Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận: Thông qua 11 Nghị quyết quy định các cơ chế, chính sách để phát triển kinh tế - xã hội

Nguyệt Anh - 2 giờ trước

Trên cơ sở yêu cầu cấp thiết của thực tiễn, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 để xem xét, thảo luận, quyết định một số vấn đề quan trọng và cấp bách thuộc thẩm quyền nhằm kịp thời cụ thể hóa Luật Đất đai năm 2024...

Toàn cảnh kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2021-2026
Toàn cảnh kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI nhiệm kỳ 2021-2026

Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh khóa XI nhiệm kỳ 2021-2026 đã đã nhất trí biểu quyết thông qua 11 Nghị quyết quy định các cơ chế, chính sách thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh về đầu tư công; phân bổ ngân sách; điều chỉnh kinh phí sự nghiệp thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó có Chương trình MTQG phat triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất xây dựng khu đô thị, khu dân cư nông thôn....

Tại phiên bế mạc kỳ họp, ông Phạm Văn Hậu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Ninh Thuận nhấn mạnh: Các nghị quyết được thông qua đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác tổ chức, triển khai, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong năm 2024 và những năm tiếp theo, góp phần tạo động lực khai thác hiệu quả các nguồn lực nhằm đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, công trình, hoàn thiện cơ sở hạ tầng khung, đáp ứng yêu cầu đột phá phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần có sự triển khai đồng bộ, chặt chẽ; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để bảo đảm đạt kết quả tốt nhất và tạo sự đồng thuận cao trong Nhân dân, góp phần đưa các nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh sớm đi vào thực tiễn đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, Chủ tịch HĐND tỉnh cũng đề nghị sau kỳ họp này, UBND tỉnh khẩn trương tổ chức triển khai thực hiện các nghị quyết; tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, chủ động tổ chức thực hiện, phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành Trung ương, tranh thủ hỗ trợ, bảo đảm các nghị quyết sớm đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao nhất; đề nghị Thường trực HĐND tỉnh, các Ban của HĐND tỉnh, các Tổ đại biểu HĐND tỉnh, các vị đại biểu HĐND tỉnh tăng cường các hoạt động giám sát, đảm bảo việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐND tỉnh nghiêm túc, đúng pháp luật và có hiệu quả.

Các nhà thầu thi công khu tái định cư để di dời 100 hộ dân ở thôn Xóm Bằng về ở gần trung tâm xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ảnh: Công Thử).
Các nhà thầu thi công khu tái định cư để di dời 100 hộ dân ở thôn Xóm Bằng về ở gần trung tâm xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc (Ảnh: Công Thử).

Được biết, qua 3 năm triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, Ninh Thuận được đầu tư tổng vốn từ ngân sách nhà nước là hơn 995 tỷ đồng, trong đó vốn đầu tư phát triển là hơn 483 tỷ đồng và vốn sự nghiệp hơn 512 tỷ đồng. Đến nay, địa phương đã giải ngân hơn 587 tỷ đồng, đạt 59,1%.

Tính đến nay, tỉnh Ninh Thuận đã đầu tư xây dựng 62 công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc như điện, đường, trường, trạm, nhà sinh hoạt cộng đồng, hệ thống thủy lợi, chợ...

Sau khi đầu tư, các công trình đã mang lại một số hiệu quả nhất định: 100% các xã thuộc Chương trình có đường ô tô đến trung tâm xã được rải nhựa hoặc bê tông; nhiều tuyến đường liên huyện, liên xã được xây dựng quy mô lớn, có tính kết nối vùng. Mạng lưới giao thông nội đồng, nông thôn được cải thiện theo chuẩn nông thôn mới, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương, buôn bán và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.

Toàn bộ thôn và xã vùng đồng bào DTTS đã được kết nối điện lưới quốc gia, với tỷ lệ hộ dân sử dụng điện đạt 99,8%, đáp ứng nhu cầu thắp sáng, sinh hoạt, sản xuất, giải trí của người dân. Công trình thủy lợi đảm bảo nguồn nước tưới cho 7.480ha đất canh tác nông nghiệp, trong đó có hơn 1.600ha ở vùng miền núi. Tỉnh đã đầu tư xây mới 210 phòng học, sửa chữa 313 phòng học và 15 cơ sở giáo dục, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút trẻ em trong độ tuổi đến trường ngày càng tăng. Nâng cấp, đầu tư xây dựng mới các bệnh viện tuyến huyện và mạng lưới y tế cơ sở; đầu tư, hỗ trợ kinh phí xây dựng thí điểm nhà hỏa táng điện cho đồng bào DTTS và miền núi.

Trong giai đoạn từ năm 2022 đến tháng 6/2024, trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tuyển mới và đào tạo nghề cho 26.718 người. Trong đó đào tạo nghề sơ cấp, dưới 3 tháng cho đối tượng lao động nông thôn là 7.831, trong đó có 5.486 người DTTS tham gia học nghề, chiếm tỷ lệ 70,05%.

Đối với các hộ DTTS nghèo chưa có nhà ở, hoặc nhà ở tạm bợ, dột nát; tỉnh đã triển khai hỗ trợ xây mới nhà cho 317 hộ, trong đó 189 hộ ở Ninh Sơn và 128 hộ ở Bác Ái. Hỗ trợ chuyển đổi nghề cho 1.930 hộ, hỗ trợ học nghề cho 327 người. Ngoài ra, các địa phương đã triển khai thực hiện hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 539 hộ; xây dựng 8 công trình nước sinh hoạt tập trung, trong đó Bác Ái 6 công trình và Ninh Phước 2 công trình.

Từ nguồn vốn của Chương trình, Ninh Thuận đã hỗ trợ xây dựng 2 dự án liên kết chuỗi giá trị tại huyện Ninh Sơn; thực hiện 101 dự án phát triển sản xuất công đồng (97 dự án chăn nuôi, 4 dự án trồng trọt), với hơn 1.200 hộ tham gia là những hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo...

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại tỉnh Bình Phước.
Tin nổi bật trang chủ
Lời ca trên đỉnh non ngàn

Lời ca trên đỉnh non ngàn

Con đường về Điểm trường mầm non Cá Lủng đang được mở. Đá hộc lổn nhổn. Bụi bay mịt mù. Sống đường gồ ghề, mấp mô như sóng. Người đi không quen hẳn sẽ thấy ngồi trên xe máy mà còn mệt hơn đi bộ. Suốt quãng đường 4km từ trung tâm xã về với điểm trường, cán bộ Lừ chỉ lặng im lái xe, nhưng tôi biết hai cánh tay của anh cũng đã mỏi rã rời. Vài lần, muốn anh dừng một lát để nghỉ, nhưng anh một mực khăng khăng: Phải lên sớm thôi, ở đó có các cô, các cháu đang đợi!
18 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

18 tỉnh, thành phố tham gia Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024

Trang địa phương - Minh Nhật - 1 giờ trước
Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 15 năm di sản văn hóa Dân ca Quan họ Bắc Ninh được UNESSCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, tối 14/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức khai mạc Liên hoan Du lịch, Ẩm thực-Làng nghề Bắc Ninh năm 2024. Sự kiện thu hút sự tham gia của 100 gian hàng giới thiệu các sản phẩm du lịch ẩm thực, du lịch làng nghề của 18 tỉnh, thành phố.
Hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý ra sao?

Hành vi bạo lực học đường sẽ bị xử lý ra sao?

Pháp luật - Minh Nhật - 1 giờ trước
Bạo lực học đường từ lâu trở thành một vấn nạn nghiêm trọng tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Mèo Vạc (Hà Giang): Nỗ lực để học sinh được tiếp cận với môi trường học tập tốt nhất

Giáo dục - Minh Chuyên - 1 giờ trước
Xác định việc nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo là nhiệm vụ trọng tâm, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang đã triển khai đồng bộ các giải pháp, đổi mới, sáng tạo, lấy người học làm trung tâm; từ đó đã và đang mang lại những kết quả tích cực trong công tác dạy và học.
Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW về công tác dân tộc trong tình hình mới tại Bình Phước

Thời sự - Khánh Thư - 1 giờ trước
Thực hiện Kế hoạch số 180-KH/BDV-TW ngày 09/9/2024 của Ban Dân vận Trung ương, mới đây, ngày 13/11 Đoàn khảo sát Trung ương đã tiến hành khảo sát sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 65-KL/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới tại tỉnh Bình Phước.
Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Hỗ trợ bảo vệ rừng ở Nghệ An: Góp phần nâng cao độ che phủ rừng

Công tác Dân tộc - An Yên - 1 giờ trước
Chia sẻ về thực hiện hỗ trợ bảo vệ rừng theo nội dung của Tiểu dự án 1, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 ở Nghệ An, ông Nguyễn Danh Hùng, Phó Giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định, chính sách đã góp phần quan trọng vào việc huy động được nguồn lực đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao độ che phủ cho rừng của địa phương. Còn người dân sống gần rừng, thì có thêm thu nhập, cải thiện đời sống để thêm gắn bó với rừng.
Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An

Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 14/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Lễ hội Oóc om bóc - Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực ĐBSCL lần thứ VI. Mê đắm cánh đồng cỏ lau ở Đà Nẵng. Bí quyết làm giấy của người Mông ở Nghệ An. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông tham dự, chỉ đạo Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV tỉnh Bình Phước

Tin tức - Như Tâm - 2 giờ trước
Sáng 15/11, tại TP. Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước long trọng tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh lần thứ IV - năm 2024 với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững".
Thanh Hóa: Đưa kiến thức pháp luật vào học đường thông qua hình thức sân khấu hóa

Thanh Hóa: Đưa kiến thức pháp luật vào học đường thông qua hình thức sân khấu hóa

Pháp luật - Quỳnh Trâm - 2 giờ trước
Thực tế, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống để lại nhiều hệ lụy cho gia đình và xã hội. Những đứa trẻ sinh ra từ những cặp vợ chồng hôn nhân cận huyết thống dễ có nguy cơ mắc các bệnh di truyền do sự kết hợp của các gen mang bệnh. Tỉnh Thanh Hóa đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Bé 4 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bé 4 tuổi nguy kịch do biến chứng bệnh tiểu đường, dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Sức khỏe - Minh Nhật - 2 giờ trước
Bé 4 tuổi bị nhiễm toan ceton đái tháo đường (bệnh tiểu đường) mức độ nặng, tiên lượng tử vong có biểu hiện sụt cân nhanh, nôn, sốt nhẹ, mệt mỏi..
Vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền: Nhìn lại cuộc điều tra 53 DTTS ở Đắk Nông

Vai trò của Người có uy tín trong công tác tuyên truyền: Nhìn lại cuộc điều tra 53 DTTS ở Đắk Nông

Người có uy tín - Lê Hường - 2 giờ trước
Tỉnh Đắk Nông có hơn 227 nghìn đồng bào DTTS, chiếm 32,17% dân số toàn tỉnh. Địa bàn rộng, đồng bào DTTS chủ yếu sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Để hoàn thành cuộc điều tra, thu nhập thông tin thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2024 đúng tiến độ, số liệu đảm bảo, tỉnh Đắk Nông xác định công tác tuyên truyền, vận động phải đi trước một bước để đồng bào các dân tộc nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của cuộc điều tra.
Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Người có uy tín với sự phát triển vùng biên giới Ngọc Hồi

Công tác Dân tộc - Ngọc Chí - 2 giờ trước
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín trên địa bàn huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) luôn thể hiện vị trí, vai trò quan trọng, là cầu nối giữa Đảng, chính quyền với Nhân dân địa phương trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng Nhân dân thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương... Với những đóng góp thầm lặng, đội ngũ Người có uy tín đã chung tay xây dựng huyện biên giới Ngọc Hồi ngày một phát triển.