Những năm gần đây, từ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thông qua các kế hoạch, chương trình, dự án đầu tư hỗ trợ, công tác bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa đồng bào các DTTS đang được cộng đồng quan tâm, lan tỏa trong đời sống xã hội. Đáng phấn khởi, không ít trường học vùng DTTS và miền núi , các thầy cô giáo đã khéo léo lồng ghép việc giới thiệu bản sắc văn hóa vào các tiết học, tạo hứng thú cho học sinh đến trường, đồng thời góp phần nuôi dưỡng tình yêu văn hóa dân tộc trong học đường.
Tiếp nối truyền thống của thế hệ đi trước, những nghệ nhân, những người yêu văn hoá truyền thống đã luôn nỗ lực gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Họ tích cực truyền dạy những gì họ nắm được trong di sản âm nhạc dân tộc cho con, cháu của mình, cộng đồng mình. Nhờ vậy, thanh âm của nhạc cụ truyền thống các dân tộc sẽ vang mãi theo thời gian.
Trong những năm qua, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa ổn định và duy trì tốc độ phát triển; kinh tế - văn hóa - xã hội có nhiều khởi sắc; các chính sách an sinh xã hội được triển khai kịp thời, thiết thực; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. Có được kết quả trên, là nhờ sự đồng lòng, chung sức của chính quyền và Nhân dân, đặc biệt là sự nhiệt tình, năng nổ, luôn đặt lợi ích cộng đồng lên hàng đầu của các Trưởng ban Công tác Mặt trận khu dân cư.
Được Nhân dân tín nhiệm bầu là Người có uy tín suốt nhiều năm qua, lời nói của ông Y Đeh Ayun ở buôn Phơng, xã Ea Tul, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk luôn có sức ảnh hưởng và tác động mạnh đến bà con trong buôn. Qua đó, góp phần không nhỏ trong công tác giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội địa phương, vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Thực hiện cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào DTTS, làm cho đồng bào DTTS vươn lên thoát nghèo bền vững”, trong thời gian qua cả hệ thống chính trị từ Tp. Kon Tum đến các xã, phường đã phát huy sức mạnh, tập trung lồng ghép các chương trình, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo trên địa bàn.
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Đầu tư cho bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân, là đầu tư cho phát triển. Những năm qua Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của Nhân dân, đặc biệt là đồng bào vùng DTTS, miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng.
Thanh Hóa có 1.330 Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đây là những người am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào trên các lĩnh vực đời sống, xã hội và đóng vai trò quan trọng trong các phong trào thi đua, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới, góp phần cùng với chính quyền địa phương, và Nhân dân thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Thời gian gần đây, để khai thác tiềm năng, lợi thế bản sắc văn hóa của đồng bào DTTS, chính quyền huyện Bình Liêu (Quảng Ninh) đã triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế từ du lịch cộng đồng nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Từ nhỏ được tiếp xúc với nghề dệt thổ cẩm truyền thống của bà, của mẹ, cô gái dân tộc Mông Tráng Thị Cầu, ở xã Nà Bủng, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã tìm tòi, sáng tạo trong nghề để biến sản phẩm thổ cẩm dân tộc mình trở thành hàng hóa giúp gia đình và bà con trong xã phát triển kinh tế.
Từ những việc làm cụ thể, mang lại hiệu quả cao của đội ngũ đảng viên người dân tộc Khmer ở cơ sở đã khẳng định, đảng viên là trung tâm đoàn kết, luôn đi đầu trong vận động đồng bào thực hiện tốt các phong trào thi đua yêu nước tại địa phương. Đảng viên Lâm Keo Chành Đi ở ấp Prây Chóp B, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) là một minh chứng.
Tiếp nối truyền thống cách mạng của gia đình, hàng chục năm nay, già làng A Lăng Đàn, SN 1946, dân tộc Cơ Tu, thôn A Rớt, xã A Nông, huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam luôn tận tụy, trách nhiệm với việc tuyên truyền, vận động Nhân dân đoàn kết, phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp, xây dựng cuộc sống mới. Bản thân già luôn nêu gương, là tấm gương sáng cho bà con noi theo.
Anh Teo “mô hình” là biệt danh mà đồng bào Pa Cô khi nhắc đến anh Nguyễn Hải Teo, ở xã Quảng Nhâm (A Lưới, Thừa Thiên Huế). Bởi anh là người liên tiếp xây dựng được các mô hình phát triển kinh tế thoát nghèo hiệu quả, được nhiều hộ dân học làm theo. Như mô hình trồng chuối; mô hình chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học... những mô hình này đang mở ra một hướng mới để cùng đồng bào trên địa bàn học hỏi vươn lên làm giàu.
Thời gian qua, nhờ triển khai hiệu quả các chính sách dân tộc của Trung ương, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi của tỉnh Khánh Hòa đã có sự đổi thay rõ rệt. Bên cạnh đó, tỉnh Khánh Hòa cũng đã đề ra nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, mô hình kinh tế hỗ trợ riêng để người dân miền núi khó khăn ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Những năm gần đây, các HTX ở miền núi Quảng Ngãi đã có bước phát triển tốt. Đặc biệt, một số HTX đã phát huy được thế mạnh tại địa phương, giúp nhiều hội viên là phụ nữ người dân tộc thiểu số (DTTS) có thu nhập ổn định, chăm lo tốt cho gia định.
Nhờ nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cùng với sự nỗ lực của chính quyền, sự đoàn kết đồng lòng của Nhân dân, làng Thung (xã Hnol, huyện Đak Đoa, Gia Lai) đã có nhiều thay đổi, bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc.
Khu vực biên giới của tỉnh Đắk Lắk có 24 thành phần dân tộc, sinh sống dải rác trên địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn nên việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe rất hạn chế. Chung tay cùng chính quyền vì người dân, bao năm qua, Bộ đội Biên phòng Đắk Lắk đã xây dựng nhiều trạm xá quân dân y kết hợp và trở thành địa chỉ tin cậy để Nhân dân nơi vùng biên tìm đến mỗi khi có bệnh.
Với vai trò giám sát, phát huy quyền làm chủ của các tầng lớp Nhân dân ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, đã góp phần thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước cải thiện đời sống người dân, thay đổi tích cực diện mạo nông thôn vùng đồng bào DTTS và miền núi và sự phát triển đất nước.
Vì say mê chữ viết của dân tộc mình mà ông Teo Văn Điệc - người Thái ở bản Vàng Bó, thị trấn Phong Thổ (huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu) đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, mà ngày đêm vẫn miệt mài với việc dịch và biên soạn sách chữ Thái, với mong muốn chữ viết của dân tộc mình được duy trì và bảo tồn cho các thế hệ sau.
Người làng ấn tượng về ông Hồ Văn Hơn không chỉ là con số 30 năm tận tụy, trách nhiệm với công việc cộng đồng - Trưởng bản Lâm Ninh, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh (tỉnh Quảng Bình). Mà còn là nghĩa cử cao đẹp của Trưởng bản họ Hồ này, với việc hiến hàng ngàn m2 đất xây dựng trường học đã lan tỏa phong trào làm việc tốt, xây dựng bản văn hóa đối với đồng bào DTTS nơi đây.
Những lớp truyền dạy cồng chiêng, múa tung tung da dá được thực hiện và duy trì thường xuyên thời gian qua, đang góp phần tích cực trong việc gìn giữ, bảo tồn các giá trị văn hóa đặc trưng dân tộc Cơ Tu gắn với phát triển du lịch cộng đồng, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân tại huyện Nam Đông (tỉnh Thừa Thiên Huế).