Sáng 29/5, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đã chủ trì hội ý Lãnh đạo UBDT tuần 22/2023 nhằm đánh giá kết quả công tác tuần 21 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm tuần 22/2023. Tham dự cuộc họp có các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT: Nông Quốc Tuấn, Y Thông cùng lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.
Một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng của ngành công tác dân tộc trong giai đoạn này, đó là sớm đưa Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, đúng đối tượng, đúng quy định, đúng mục tiêu đặt ra. Vì vậy, việc phối hợp cùng các bộ ngành, địa phương tháo gỡ vướng mắc từ cơ sở, bảo đảm sự thông suốt từ Trung ương đến địa phương, đã và đang được Ủy ban Dân tộc - cơ quan chủ trì đặc biệt quan tâm.
Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đang bước vào giai đoạn giữa kỳ của quá trình triển khai thực hiện giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, với một khối lượng công việc đồ sộ. Để đạt được mục tiêu, ý nghĩa đặt ra của Chương trình, thì vai trò của Ủy ban Dân tộc - cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ chủ trì là rất lớn.
Ngày 18/5, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến các địa phương về sửa đổi, bổ sung Thông tư 02/2022/TT-UBDT hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án 1, Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG phát triển vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I: Từ 2021 - 2025 và sửa đổi, bổ sung Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS. Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Vinh Tơr chủ trì Hội thảo.
Một thời, đói nghèo và những tệ nạn càng làm cho Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) thêm lạc hậu, trì trệ. Một thời, cung đường từ thị trấn Mường Xén về trung tâm xã Na Ngoi chỉ độ non 70 km nhưng “núi tiếp núi, rừng tiếp rừng” và giao thông cách trở khiến vùng đất càng thêm xa xôi, hẻo lánh. Vậy mà nay, vùng đất có hơn 90% dân số là người Mông, đã vươn mình với những đột phá mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ngày 15/2, Hội LHPN tỉnh Phú Yên ra mắt mô hình điểm Tổ truyền thông cộng đồng và truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà tại thôn Kiến Thiết, xã Ea Chà Rang (huyện Sơn Hòa). Đây là nội dung hoạt động Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I: từ năm 2021- 2025.
“Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Dự án 6 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi. Năm 2022, tỉnh Tuyên Quang đã khởi động Dự án 6 và đạt được nhiều kết quả quan trọng.
Chiều 7/2, tại xã Đắk Hà, huyện Tu Mơ Rông, Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum tổ chức “Hội nghị gặp mặt già làng, trưởng thôn, Người có uy tín tiêu biểu trên địa bàn.
Tuần Văn hóa - Du lịch Gia Lai diễn ra tại Tp. Pleiku đã khép lại với những sự kiện quan trọng, ý nghĩa, hấp dẫn. Trong đó, hoạt động tôn vinh giá trị bản sắc văn hóa dân tộc đã để lại dấu ấn tốt đẹp trong lòng người dân và du khách.
Từ nhiều năm qua, các cấp ủy, chính quyền ở huyện Yên Lập (Phú Thọ) đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao ý thức giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc; chung tay góp sức xây dựng đời sống vật chất, tinh thần ngày càng phát triển.
Gần 100 đại biểu đồng bào DTTS đến từ 5 tỉnh Tây Nguyên thực sự cảm động, phấn khởi khi được phản ánh, bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của bản thân cũng như cộng đồng các dân tộc tại nơi mình sinh sống với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại Hội nghị tiếp xúc đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi các tỉnh khu vực Tây Nguyên vừa diễn mới đây.
Công tác giảm nghèo là luôn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu và thường xuyên của cấp ủy, chính quyền địa phương tỉnh Hà Giang tập trung triển khai thực hiện. Theo đó, để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả bền vững, nhiều năm qua tỉnh Hà Giang đã ưu tiên lồng ghép các chương trình, đề án và huy động nhiều nguồn lực để hỗ trợ tạo sinh kế, thoát nghèo bền vững cho người dân.
Vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), biên giới và miền núi Quảng Bình có diện tích khoảng 3.845 km2, chiếm hơn 47% diện tích toàn tỉnh và dân số hơn 45.000 người (chiếm khoảng 4,98% dân số toàn tỉnh); có 9 xã biên giới với hơn 222 km tiếp giáo với nước bạn Lào. Nhằm phát triển sản phẩm du lịch vùng đồng bào DTTS và miền núi, Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp để phát triển du lịch, tạo sinh kế cho đồng bào DTTS.
Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) vùng đồng bào DTTS&MN, Nghệ An có 72/316 doanh mục đã được phê duyệt đang tiến hành quy trình giao vốn. Hiện nay, các sở, ngành và UBND các huyện đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và tiến hành giải ngân vào tháng 12 năm 2022.
Thời gian qua, ngành Du lịch tỉnh Thái Nguyên đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa văn hóa truyền thống của đồng bào Dao trở thành các sản phẩm du lịch độc đáo thu hút khách du lịch, đem lại hiệu quả thiết thực.
“Là Bí thư Chi bộ ở vùng công giáo, tôi thấy việc Đảng, việc của giáo dân luôn hòa quện làm một, đúng là “trong Đảng có giáo dân và trong giáo dân có Đảng”. Bà Trần Thị Oanh, Bí thư Chi bộ thôn Tân Bình, xã Bình Xa, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang khẳng định như thế!
Nhiều HTX ở vùng miền núi Nghệ An do người DTTS làm chủ, không chỉ tạo việc làm, nâng cao thu nhập mà còn mở ra hướng phát triển kinh tế hàng hóa cho nông sản của vùng. Tuy nhiên, thực tế là quy mô của các HTX còn nhỏ, số lượng vẫn còn ít. Đây là vấn đề cần có giải pháp để các HTX thực sự là “bà đỡ” cho người dân, thúc đẩy kinh tế vùng phát triển.
Từ các tỉnh phía Bắc di cư vào Tây Nguyên lập nghiệp, đồng bào Mông xã Cư Kia, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông mang theo những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của dân tộc mình đến quê hương mới. Chợ phiên chính là nét văn hóa riêng của vùng núi Tây Bắc được đồng bào Mông mang đến mảnh đất Tây Nguyên.
Các nghệ nhân giữ vai trò rất quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Vì vậy, nếu có chính sách động viên, khích lệ phù hợp đối với đội ngũ này thì hiệu quả công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hoá các dân tộc sẽ được nâng cao.
Tỉnh Gia Lai hiện có 33 di tích, cụm di tích đã được xếp hạng. Đặc biệt, Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại. Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc luôn được các cấp ủy, chính quyền tỉnh Gia Lai quan tâm, triern khai thực hiện hiệu quả.