư và giao thương với các nước trong khu vực và thế giới. Để ĐBSCL phát triển xứng tầm thì một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN), đổi mới sáng tạo, là nền tảng để phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
Trên rẻo cao mù sương, với cái lạnh vùng biên cương Đắc Pring, huyện Nam Giang (Quảng Nam) xa xôi trên dãy Trường Sơn hùng vĩ, chúng tôi ngồi trong không gian thiêng liêng của Ơớng (nhà làng) và đắm chìm trong sử thi, trường ca bất tận của người Ve (nhóm địa phương thuộc dân tộc Gié Triêng). Ơớng là nơi để sự đoàn kết, nét đẹp văn hóa tinh thần của người Ve tiếp tục được bảo tồn và phát huy.