Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27
Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ninh Thuận: Tổ chức thành công Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024

Ngày 22/11, tại TP. Phan Rang-Tháp Chàm, UBND tỉnh Ninh Thuận long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đến dự có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Nông Thị Hà; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Văn Hậu; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trịnh Minh Hoàng, lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi DTTS

Huyện Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi DTTS

Ngày 28/11/2023, Trung tâm Y tế huyện Văn Lãng tổ chức chương trình truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ khám sức khỏe, sàng lọc một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi tại xã Hồng Thái.
Nâng niu lời ca đất Mường

Nâng niu lời ca đất Mường

Vào các ngày cuối tuần, từ căn nhà của Nghệ nhân Quách Thị Lon tại Bản Khanh, xã Ân Nghĩa, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình, người dân đã quen khi được nghe những khúc hát dân ca của dân tộc Mường vang lên từ căn nhà. Được biết, bao năm nay căn nhà của nghệ nhân Quách Thị Lon chính là không gian sinh hoạt văn hóa chung của các nghệ nhân hát dân ca của đồng bào dân tộc Mường.
Trọn đời với văn hóa Thổ

Trọn đời với văn hóa Thổ

Lớn lên từ những câu hát dân ca, điệu khắc luống, rồi cùng đu đưa theo tiếng kẽo kẹt của chiếc võng gai… - hồn cốt của văn hóa dân tộc Thổ đã ngấm vào ông từ thuở bé thơ. Đau đáu với những nét văn hóa của dân tộc đang dần mai một, nghệ nhân Trương Thanh Hải, xã Nghĩa Xuân (Quỳ Hợp, Nghệ An) gần như đã dành trọn cuộc đời để bảo tồn và phục dựng hồn cốt của đồng bào Thổ nơi miền Tây xứ Nghệ.
Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS ở Gia Lai: Còn nhiều trăn trở (Bài 1)

Phòng, chống suy dinh dưỡng trẻ em vùng DTTS ở Gia Lai: Còn nhiều trăn trở (Bài 1)

Những năm qua, mặc dù công tác phòng, chống suy dinh dưỡng (SDD) trẻ em tại tỉnh Gia Lai được chú trọng. Tuy nhiên, Gia Lai vẫn là một trong những địa phương có tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD thể nhẹ cân và tỷ lệ SDD thể thấp còi cao so với mức trung bình của cả nước. Thực tế này, đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm hành động của cả hệ thống chính trị, hướng tới dinh dưỡng hợp lý và tăng cường sức khỏe cho cộng đồng, góp phần nâng cao tầm vóc, thể lực và trí tuệ của người dân toàn tỉnh trong thời gian tới.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các mô hình nâng cao chất lượng dân số các dân tộc có khó khăn đặc thù

Thực hiện Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), cùng với triển khai các hoạt động đầu tư, hỗ trợ phát triển kinh tế, bảo tồn văn hóa, nhiều địa phương đã và đang triển khai xây dựng mô hình nâng cao chất lượng dân số tại thôn, bản - nơi đông đồng bào các DTTS có khó khăn đặc thù sinh sống tập trung, nhằm bảo đảm sự phát triển toàn diện cho các DTTS có khó khăn đặc thù.
Hải Quan Quảng Ninh: Phát hiện, bắt giữ, xử lý 189 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm là 5,54 tỷ đồng

Hải Quan Quảng Ninh: Phát hiện, bắt giữ, xử lý 189 vụ, trị giá hàng hóa vi phạm là 5,54 tỷ đồng

Trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép, hàng giả, hàng cấm... có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến biên giới dịp cuối năm, nhất là dịp Tết Nguyên đán, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu các lực lượng chức năng, các địa phương tăng cường thực hiện hiệu quả kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên các tuyến biên giới, vùng biển và địa bàn nội địa.
Hà Giang: Triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới ở đồng bào DTTS

Hà Giang: Triển khai nhiều giải pháp hiệu quả để xoá bỏ định kiến và khuôn mẫu giới ở đồng bào DTTS

Với đặc thù là địa bàn có đông đồng bào DTTS sinh sống, thực tế cho thấy, mức sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh Hà Giang còn thấp; trình độ dân trí chưa đồng đều; hơn nữa, quan niệm, tư tưởng coi trọng nam giới còn khá phổ biến; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống và một số hủ tục lạc hậu còn tồn tại trong một bộ phận đồng bào DTTS. Phụ nữ nông thôn, phụ nữ DTTS còn hạn chế về trình độ, kiến thức, bị ràng buộc bởi khuôn mẫu, định kiến, quan niệm, phong tục tập quán lạc hậu.
Bình Phước: Trao cần câu giúp đồng bào vùng DTTS thoát nghèo bền vững

Bình Phước: Trao cần câu giúp đồng bào vùng DTTS thoát nghèo bền vững

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719), các huyện miền núi tỉnh Bình Phước đã sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ để hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, giúp nhiều hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) có điều kiện phát triển kinh tế bền vững, vươn lên thoát nghèo.
Chuyện đồng bào Churu, Cơ Ho làm giàu

Chuyện đồng bào Churu, Cơ Ho làm giàu

Thời gian này trên những thửa ruộng ở xã Ka đô, huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng là không khí tất bật sản xuất. Trong khi nhiều thửa xuộng đang vào vụ mới, thì ở thửa khác lại nhộn nhịp khâu thu thoạch. Ở xã Ka đô bây giờ, 1 năm người dân có thể canh tác 3 - 4 vụ rau, hầu như không cho đất nghỉ.
Nhìn lại chặng đường sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Tuyên Quang

Nhìn lại chặng đường sau 3 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 ở Tuyên Quang

Mặc dù triển khai chưa lâu, song Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 1: 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) của tỉnh Tuyên Quang bước đầu đã mang lại những hiệu quả thiết thực.
Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

Phục hồi nghề dệt và trang phục của dân tộc Xơ Đăng

Vào mùa lễ hội, đồng bào Xơ Đăng thường đặt hàng may nhiều đồ thổ cẩm. Họ khoác lên mình những trang phục truyền thống như khố, tấm dồ, váy áo... để dự lễ hội truyền thống như cúng máng nước, ăn trâu huê, mừng lúa mới, đám cưới... Họ mặc bộ trang phục đẹp nhất để dự hội, chúc phúc cho nhau, cầu mong những điều tốt đẹp nhất cho một năm mới an lành. Do vậy, đồng bào luôn có ý thức gìn giữ và phát triển nghề dệt thổ cẩm, nhưng do nhiều tác động nên vài thập niên qua, nghề dệt có nguy cơ mai một dần. Nguồn lực từ Dự án 6 thuộc Chương trình MTQG 1719 đang giúp đồng bào Xơ Đăng giữ lại nét đẹp văn hóa này.
Chư Pưh (Gia Lai): Tập huấn làm mẹ an toàn, phát triển trẻ thơ toàn diện

Chư Pưh (Gia Lai): Tập huấn làm mẹ an toàn, phát triển trẻ thơ toàn diện

Trong 2 ngày (22 - 23/11), Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai) phối hợp với Trung tâm Y tế huyện tổ chức Hội nghị tập huấn trang bị kỹ năng, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn; chăm sóc phát triển trẻ toàn diện và triển khai gói chính sách hỗ trợ phụ nữ DTTS sinh đẻ an toàn.
Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo

Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo

Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.
Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Thân thương hai tiếng “Đồng bào” (Bài 3)

Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Thân thương hai tiếng “Đồng bào” (Bài 3)

Việc cải thiện chất lượng sống, điều kiện y tế của đồng bào DTTS ở vùng cao là một trong những mục tiêu được quan tâm tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Quảng Trị: Nâng cao sức khỏe, thể trạng đồng bào DTTS từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Quảng Trị: Nâng cao sức khỏe, thể trạng đồng bào DTTS từ nguồn lực Chương trình MTQG 1719

Chất lượng cuộc sống chưa cao, cùng với đó là hủ tục tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại. Đó là những nguyên nhân cơ bản, dẫn đến sức khỏe, thể trạng của nhiều người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi nói chung, ở Quảng Trị nói riêng còn hạn chế. Nguồn lực thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719 ), sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Trị triển khai các giải pháp nhằm nâng cao sức khỏe, thể trạng cho đồng bào DTTS.
Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Chất lượng dân số không ngừng được nâng cao (Bài 1)

Hiệu quả công tác chăm sóc sức khỏe cho người DTTS tỉnh ở Lào Cai: Chất lượng dân số không ngừng được nâng cao (Bài 1)

Với một tỉnh còn nhiều khó khăn như Lào Cai, xoá đói giảm nghèo luôn là nhiệm vụ quan trọng để thực hiện chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Với mục tiêu “không ai bị bỏ lại phía sau”, tỉnh Lào Cai triển khai nhiều chính sách quan trọng, trong đó có chính sách về chăm sóc nâng cao sức khỏe cho người DTTS.
Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Văn Lãng (Lạng Sơn): Đẩy mạnh truyền thông về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Nhận thức được tác hại của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống (TH-HNCHT), trong những năm qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Lãng đã tích cực truyền thông nhằm nâng cao nhận thức người dân. Đặc biệt, từ khi triển khai Tiểu Dự án 2, Dự án 9 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) bước đầu đã mang lại hiệu quả tích cực, nhận thức của người dân được nâng lên.
Di Linh (Lâm Đồng): Đồng bào DTTS chung sức, chung lòng xây dựng quê hương

Di Linh (Lâm Đồng): Đồng bào DTTS chung sức, chung lòng xây dựng quê hương

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng, nhiều hộ DTTS trên địa bàn huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, tự lực vươn lên thoát nghèo, không còn trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Đặc biệt, phong trào hiến đất, góp tài sản của người dân vùng đồng bào DTTS đã tạo nên hình ảnh đẹp về tinh thần trách nhiệm đối với cộng đồng. Những công trình mới, con đường mới được dựng xây lên từ sự đồng lòng của Nhân dân đang nhiều lên mỗi ngày.
Đổi thay ở những thôn, làng người Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh

Đổi thay ở những thôn, làng người Xơ Đăng dưới chân núi Ngọc Linh

Ẩn hiện dưới những tầng mây trùng điệp giữa vùng núi Ngọc Linh hùng vĩ là những ngôi làng của người Xơ Đăng với mái nhà rông cao vút, xen kẽ đó là những ngôi nhà xây kiên cố, trẻ em ríu rít đến trường trên những con đường bê tông sạch đẹp,....cho thấy sự đổi thay trong đời sống của người Xơ Đăng ở huyện nghèo Tu Mơ Rông (Kon Tum). Điều đó khẳng định những chính sách của Đảng, Nhà nước và sự quan tâm của chính quyền địa phương đối với đồng bào DTTS đã phát huy hiệu quả.
Yên Bái: Phát huy ý thức tự lực, tự cường của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Yên Bái: Phát huy ý thức tự lực, tự cường của người dân trong phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững

Với phương châm “an cư mới lạc nghiệp”, trong giai đoạn 2023-2025, tỉnh Yên Bái đặt mục tiêu sẽ hỗ trợ xây dựng trên 3.000 căn nhà cho hộ nghèo, cận nghèo, trong đó làm mới trên 2.350 nhà, sửa chữa 671 nhà. Riêng trong năm 2023, Yên Bái đặt mục tiêu hỗ trợ làm mới và sửa chữa gần 1.600 nhà. Đây là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025. Với nhiều nguồn lực và giải pháp, tinh Yên Bái đã tập trung đầu tư trọng điểm vào vùng “lõi nghèo" nhằm hỗ trợ người dân phát triển sản xuất, tạo sinh kế, thu nhập bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”.