Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đặt mục tiêu, đến năm 2030, Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao và đến năm 2045, trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Việc “khơi mạch nguồn” các giá trị Việt Nam, đảm bảo cân đối, hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, đặc thù và phổ quát có ý nghĩa then chốt để hiện thực hóa khát vọng toàn dân tộc đang hướng đến.
Ba Tơ là huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi với phần lớn đồng bào dân tộc Hrê sinh sống. Nơi đây, có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và thắng cảnh đẹp làm say đắm lòng người. Vì thế, các ngành chức năng của huyện đã xây dựng và triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó, tranh thủ nguồn lực từ các chương trình MTQG và mới đây nhất, là Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 để bảo tồn phát huy giá trị văn hóa, lịch sử gắn với phát triển du lịch, nâng cao đời sống cho người dân.
Làng gốm cổ Bàu Trúc nằm ở thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận). Đến nay đã trải qua hàng trăm năm hình thành và phát triển, người dân làng nghề đã luôn ý thức giữ gìn nguyên bản phương thức làm gốm truyền thống của người Chăm. Nhiều ý kiến cho rằng, Bàu Trúc là làng nghề gốm cổ nhất khu vực Đông Nam Á. Mới đây, chính quyền địa phương, Nhân dân và các hộ Chăm làng gốm Bầu Trúc hân hoan đón tin vui khi nghệ thuật làm gốm Bàu Trúc của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vào tối ngày 29/11.
Đối với đồng bào DTTS, các già làng, Người có uy tín được xem là những “cây cao bóng cả” nên luôn được cộng đồng, bà con tin tưởng yêu mến. Tại Quảng Ngãi, với tinh thần trách nhiệm, tình cảm của mình dành cho đồng bào, bao năm qua, những Người có uy tín đang trực tiếp có những đóng góp hiệu quả trong việc giúp đỡ đồng bào ở thôn, làng tích cực sản xuất, vươn lên thoát nghèo, xây dựng NTM, bài trừ những hủ tục, giữ gìn bản sắc dân tộc... trở thành chỗ dựa vững chắc trong cộng đồng.
Sáng 2/12, Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã tổ chức Hội nghị biểu dương, tôn vinh Người có uy tín trong đồng bào DTTS năm 2022 với sự tham dự của 100 đại biểu là Người có uy tín thuộc các huyện, thành phố trên địa bàn.
Ngày 2/12, tại Tp. Đà Lạt (Lâm Đồng), Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo Rà soát thực trạng những vấn đề về tín ngưỡng, tôn giáo đặt ra tại vùng đồng bào DTTS và miền núi và giải pháp can thiệp, hỗ trợ nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần cho phụ nữ DTTS theo tôn giáo.
Bộ VHTTDL vừa có Quyết định số 3128/QĐ-BVHTTDL về việc tổ chức xây dựng và nhân rộng mô hình bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống của dân tộc Khơ Mú, tỉnh Điện Biên gắn với xây dựng nông thôn mới.
Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số (DTTS) rất ít người giai đoạn 2016 - 2025 theo Quyết định số 2086/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ được tỉnh nỗ lực triển khai thực hiện hiệu quả. Đây là một trong những chính sách đặc thù giúp đồng bào các DTTS rất ít người vươn lên thoát nghèo, giảm dần sự chênh lệch về khoảng cách phát triển với các dân tộc khác trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
Giáo dục -
Nguyệt Anh -
10:02, 02/12/2022 Ngày 2/12, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã kiểm tra tình hình triển khai Tiểu dự án 2 - Dự án 4 năm 2022 tại Trường Đại học Tây Bắc theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Ông Lê Như Xuyên, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Dân tộc (Bộ GDĐT) làm Trưởng đoàn.
Kinh tế -
Trọng Bảo -
08:56, 02/12/2022 Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại do Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) tài trợ được triển khai trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ năm 2016. Qua thời gian thực hiện, Chương trình đã phát huy hiệu quả, nâng cao thu nhập của bà con nông dân; quan trọng hơn, đã góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân trong việc trồng và phát triển kinh tế rừng…
Những năm qua, Bộ đội Biên phòng tỉnh Đắk Lắk triển khai nhiều mô hình huy động sức dân tham gia bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới, đảm bảo an ninh trật tự vùng biên. Trong đó, mô hình Câu lạc bộ “Gia đình phụ nữ không vi phạm quy chế biên giới” tại xã Ia R’vê, huyện Ea Súp đang phát huy hiệu quả tích cực, không chỉ góp phần xây dựng và bảo vệ biên cương mà còn phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Ông Hồ A Keng - Người có uy tín thôn Thuận 2, xã Thuận (Hướng Hóa, Quảng Trị) vào chuyện chắc nịch: “Đảng, Nhà nước luôn quan tâm chăm lo đến đồng bào DTTS nói chung và Người có uy tín nói riêng. Tôi rất tự hào, phấn khởi và luôn cố gắng làm gương, học và làm những việc tốt để người dân trong thôn, trong xã làm theo”.
Hơn 60 năm gắn bó với khung cửi, nghệ nhân H’Bạch (73 tuổi), bon N’Jiêng, xã Đắk Nia, TP.Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông đã truyền nghề đệt thổ cẩm truyền thống cho thế hệ con và cháu. Đến nay, nghề dệt không chỉ góp phần bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào Mạ, mà còn tạo thêm nguồn thu nhập cho gia đình bà, gắn kết tình thân. Hiếm có gia đình nào giữ được nghề truyền thống như gia đình nghệ nhân H’Bạch.
Tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I từ 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT được giao chủ trì 02 nhiệm vụ, bao gồm Tiểu dự án 2, Dự án 4 và Tiểu dự án 1, Dự án 5.
Giáo dục -
Tùng Nguyên -
08:18, 02/12/2022 Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa ký Quyết định 1477/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình “Hỗ trợ nâng cao năng lực ngoại ngữ và hội nhập quốc tế cho thanh thiếu nhi Việt Nam giai đoạn 2022 - 2030”. Trong Quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu, xây dựng các cơ chế, chính sách, chương trình để kịp thời khuyến khích, động viên và tạo điều kiện cho thanh thiếu nhi Việt Nam, trong đó ưu tiên thanh thiếu nhi khu vực nông thôn, vùng khó khăn, trong quá trình hội nhập quốc tế.
Trong những năm qua, đội ngũ Người có uy tín tại huyện Văn Yên (Yên Bái) đã phát huy tốt vai trò là hạt nhân, nêu gương sáng, tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào DTTS hiến đất, góp ngày công làm đường, xây dựng nông thôn mới, góp phần xây dựng quê hương văn minh, sạch đẹp.
Kinh tế -
Thiên An - Mỹ Dung -
20:14, 01/12/2022 Trong những năm gần đây, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã tập trung đầu tư, xây dựng nhiều công trình phục vụ dân sinh, nhất là những công trình, dự án phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như thủy lợi, kênh mương, giao thông, điện, hỗ trợ, tập huấn khoa học - kỹ thuật... tạo điều kiện để đồng bào DTTS chủ động vươn lên thoát nghèo...
Xã hội -
Quỳnh Trâm -
18:10, 01/12/2022 Cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không 3 sạch”, với vai trò nòng cốt là Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp ở các địa phương miền núi Thanh Hóa, đã mang đến một môi trường sống cho phụ nữ vùng DTTS và miền núi, mà trong đó là sự cải thiện rõ nét chất lượng cuộc sống của người dân.
Hệ giá trị con người có những giá trị tương đồng với hệ giá trị gia đình, hệ giá trị văn hóa và hệ giá trị quốc gia, tất nhiên cũng có những giá trị riêng biệt. Giá trị con người chính là nhân tố cốt lõi và liên kết tạo thành những vòng tròn đồng tâm giữa các tầng nấc giá trị.
Cứ khi nào cái chân không mỏi, ông lại vác khèn vào bản thổi cho bà con nghe. Tiếng khèn của ông cất lên, mang đến niềm vui, sẻ chia nỗi buồn cùng bà con. Tiếng khèn cũng là nhạc cụ thiêng liêng, kết nối giữa cõi trần và thế giới tâm linh… Không chỉ vậy, lời của nghệ nhân Mùa A Thào nói bà con ai cũng ưng cái bụng...; Nghệ nhân ưu tú Mùa A Thào (84 tuổi), được bà con ví như cây pơ mu trên cao nguyên Sìn Hồ.