Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Quảng Ngãi: Giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia 1719 đạt gần 50%

T.Nhân - H.Trường - 2 giờ trước

Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Ngãi, tính đến ngày 25/10/2024, tổng vốn đã phân bổ để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) là 1.812.173 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 1.625.655 triệu đồng; ngân sách địa phương: 186.518 triệu đồng).

Đến nay, tỉnh đã giải ngân: 892.314 triệu đồng, đạt 49,2% kế hoạch (ngân sách Trung ương 814.614 triệu đồng, đạt 50,1% kế hoạch; ngân sách địa phương 77.700 triệu đồng, đạt 41,6% kế hoạch). Trong đó, tổng vốn đã phân bổ để thực hiện Dự án 1 là 234.193 triệu đồng (ngân sách Trung ương: 210.213 triệu đồng; ngân sách địa phương: 23.980 triệu đồng).

Từ nguồn vốn Chương trình, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện hỗ trợ nhà ở: 759 hộ; hỗ trợ chuyển đổi nghề: 318 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán: 5.250 hộ; đầu tư công trình nước sinh hoạt tập trung: 48 công trình, tạo điều kiện cho 4.391 hộ được dùng nước sinh hoạt.

Người dân miền núi Quảng Ngãi được hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719
Người dân miền núi Quảng Ngãi được hỗ trợ phát triển sản xuất từ nguồn vốn của Chương trình MTQG 1719

Đối với việc triển khai chương trình cho vay vốn tín dụng chính sách, trong giai đoạn 2022 - 2023, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã giải ngân cho 1.011 hộ vay vốn với số tiền trên 40.340 tỷ đồng (thực hiện nội dung hỗ trợ nhà ở) và cho vay 101 hộ với số tiền 5.590 tỷ đồng (thực hiện nội dung chuyển đổi nghề). Việc triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh đã góp phần thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS: Năm 2022 giảm 5,37%, năm 2023 giảm 6,01% (đạt và vượt so với kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao là giảm trên 3%/năm); năm 2024 dự kiến giảm 7%.

Nhờ triển khai hiệu quả Chương trình MTQG 1719, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên, kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thực sự tạo được những bước chuyển biến tích cực. Đến nay, có 89% hộ đồng bào DTTS sử dụng nước sạch; 100% xã có điện lưới quốc gia; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa, cứng hóa; 95,5% thôn, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng đồng, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; 100% trẻ DTTS được tăng cường tiếng Việt; 76% xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia; 99% đồng bào DTTS được xem tuyền hình và nghe đài phát thanh; 7 xã đạt tiêu chí nông thôn mới...

Trong thời gian tới, để thực hiện hiệu quả Chương trình, tỉnh Quảng Ngãi đẩy mạnh hướng dẫn, theo dõi, đôn dốc, kiểm tra,đánh giá tiến độ triển khai thực hiện Chương trình; huy động cả hệ thống chínhtrị, doanh nghiệp, người dân cùng chung tay, tạo động lực mạnh mẽ để thực hiệnChương trình; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lựa chọn hình thức tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, đúng đối tượng nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm về Chương trình.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin nổi bật trang chủ
Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Thuận Châu (Sơn La): Chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng vùng đồng bào DTTS

Công tác Dân tộc - Mai Hương - 30 phút trước
Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi (DTTS&MN). Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

SeABank được vinh danh: Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Kinh tế - Vũ Mừng - 31 phút trước
Vừa qua, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vinh dự được vinh danh Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 (Best Places To Work 2024) do Anphabe cùng Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố.
Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đa dạng các hình thức giảm nghèo thông tin cho người dân

Kinh tế - Hương Huyền - 36 phút trước
Được cung cấp thông tin đầy đủ, được lĩnh hội kiến thức, người dân tại huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đã được giảm nghèo về thông tin. Từ đó, người dân đã có nhiều tư duy thay đổi trong sản xuất, phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xoá đói giảm nghèo bền vững.
Khẩn trương rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ

Khẩn trương rà soát đối tượng tiêm bù, tiêm vét vắc xin phòng sởi cho trẻ

Sức khỏe - Minh Thu - 39 phút trước
Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, trong tháng 11/2024, cả nước ghi nhận thêm 7.159 trường hợp mắc sởi và 1 ca tử vong. Tích lũy từ đầu năm 2024 tới nay, cả nước ghi nhận hơn 14.286 ca mắc, 4 ca tử vong liên quan đến bệnh sởi. So với cùng kỳ năm 2023, số ca mắc cao hơn 42 lần, tử vong liên quan tới sởi tăng 4 ca.
Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Quảng Nam: Khẩn trương khắc phục sạt lở, phân luồng giao thông

Thời sự - Minh Thu - 1 giờ trước
Do ảnh hưởng của mưa lớn, tình hình ngập sâu, chia cắt giao thông và sạt lở đất trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có nhiều diễn biến phức tạp. Hiện, tỉnh Quảng Nam đang chỉ đạo chính quyền các địa phương đang khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn, chủ động phân luồng giao thông để đảm bảo an toàn cho người dân và tài sản.
Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Người dân ở Đại Từ (Thái Nguyên) thoát nghèo nhờ cây chè

Người dân ở Đại Từ (Thái Nguyên) thoát nghèo nhờ cây chè

Kinh tế - Thảo Khánh - 1 giờ trước
Sau nhiều năm bén rễ, cây chè đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp người dân huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên) có thu nhập ổn định, từng bước xóa đói, giảm nghèo bền vững.
Bắc Giang: Tặng Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc giai đoạn 2019 - 2024

Bắc Giang: Tặng Giấy khen của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc giai đoạn 2019 - 2024

Công tác Dân tộc - Minh Thu - 1 giờ trước
Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, ông Vi Thanh Quyền vừa ký ban hành Quyết định về việc tặng Giấy khen cho các các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS tỉnh Bắc Giang trong giai đoạn 2019 - 2024.
Thuận Bắc (Ninh Thuận): Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân vùng DTTS và miền núi

Thuận Bắc (Ninh Thuận): Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân vùng DTTS và miền núi

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Vừa qua, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận phối hợp UBND huyện Thuận Bắc tổ chức Diễn đàn lắng nghe ý kiến Nhân dân qua 3 năm thực hiện Chương trình phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719). Đến dự có Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Ninh Thuận Lê Văn Bình; Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận Pi Năng Thị Thủy; Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc - Phạm Trọng Hùng cùng lãnh đạo các sở ngành cấp tỉnh và 80 đại biểu là cán bộ và Nhân dân 5 xã vùng dự án.
Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín tiêu biểu vùng đồng bào Chăm Ninh Thuận

Người có uy tín - Thái Sơn Ngọc - 1 giờ trước
Ông Đạo Văn Thị là Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Tại Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024, ông vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc. Ông tích cực góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đời sống vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển bền vững.
Kon Tum: Đánh giá kết quả hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng và mô hình Địa chỉ tin cậy

Kon Tum: Đánh giá kết quả hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng và mô hình Địa chỉ tin cậy

Trang địa phương - Ngọc Chí - 1 giờ trước
Ngày 26/11, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả hoạt động của Tổ truyền thông cộng đồng và mô hình Địa chỉ tin cậy, nhằm đánh giá những kết quả đạt được, khó khăn, vướng mắc và đề ra giải pháp để trong thời gian tới các mô hình hoạt động hiệu quả hơn.