Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Xuất khẩu nông sản năm 2023: “Phá rào” mở cửa tiêu thụ tại thị trường khó tính

Tùng Nguyên - 18:31, 20/12/2022

Những thành công trong xuất khẩu nông sản trong năm 2023, là cơ sở để các chuyên gia nhận định, để hàng nông sản Việt Nam tiếp tục “phá rào” mở cửa tiêu thụ tại thị trường khó tính. Tuy nhiên, các chuyên gia cũng khuyến cáo, việc mở cửa được thị trường đã khó, nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Xuất khẩu nông sản năm 2023: “Phá rào” mở cửa tiêu thụ tại thị trường khó tính
Bưởi chính thức trở thành loại trái cây thứ 7 của Việt Nam được nhập khẩu vào Mỹ, sau các loại quả xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. (Trong ảnh: Lô bưởi đầu tiên sang Mỹ được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợi với tỉnh Bến Tre công bố ngày 28/11/2022)

Tiền đề tiếp cận nhiều thị trường khó tính

Năm 2022, có thể được coi là một năm thắng lợi nhất từ trước đến nay của nông sản Việt Nam, khi nhiều mặt hàng được phép tiếp cận đến nhiều thị trường trên thế giới. Hàng loạt nông sản Việt Nam đã được mở đường chính ngạch xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, New Zealand…

Đặc biệt, hàng loạt các nông sản có được tấm vé thông hành xuất khẩu chính ngạch vào thị trường đông dân nhất thế giới – Trung Quốc. Đến nay, Việt Nam đã có 13 nông sản xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc gồm tổ yến, khoai lang, thanh long, nhãn, chôm chôm, xoài, mít, dưa hấu, chuối, măng cụt, vải, chanh dây và sầu riêng.

Trước tiên là sản phẩm chanh leo của Việt Nam, được nhập khẩu vào Trung Quốc với các quy định tạm thời. Tiếp đến, sầu riêng và chuối của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước. Gần đây nhất, hai bên đã ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với khoai lang của Việt Nam nhập khẩu vào Trung Quốc.

Mặt hàng tổ yến được kỳ vọng có tốc độ tăng xuất khẩu đáng kể nhờ giá trị lớn và nhu cầu tiêu dùng cao tại Trung Quốc, với sản lượng nhập khẩu lên đến 300 - 400 tấn/năm. Trung Quốc là thị trường tiêu thụ yến lớn nhất thế giới, chiếm 80% thị phần toàn cầu. Sau 3 năm nỗ lực đàm phán kỹ thuật, ngành hàng yến cũng đã kích hoạt được thị trường rộng lớn này, mở ra cơ hội cấu trúc lại và phát triển chuỗi ngành hàng với giá trị gia tăng cao hơn.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Xuất khẩu nông sản năm 2023: “Phá rào” mở cửa tiêu thụ tại thị trường khó tính 1
Tổng cục Hải quan Trung Quốc vừa có văn bản đồng ý nhập khẩu thí điểm chanh leo Việt Nam bắt đầu từ ngày 1/7/2022. (Ảnh: TTXVN)

Không chỉ thị trường Trung Quốc, quả chanh và bưởi của Việt Nam cũng đã được phép nhập khẩu vào thị trường New Zealand. Đây là loại quả thứ tư và thứ năm được xuất khẩu từ Việt Nam sang New Zealand, sau xoài, thanh long và chôm chôm.

Đặc biệt, bưởi cũng là loại trái cây thứ 7 được phép nhập khẩu vào Mỹ, sau xoài, nhãn, vải, thanh long, chôm chôm và vú sữa. Đây là thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn về trái cây, mỗi năm lên tới 12 triệu tấn. Sản xuất trái cây tươi nội địa của nước này hiện chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu, 30% còn lại (tương đương với khoảng 3,6 triệu tấn) phải nhập khẩu.

Tiếp tục đa dạng thị trường

Những kết quả trong việc mở cửa thị trường đã góp phần giúp xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam trong 11 tháng năm 2022 đạt khoảng 49,04 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2021. Tuy vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, việc mở cửa được thị trường đã khó, nhưng giữ được thị trường và phát triển bền vững còn khó hơn, đòi hỏi mỗi nông dân, doanh nghiệp phải nỗ lực thay đổi tư duy sản xuất, đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của từng thị trường.

Tiếp nối thành công 2022, sẽ tiếp tục chiến lược tận dụng các lợi thế sản phẩm trái cây Việt Nam, ví dụ thị trường Trung Quốc chúng ta sẽ tiếp tục với sản phẩm cây có múi cam, bưởi; Với thị trường các nước phát triển như Mỹ sẽ tiếp tục với sản phẩm chanh dây, dừa; chanh dây đi Australia; chúng ta có thể tận dụng mở cửa thị trường Nhật Bản cho quả nhãn…
Ông Nguyễn Quang Hiếu
Trưởng phòng Hợp tác quốc tế và truyền thông, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tại Tọa đàm trực tuyến: “Mở cửa thị trường nông sản – cơ hội từ những thị trường khó tính” diễn ra ngày 13/12/2022, bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho rằng, mở cửa một thị trường mất ít nhất từ 3 - 5 năm, doanh nghiệp khi làm một số sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ cũng mất đến 6 năm.

“Khi chúng ta đã mở cửa được thị trường thì vấn đề quan trọng là làm sao để duy trì và phát triển thị trường đó, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng doanh nghiệp mà còn là vai trò của các địa phương, của nông dân trong chuỗi liên kết để làm sao có thể phát huy được thị trường đó”, bà Vy nhấn mạnh.

Còn GS. TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho rằng, thời gian qua dịch Covid-19 đã gây khó khăn rất nhiều cho nền kinh tế thế giới. Nhưng cũng nhờ dịch Covid đã làm thay đổi cơ cấu thị trường, mà nhiều sản phẩm trái cây hay lúa gạo của chúng ta đã đặt chân được vào châu Âu - nơi mà trước đây Thái Lan “thống trị”.

“Tôi cho rằng chúng ta vẫn phải tiếp tục đa dạng thị trường, bao gồm cả Trung Quốc; tổ chức sản xuất nhằm đảm bảo các yêu cầu của thị trường về an toàn thực phẩm, hoàn thiện khâu sau thu hoạch gồm cả đóng gói, bao bì… Tôi tin tưởng chúng ta vẫn có nhiều cơ hội để tăng trưởng và như vậy, xuất khẩu nông sản sẽ tăng trưởng dương trong năm 2023” ông Anh nói.

Theo ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) hiện Việt Nam tham gia tới 17 hiệp định tự do, nhiều hiệp định gắn với các thị trường lớn như Mỹ... Do đó, tầm xa cho thị trường nông sản của Việt Nam sẽ đa dạng.

(Chuyên đề Thông tin đối ngoại) Xuất khẩu nông sản năm 2023: “Phá rào” mở cửa tiêu thụ tại thị trường khó tính 3
Chuối của Việt Nam được phép nhập khẩu vào Trung Quốc thông qua ký kết Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật giữa hai nước. (Trong ảnh: Chuối là nông sản chủ lực ở các xã dọc biên giới huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu)

“Khi chúng ta đa dạng hóa thị trường, thì phải sản xuất theo thị trường thì chúng ta buộc phải xây dựng các liên kết. Nếu sản xuất nhỏ lẻ thì khó đáp ứng được, bắt buộc chúng ta phải liên kết”, ông Nam khuyến nghị.

Thực tế, lợi thế về tự nhiên không chỉ giúp Việt Nam rất nhiều loại trái cây nhiệt đới được thế giới ưa chuộng, mà nhiều loại còn có thể cho sản lượng quanh năm như chanh, bưởi... Hay như sầu riêng Việt Nam được lợi thế hơn so Thái Lan, là có sản lượng thu hoạch rất dải vụ, đặc biệt khi vùng Tây Nguyên vào vụ sẽ nghịch vụ với các nước khác nên tạo lợi thế của nông sản đặc sản vùng này.

Nhưng những lợi thế trên chỉ được phát huy hiệuquả, khi các sản phẩm đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của nước nhập khẩu về kiểm dịchthực vật và an toàn vệ sinh. Sản phẩm trồng phải truy xuất được nguồn gốc, từquản lý giám sát vùng trồng với các sản phẩm đầu vào, đầu ra; quản lý cơ sởđóng gói, biện pháp xử lý kiểm dịch thực vật cho đến kiểm dịch tại cửa khẩu nhập.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

Bảo vệ người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

Ngày 29/3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký Quyết định số 319/QĐ-TTg phê duyệt Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025.
Tin nổi bật trang chủ
"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

"Thời cơ vàng” cho du lịch vùng DTTS và miền núi

Tổng thu từ khách du lịch năm 2022 chỉ đạt 66% so năm 2019 - thời điểm chưa chịu tác động của dịch bệnh Covid-19, xung đột Nga - Ukraine… Trước tình hình ấy, việc “Đẩy nhanh phục hồi - Tăng tốc phát triển du lịch” đang là chủ trương lớn của Chính phủ nhằm đưa du lịch “trở lại đường ray” là ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Một loạt các vấn đề cũng đã được Chính phủ gợi mở để các bộ, ngành, địa phương thay đổi tư duy, thay đổi cách làm du lịch… Trong bối cảnh chung đó, “cơ hội vàng” cho phát triển du lịch vùng DTTS và miền núi là rất rõ ràng.
Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Ủy ban Dân tộc và tỉnh Đồng Nai trao hỗ trợ làm nhà ở cho đồng bào DTTS tại tỉnh Bắc Giang

Tin tức - Tuấn Trình - 23:17, 30/03/2023
Chiều 30/3, Đoàn công tác Ủy ban Dân tộc do Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông làm Trưởng đoàn, cùng Đoàn công tác Tỉnh ủy Đồng Nai do Phó Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Quảng Minh Cường làm Trưởng đoàn đã thăm, làm việc và trao hỗ trợ kinh phí làm nhà ở cho đồng bào DTTS nghèo tỉnh Bắc Giang. Phó Bí thư Thường trực trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang Lê Thị Thu Hồng tiếp và làm việc với Đoàn. Tham dự chương trình có: Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Mai Sơn; Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Tống Ngọc Bắc; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nghiêm Xuân Hưởng và đại diện một số sở, ngành liên quan.
Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi

Trang địa phương - Hoàng Thùy - Minh Quỳnh - 21:39, 30/03/2023
Trong 2 ngày 29 và 30/3, Đảng ủy Công an tỉnh Đắk Nông tổ chức Hội thi Bí thư Chi bộ giỏi năm 2023 với sự tham gia của 61 thí sinh đến từ các Chi bộ, Đảng bộ cơ sở trực thuộc Đảng bộ Công an tỉnh.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021 - 2030

Tin tức - Trọng Bảo - 21:20, 30/03/2023
Ngày 29/3, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tỉnh Lào Cai thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Quy chế bảo vệ bí mật nhà nước trong hoạt động của Quốc hội

Văn bản chính sách mới - PV - 21:20, 30/03/2023
Việc xác định bí mật nhà nước và độ mật của bí mật nhà nước phải căn cứ Luật Bảo vệ bí mật nhà nước và danh mục bí mật nhà nước thuộc các lĩnh vực do Thủ tướng ban hành.
Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Giao lưu văn hóa, nghệ thuật Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản

Sắc màu 54 - PV - 20:57, 30/03/2023
Hướng tới Kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản (1973 - 2023), ngày 30/3, tại Tp. Huế, Hội Hữu nghị Việt - Nhật tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, nghệ thuật cắm hoa, qua đó giới thiệu, tôn vinh nét đẹp văn hóa truyền thống của hai nước.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Tin trong ngày - 30/3/2023

Tin trong ngày - 30/3/2023

Media - BDT - 20:35, 30/03/2023
Bản tin hôm nay có những thông tin chính sau: Bộ Chính trị cho ý kiến về tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về một số vấn đề chính sách xã hội; Nâng cao kiến thức về chuyển đổi số cho đại biểu người DTTS, tôn giáo; Lai Châu bắt giữ nhiều cán bộ về hành vi “đưa hối lộ” và "nhận hối lộ"; cùng các tin tức thời sự khác.
Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Malaysia

Tin tức - PV - 20:15, 30/03/2023
Nhân dịp này, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao Malaysia Zambry Abdul Kadir đã ra Tuyên bố Báo chí chung.
Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Giữ nghề chạm bạc của đồng bào Mông ở Sa Pa

Media - Trọng Bảo - 18:23, 30/03/2023
Trải qua hàng trăm năm, người Mông dưới chân núi Hoàng Liên vẫn gìn giữ nghề chạm khắc bạc truyền thống của dân tộc mình. Với người dân nơi đây, trang sức làm bằng bạc là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa, tinh thần.
Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Các dấu hiệu, triệu chứng và cách phòng bệnh cúm A

Sức khỏe - Ngân Nhi - 18:17, 30/03/2023
Các tỉnh miền Bắc hiện đang ghi nhận nhiều trường hợp mắc cúm A. Theo các chuyên gia, đây là điều "bất thường", bởi loại cúm này thường xuất hiện nhiều vào mùa Đông Xuân.
Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Người có uy tín góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Bát Xát

Media - Trọng Bảo - 18:16, 30/03/2023
Những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS ở huyện vùng cao biên giới Bát Xát, tỉnh Lào Cai là nhân tố quan trọng, đóng góp tích cực vào việc tuyên truyền, vận động Nhân dân phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no hạnh phúc; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.