Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Nghệ An: Quyết liệt triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng DTTS và miền núi

Thanh Nguyễn - 09:49, 27/12/2022

Triển khai chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội (KTXH) vùng đồng bào DTTS&MN, Nghệ An có 72/316 doanh mục đã được phê duyệt đang tiến hành quy trình giao vốn. Hiện nay, các sở, ngành và UBND các huyện đã xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện và tiến hành giải ngân vào tháng 12 năm 2022.

Mô hình trồng nghệ trên núi của nông dân bản Phà Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương)
Mô hình trồng nghệ trên núi của nông dân bản Phà Lõm, xã Tam Hợp (Tương Dương)

Tại Nghệ An, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 được thực hiện trên địa bàn 131 xã, 588 thôn đặc biệt khó khăn.

Ngay khi có quyết định phê duyệt của Chính phủ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các ngành, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện Chương trình mục MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN. Đặc biệt, ở các cấp, Ban Chỉ đạo, Tổ công tác giúp việc cũng đã được thành lập, kiện toàn nên đã tăng thêm hiệu quả hoạt động trong quản lý, điều hành, chỉ đạo.

Tính đến nay, các Sở, ban, ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và UBND các huyện bám sát các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo, đôn đốc để triển khai thực hiện nguồn vốn đã được giao; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, thủ tục các danh mục dự án đầu tư để trình giao vốn năm 2022 theo quy định.

Hiện tại, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định về việc phân bổ vốn năm 2022 (đợt 1) cho 166/316 danh mục dự án, đạt 52,53%. Trong đó, Tương Dương 37/40 danh mục, đã hoàn thành 37/37 danh mục thuộc thẩm quyền cấp huyện phê duyệt; Anh Sơn 10/10 danh mục; Thanh Chương 03/03 danh mục; Tân Kỳ 12/12 danh mục; Quế Phong 10/42 danh mục, đã hoàn thành 10/39 danh mục thuộc thẩm quyền cấp huyện phê duyệt; Quỳ Châu 44/45 danh mục, hoàn thành 44/44 danh mục thuộc thẩm quyền cấp huyện phê duyệt; huyện Quỳ Hợp 36/39 danh mục, hoàn thành 36/36 danh mục thuộc thẩm quyền cấp huyện phê duyệt; Nghĩa Đàn 14/14 danh mục.

Chương trình mục MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN thực hiện trên địa bàn tỉnh Nghệ An, gồm 10 dự án (12 tiểu dự án), bao gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; Quy hoạch, sắp xếp, bố trí ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị; Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi; Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao nguồn nhân lực; Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS và phát triển du lịch; Chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS và phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em; Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em; Đầu tư phát triển nhóm dân tộc rất ít người, nhóm dân tộc còn nhiều khó khăn; Truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo an sinh xã hội tạo tiền đề để huyện Kỳ Sơn phát triển kinh tế nhanh và bền vững
Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, đảm bảo an sinh xã hội tạo tiền đề để huyện Kỳ Sơn phát triển kinh tế nhanh và bền vững

Theo tổng hợp, hiện đã có 72/316 danh mục đã được phê duyệt đang tiến hành quy trình giao vốn. Các sở, ngành và UBND các huyện hiện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, giải ngân vào tháng 12/2022.

Về quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết, ngân sách Trung ương bố trí vốn đầu tư phát triển năm 2022, tổng kinh phí 15.587 triệu đồng, gồm 04 dự án định canh định cư tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong để thực hiện các nội dung san lấp mặt bằng, đường nội vùng, nước sinh hoạt, điện sinh hoạt... Đến ngày 23/11/2022, cả 04 dự án đã xong các thủ tục quy trình phê duyệt để trình giao vốn năm 2022 theo quy định.

Về đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc, Ngân sách Trung ương bố trí năm 2022, tổng kinh phí là 308.808 triệu đồng, thực hiện 235 danh mục dự án. Đến ngày 23/11/2022, UBND cấp huyện đã phê duyệt và được giao vốn năm 2022 cho 144/235 danh mục dự án, với số kinh phí là 149.144 triệu đồng. Hiện nay, có 57 danh mục đã được phê duyệt đang tiến hành quy trình giao vốn, còn 34 danh mục đang hoàn thành thủ tục đầu tư...

Gian hàng đặc sản được huyện Quế Phong được mở với mong muốn kết nối tiêu thụ sản phẩm bà con sản xuất - ảnh tư liệu
Gian hàng đặc sản được huyện Quế Phong được mở với mong muốn kết nối tiêu thụ sản phẩm bà con sản xuất - ảnh tư liệu

Về phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS và miền núi, Chương trình đã thực hiện hỗ trợ đào tạo 2.546 lao động, với kinh phí 11.730 triệu đồng (tỷ lệ giải ngân đạt 58%). Dự kiến tiến độ thực hiện cuối năm đạt 65% tổng số kinh phí được phân bổ. Việc gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã; xây dựng chỉnh sửa chương trình, hỗ trợ đầu tư mua sắm thiết bị... đã và đang tập trung triển khai thực hiện, phấn đấu cuối năm sẽ hoàn thành chỉ tiêu, kết quả giải ngân 100% kế hoạch...

Tuy nhiên, đây là chương trình mới triển khai lần đầu, có nhiều nội dung, nhiều đầu mối chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện nên việc triển khai thực hiện có nhiều khó khăn, vướng mắc. Các danh mục dự án thuộc Chương trình đều là dự án khởi công mới, việc hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thực hiện theo quy trình trong khi thời gian của năm 2022 còn lại không nhiều, nên tiến độ thực hiện và giải ngân vốn trong năm khó hoàn thành theo quy định của Luật Đầu tư công.

Theo lãnh đạo tỉnh Nghệ An, năm 2023, tỉnh sẽ tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai, thực hiện hiệu quả các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần của Chương trình, hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ được giao; tiếp tục xây dựng, ban hành các văn bản chỉ đạo, điều hành và hướng dẫn triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo tiến độ và chất lượng. 

Tỉnh Nghệ An cũng sẽ tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các đơn vị liên quan và địa phương trong việc triển khai thực hiện Chương trình; thực hiện lồng ghép có hiệu quả nguồn vốn các chương trình, dự án, chính sách đầu tư, hỗ trợ phát triển KTXH đối với vùng đồng bào DTTS&MN.

 Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành và địa phương; có biện pháp phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực, lãng phí…

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
"Các nhiệm vụ Chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban Dân tộc"

"Các nhiệm vụ Chuyển đổi số đã góp phần quan trọng trong công tác chỉ đạo, điều hành của Uỷ ban Dân tộc"

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) - Trưởng ban Chỉ đạo Chuyển đổi số (CĐS) cơ quan UBDT tại Hội nghị sơ kết 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 3 tháng cuối năm về công tác chuyển đổi số (CĐS) và Hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia (10/10/20240, tổ chức ngày 8/10, tại Hà Nội.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Vientiane, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN

Lúc 10 giờ 45 phút ngày 8/10 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh và Đoàn đại biểu Việt Nam đã tới Thủ đô Vientiane, Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào, bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các hội nghị cấp cao liên quan.
Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Tuyên Quang phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Khánh Thi - 2 giờ trước
Không chỉ với hệ thống di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phong phú, tiềm năng phát triển du lịch, tỉnh Tuyên Quang còn được bồi đắp thêm bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS. Với việc triển khai hiệu quả Dự án 6 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS giai đoạn 2021 – 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), tỉnh Tuyên Quang đã và đang gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, đưa tài nguyên trở thành những sản phẩm du lịch độc đáo.
Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Mùa thu dùng cháo gạo lứt 'phòng táo, nhuận phế'

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Theo Đông y, ăn cháo vào mùa thu rất có ích cho sức khỏe với phương thức “Thu đông dưỡng âm, phòng táo, nhuận phế” - nghĩa là nên bổ sung đầy đủ tân dịch và trọng dụng những thực phẩm có công dụng dưỡng âm, nhuận tràng, bổ phế.
Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Bệnh sởi diễn biến phức tạp-Đắk Lắk đối mặt với “dịch chồng dịch”

Sức khỏe - Lê Hường - 2 giờ trước
Cùng với dịch sốt xuất huyết chưa hạ nhiệt, dịch bệnh sởi diễn biến phức tạp, với hàng trăm ca mắc bệnh, cảnh báo nguy cơ cao “dịch chồng dịch” trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức cho Người uy tín năm 2024

Tin tức - N. Tâm - P. Nam - 2 giờ trước
Ngày 08/10/2024, tại Trung tâm văn hóa tỉnh, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu tổ chức khai mạc Hội nghị tấp huấn, bồi dưỡng kiến thức đối với Người uy tín trong vùng đồng bào các DTTS năm 2024. Đến dự có ông Tô Thành Phương, Trưởng Ban Dân tộc và Tôn giáo; các Sở, Ngành có liên quan và gần 80 vị là Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố về dự.
Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Cả sư Đổng Bạ - hạt nhân đoàn kết vùng đồng bào Chăm

Gương sáng - Thái Sơn Ngọc - 7 giờ trước
Cả sư Đổng Bạ là hạt nhân đoàn kết trong vùng đồng bào Chăm của tỉnh Ninh Thuận. Ông nêu gương sáng tiêu biểu trong công tác tuyên truyền bà con, tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Cả sư Đổng Bạ là chỗ dựa tin cậy của chính quyền địa phương thực hiện hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.
Ðộc đáo múa bóng rỗi

Ðộc đáo múa bóng rỗi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 4/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Nghệ nhân làng cổ Đường Lâm biến rơm thành đồ chơi. Núi Bà Đen - Điểm nhất định phải đến. Những người lưu giữ báu vật của buôn làng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Lên Đồng Văn đi chợ lùi Phố Cáo

Sắc màu 54 - Vũ Mừng - 8 giờ trước
Mỗi tuần họp một lần, nhưng mỗi tuần lùi lại một ngày...là chợ phiên Phố Cáo hay còn gọi chợ lùi Phố Cáo- một trong số ít những phiên chợ độc đáo trên vùng cao nguyên đá của tỉnh Hà Giang.
Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Bàn giao nhà Đại đoàn kết cho đồng bào Raglay ở huyện vùng cao Bác Ái

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 8 giờ trước
Chiều 7/10, tại xã Phước Bình, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam huyện Bác Ái tổ chức lễ bàn giao 21 nhà Đại đoàn kết cho đồng bào dân tộc Raglay thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo khó khăn về nhà ở. Đến dự có ông Lê Văn Bình, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận và ông Ngô Quang Ngọc, Phó Giám đốc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, đơn vị hỗ trợ kinh phí xây dựng.
Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Lan toả, lắng đọng về một mùa Sen Dolta

Công tác Dân tộc - Như Tâm - 8 giờ trước
Dù Lễ Sen Dolta (cúng ông bà) năm 2024 đã dần khép lại, nhưng những hình ảnh và tình cảm mà các đoàn công tác là lãnh đạo tỉnh Cà Mau đến trực tiếp thăm hỏi Ban quản trị các chùa Khmer-những địa chỉ căn cứ cách mạng, Mẹ Việt Nam Anh hùng và các gia đình chính sách trên địa bàn vẫn lan tỏa và lắng đọng ở nhiều ngôi chùa, nhiều gia đình đồng bào Khmer nơi các đoàn đến thăm. Những hoạt động này, thể hiện sâu sắc đạo lý truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình cảm tri ân đặc biệt, trách nhiệm sâu sắc của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đối với những người có công với đất nước trong mỗi dịp lễ, tết truyền thống.
Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò ?

Đắk Lắk: Bao giờ chấm dứt được tình trạng nhiều cầu tiền tỷ xây xong, dân vẫn phải đi đò ?

Xã hội - Lê Hường - Hoàng Tiến - 8 giờ trước
Cầu đã xây dựng hoàn thiện, nhưng đường dẫn lên cầu không có, mỗi ngày hàng trăm người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk vẫn phải bỏ tiền thuê đò qua sông hoặc di chuyển trên cầu cũ xuống cấp, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Nguyên nhân là do không gỡ được “điểm nghẽn” về giải phóng mặt bằng mà những cây cầu được đầu tư kinh phí hàng chục tỷ đồng vẫn không sử dụng được.
Bắc Hà (Lào Cai): Nhu cầu di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai rất lớn

Bắc Hà (Lào Cai): Nhu cầu di dời khẩn cấp người dân ra khỏi vùng nguy cơ thiên tai rất lớn

Xã hội - Trọng Bảo - 8 giờ trước
Theo thống kê, sau đợt mưa lũ vừa qua, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai có gần 1.400 hộ dân nằm trong khu vực nguy cơ sạt lở, buộc phải di rời khẩn cấp, nhu cầu tái định cư của người dân địa phương là rất lớn. Tuy nhiên, hiện nay, việc sắp xếp nơi ở mới cho người dân vùng nguy cơ thiên tai trên địa bàn huyện Bắc Hà đang gặp nhiều khó khăn, do đặc điểm địa hình có nhiều đồi, núi, độ dốc lớn, khó tìm ra các vị trí để bố trí tái định cư an toàn cho người dân.