Đảng và Nhà nước ta luôn dành sự quan tâm đặc biệt, ban hành nhiều chủ trương, chính sách, nhằm thúc đẩy sự phát triển toàn diện vùng DTTS, miền núi nói chung, khu vực Tây Nguyên nói riêng.
Nằm nép mình dưới chân núi Rồng, Lô Lô Chải thuộc xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang tự hào còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống như kiến trúc nhà ở, văn hóa tín ngưỡng và trang phục truyền thống, không bị ảnh hưởng bởi cuộc sống hiện đại. Người Lô Lô ở Lũng Cú đã phát huy những lợi thế về văn hóa, cảnh quan và con người để phát triển thành bản du lịch cộng đồng, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Trở lại “rốn lũ” khi thông tin Tân Hóa được bình chọn là làng du lịch tốt nhất thế giới đã lan truyền khắp các mặt báo trong nước và quốc tế. Lợi thế từ kiến tạo địa chất và cái “bắt tay” giữa doanh nghiệp và cộng đồng người dân địa phương đã đưa địa danh Tân Hóa lên bản đồ du lịch thế giới.
Nhằm phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc Cống (dân tộc rất ít người), năm 2012, UBND tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số 105/QÐ-UBND về việc phê duyệt Ðề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Cống tỉnh Ðiện Biên” giai đoạn 2011 - 2020. Hơn 10 năm triển khai thực hiện Đề án với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, ngành và ý chí vươn lên thoát nghèo của chính người dân, đến nay các bản làng người Cống đang khoác lên mình diện mạo mới.
Thực hiện Dự án 7, Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Cà Mau có 3 huyện có đông đồng bào DTTS được hỗ trợ nguồn lực từ dự án về Chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng, tầm vóc cho người DTTS.
Cao Bằng là tỉnh biên giới phía Bắc của Tổ quốc, với 95% dân số là đồng bào DTTS, trong đó chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao… Những năm qua, cùng các cấp ủy Đảng, chính quyền Người có uy tín của tỉnh đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh.
Thời điểm này, Tây Bắc đang trở nên quyến rũ và đẹp hơn bao giờ hết với những sóng ruộng bậc thang mềm mại phủ một màu vàng óng trên những rẻo cao. Bà con nô nức vào vụ gặt. Đây cũng thời điểm du khách 4 phương tìm về để cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của núi rừng Tây Bắc và hòa mình vào với đất trời, với những bậc thang mùa vàng, mùa của ấm no và sung túc.
Thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Quyết định về “Đề án hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo của tỉnh Thanh Hóa thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025”. Đề án được thực hiện tại 6 huyện nghèo, gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Lang Chánh, Thường Xuân và Bá Thước.
Vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức 2 lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) ở các cấp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2023.
Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện, góp phần đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn thực hiện Chương trình MTQG 1719, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì rà soát, tổng hợp, đề xuất dự kiến điều chỉnh một số nội dung về đối tượng, phạm vi, nội dung, chỉ tiêu cụ thể của các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc Chương trình MTQG 1719, bảo đảm không làm thay đổi tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn và các nội dung khác đã được Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư cho giai đoạn 2021 - 2025.
Với những chính sách của Đảng, Nhà nước đầu tư toàn diện cho đồng bào DTTS rất ít người, đồng bào Rơ Măm ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã định canh, định cư ổn định và vươn lên thoát nghèo bền vững.
Tại vùng cao biên giới Lào Cai, mô hình thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp đã tạo thành phong trào có sức lan tỏa mạnh mẽ. Bằng sự nhiệt huyết, tinh thần dám nghĩ, dám làm và sẵn sàng đổi mới, nhiều thanh niên người DTTS đã mạnh dạn xây dựng các mô hình khởi nghiệp trên chính mảnh đất quê hương, vốn còn nhiều gian khó.
UBND TP. Hà Nội ban hành Kế hoạch số 221/KH-UBND về việc thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS; phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em.
Ở khu vực biên giới Ia Lâu của huyện Chư Prông (Gia Lai), giáp ranh với Camphuchia, có đông đồng bào dân tộc Mường từ các tỉnh phía Bắc di cư theo diện kinh tế mới sinh sống. Đồng bào coi Tây Nguyên là quê hương thứ hai, họ cùng nhau đoàn kết, giúp nhau phát triển kinh tế, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần tạo nên bức tranh đa sắc màu trên vùng đất biên giới này.
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Kế hoạch thực hiện Tiểu dự án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng năm 2023.
Thực hiện Dự án chăm sóc sức khỏe Nhân dân trong Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi tại địa phương, UBND tỉnh Gia Lai đã có kế hoạch triển khai với tổng số nguồn vốn gần 12 tỷ đồng.
Nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật về hôn nhân và gia đình, giúp đồng bào DTTS hiểu rõ về những hậu quả tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, những hệ lụy của nó mang đến cho gia đình và xã hội; mới đây, Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu đã ban hành Thông báo số 10/TB-BDTTG về tổ chức tuyên truyền “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số” (đợt II năm 2023).
Bản Mông có tên Lao Chải ở Lai Châu từ nơi rừng thẳm đã vươn mình trở thành bản du lịch cộng đồng, thu hút hàng vạn lượt khách du lịch mỗi năm. Sự đổi thay ấy giúp đồng bào thêm gắn bó với bản sắc và vững tin phát triển kinh tế.
Thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh Gia Lai về triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025, đến nay, tỉnh Gia Lai đã mở 46 lớp xóa mù chữ cho 1.181 học viên.
“Muốn ăn ổi, nhãn, chôm chôm/Cồn Sơn vẫy gọi, thảo thơm tình người…”. Trong đầu tôi nảy ra câu thơ khi tôi đang ngồi trên chiếc đò từ bến Cô Bắc xé sóng tiến về vùng đất nổi giữa dòng sông Hậu huyền thoại. Miền Tây đang vào mùa trái ngọt…