Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Cao Bằng: Sẽ ngăn chặn thành công nạn tảo hôn vào năm 2025

Đào Thúy - Như Anh - 17:54, 28/11/2023

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã tồn tại lâu đời ở nhiều vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng. Điều này để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, để đẩy lùi TH&HNCHT vùng đồng bào DTTS&MN rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành.
Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, để đẩy lùi TH&HNCHT vùng đồng bào DTTS&MN rất cần sự chung tay của các cấp, các ngành.

Nâng cao nhận thức người dân

Xã Thanh Long là một trong những xã vùng III của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng với 680 hộ dân, 6.595 nhân khẩu, xã có 10/12 xóm đặc biệt khó khăn với 100% các hộ đều là đồng bào DTTS (chủ yếu là Tày, Nùng, Mông, Dao). Trước đây, tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống (TH&HNCHT) trong vùng đồng bào DTTS ở xã diễn biến khá phức tạp, nhiều trẻ em gái kết hôn và sinh con khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường.

Bà Hoàng Thị Yến, Phó chủ tịch xã Thanh Long chia sẻ, nhằm nâng cao nhận thức của người dân, địa phương được Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng lựa chọn xây dựng mô hình điểm về tuyên truyền TH&HNCHT.

Để thực hiện mô hình có hiệu quả, cấp ủy, chính quyền xã Thanh Long đã phối hợp với Ban dân tộc tỉnh thành lập và kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống TH&HNCHT tại xã gồm 10 thành viên, do 1 lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh làm Trưởng ban, 1 Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Long và 1 Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Hà Quảng làm Phó trưởng ban. Thành lập 2 tổ tuyên truyền viên cấp xã, phụ trách chỉ đạo trực tiếp các tổ tuyên truyền viên cấp xóm, thành lập 13 tổ tuyên truyền cấp xóm tại 12 xóm và Trường THCS Thanh Long. Đây là lực lượng nòng cốt triển khai các nội dung của Đề án tại cơ sở.

Đặc biệt, các tổ tư vấn gồm những người có uy tín, am hiểu phong tục, tập quán của đồng bào DTTS, gần gũi, dễ tiếp cận các đối tượng có nguy cơ cao về TH&HNCHT, thường xuyên rút kinh nghiệm, điều chỉnh công tác tư vấn cho phù hợp với nhận thức của người dân.

Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, đơn vị chủ trì triển khai tiểu dự án 2 thuộc CTMTQG 1719 tại địa phương
Ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, đơn vị chủ trì triển khai tiểu dự án 2 thuộc CTMTQG 1719 tại địa phương

Anh Triệu Chiều Pin (SN 1980, trú tại xóm Đoàn Kết, xã Thanh Long) chia sẻ: “Tôi kết hôn năm 1998 đến nay đã có 2 con. Con cả của tôi kết hôn năm 2016, vừa tròn 18 tuổi. Trước đó, con trai tôi có ý định kết hôn từ năm 2015, gia đình cũng đã xem ngày và chuẩn bị tổ chức đám cưới. Sau khi được tổ tuyên truyền cơ sở đến nhà động viên, hỏi thăm, trao đổi, gia đình tôi mới biết kết hôn trước 18 tuổi là vi phạm pháp luật. Được sự động viên của chính quyền xã, con tôi và gia đình đã quyết định lùi lại ngày cưới 1 năm để chờ đủ tuổi kết hôn. Cũng nhờ tổ tuyên truyền cơ sở, hiện nay, con gái tôi vẫn đang theo học lớp 12 tại Trường PTDT nội trú huyện Hà Quảng, gia đình không có ý định ép con bỏ học, kết hôn”.

Sân khấu hoá là hình thức tuyên truyền có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người dân về TH&HNCHT.
Sân khấu hoá là hình thức tuyên truyền có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức của người dân về TH&HNCHT.

Theo ông Triệu Dào Trình, Trưởng xóm Đoàn Kết, xã Thanh Long, thành viên tổ tuyên truyền cơ sở thông tin: Hằng năm, chính quyền xã thường xuyên lồng ghép các buổi tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho bà con thông qua những buổi họp xóm. Nắm bắt tình hình từng hộ tại xóm, nhà nào có con cái kết hôn chưa đủ tuổi là cán bộ xã lại đến vận động, phân tích cho bà con hiểu và nắm rõ pháp luật, nhờ vậy, nhiều hộ gia đình đã đồng ý lùi ngày, nhiều cặp vợ chồng chờ đủ tuổi mới đến xã đăng ký kết hôn. Từ năm 2019 đến nay, xóm Đoàn Kết không còn xuất hiện tình trạng TH&HNCHT.

Vì một thế hệ tương lai khoẻ mạnh

Giảm thiểu tình trạng TH&HNCHT trở thành tiểu dự án quan trọng nằm trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: 2021-2025. Sau 2 năm triển khai thực hiện tiểu dự án, Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng đã ban hành 3 kế hoạch, hơn 40 văn bản liên quan khác về các nội dung.

Trong đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về hôn nhân và gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình, bình đẳng giới gắn với tuyên truyền các quy định về phòng, chống TH&HNCHT trong vùng đồng bào DTTS&MN được chú trọng. Hoạt động truyền thông, vận động nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào DTTS trên địa bàn các huyện, xã, thôn, xóm có tỷ lệ hoặc nguy cơ cao xảy ra tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được tăng cường, thực hiện dưới nhiều hình thức, phong phú về nội dung.

Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Tỉnh Cao Bằng đã và đang đề ra nhiều giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu đến năm 2025 ngăn chặn thành công tình trạng tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh có 10.681 cặp kết hôn, trong đó, 666 cặp tảo hôn, chiếm 6%, giảm 731 cặp so với giai đoạn 2015 - 2020; 310 cặp tảo hôn 1 người, 356 cặp tảo hôn cả 2 người. Độ tuổi tảo hôn trung bình ở nữ trên 16 tuổi, ở nam trên 17 tuổi. Tuy nhiên vẫn còn 56 trẻ em tảo hôn, chủ yếu là dân tộc Mông, Dao, Lô Lô, Nùng. Ngoài ra, tình trạng hôn nhân cận huyết thống toàn tỉnh có 6 cặp, giảm 20 cặp so với giai đoạn 2015 - 2020.

Tiếp tục duy trì 7 mô hình tại các huyện, xã có nhiều nguy cơ xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong giai đoạn 2015 - 2020; xây dựng 4 mô hình tại các huyện, xã có nhiều nguy cơ xảy ra tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại các huyện: Hạ Lang, Bảo Lạc, Thạch An. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước thực hiện Tiểu dự án 2 là 10 tỷ 557 triệu đông, trong đó, cấp tỉnh 5 tỷ 271 triệu đồng, cấp huyện 5 tỷ 286 triệu đồng. Đến ngày 20/6/2023 thực hiện giải ngân 1 tỷ 091 triệu đồng.

Theo ông Bế Văn Hùng, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Cao Bằng, thời gian tới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hôn nhân gia đình, tảo hôn và kết hôn ở trẻ em. Thực hiện có hiệu quả các dự án trong Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN, giai đoạn 2021 - 2025, góp phần nâng cao đời sống, kinh tế - xã hội, hạ tầng cơ sở vùng đồng bào DTTS; nâng cao nhận thức đồng bào DTTS; đặc biệt là thực hiện Tiểu dự án 2 nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn trên địa bàn tỉnh. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và thực thi nghiêm minh theo pháp luật trong công tác phòng, chống nạn TH&HNCHT.

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Liên Sơn ngày mới

Liên Sơn ngày mới

Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.
Tin nổi bật trang chủ
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Nhà Vua Bỉ

Thời sự - PV - 19:50, 01/04/2025
Chiều 1/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Nhà Vua Bỉ Philippe đang có chuyến thăm cấp Nhà nước Việt Nam.
Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Tự hào hai tiếng “Việt Nam”!

Công tác Dân tộc - Thanh Hải - 19:46, 01/04/2025
Nửa thế kỷ đất nước trọn niềm vui non sông liền một dải. Nửa thế kỷ đất nước hồi sinh, phát triển để thấm hơn sự khốc liệt và mất mát của cuộc chiến ngày ấy. Nửa thế kỷ Việt Nam vươn mình sánh vai cùng bè bạn năm châu, để khẳng định vị thế của mình trên trường quốc tế.
Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Để diêm dân Bạc Liêu “sống” được với hạt muối: Cần chính sách đủ mạnh (Bài cuối)

Kinh tế - Tào Đạt - 19:44, 01/04/2025
Mặc dù đã có những thay đổi tích cực từ các dự án đầu tư và cách làm của bà con diêm dân trong việc duy trì nghề truyền thống ở Bạc Liêu, tuy nhiên, để nghề làm muối Bạc Liêu có thể hòa nhập theo xu hướng "kỷ nguyên vươn mình" của đất nước, với những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, vẫn cần tiếp tục nghiên cứu để có các cơ chế, chính sách đủ mạnh.
Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Phát huy giá trị tín ngưỡng thờ Mẫu trong vùng công viên địa chất Lạng Sơn

Dân tộc - Tôn giáo - Thúy Hồng-Tuyết Mai - 19:41, 01/04/2025
Vùng công viên địa chất Lạng Sơn, là khu vực có nhiều dân tộc cùng sinh sống với hệ thống di sản văn hóa phi vật thể và các hoạt động tôn giáo tín ngưỡng phong phú, trong đó có tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhận thức được giá trị đó, cùng với việc tích cực xây dựng công viên địa chất Lạng Sơn, thời gian qua, ngành Văn hóa nói riêng và các cấp, ngành trong tỉnh nói chung đã có nhiều giải pháp thiết thực để bảo tồn, lan tỏa giá trị của tín ngưỡng này.
Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dấu ấn từ tinh thần đoàn kết Lương - Giáo ở phường Đại Nài

Dân tộc - Tôn giáo - Khánh Ngân - 19:38, 01/04/2025
Gắn với 10 nội dung “Bảy tốt đời, ba đẹp đạo” do Trung ương Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam phát động, đồng bào công giáo phường Đại Nài, TP. Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh đã đoàn kết lương giáo, tô điểm quê hương ngày càng giàu đẹp. Trong phong trào xây dựng Đô thị văn minh, phường Đại Nài đã trở thành điển hình tiêu biểu của TP.Hà Tĩnh.
Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 1/4, có những thông tin đáng chú ý sau: Múa Lân - Sư - Rồng TP. Hồ Chí Minh vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Cụm Tháp Chăm hơn 800 năm tuổi ở Ninh Thuận. A Thu - Người gìn giữ hồn cốt văn hóa Xơ Đăng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Tạo dư địa, động lực mới để phát triển đất nước

Sự kiện - Bình luận - Hà Anh - 19:36, 01/04/2025
Tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, sáp nhập một số tỉnh, không tổ chức cấp huyện và sáp nhập một số xã là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và tạo dư địa, động lực phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH). Chủ trương trên được cụ thể hóa bằng các Kết luận số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính, được Nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ.
Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Ninh Bình: Chủ động nắm bắt từ sớm, từ xa những hiện tượng tôn giáo mới

Dân tộc - Tôn giáo - Tùng Nguyên - 19:35, 01/04/2025
UBND tỉnh Ninh Bình giao các sở, ngành, địa phương liên quan theo dõi, nắm bắt các hiện tượng tín ngưỡng, tôn giáo mới; các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo vi phạm, lệch chuẩn... Đây là một trong những nội dung trọng tâm trong Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2025 của UBND tỉnh Ninh Bình.
Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc Xuân A Lưới: Bản hòa ca văn hóa vùng cao

Sắc màu 54 - Hoàng Trung - Minh Ngọc - 19:29, 01/04/2025
Hòa trong không khí rộn ràng của mùa Xuân, Ngày hội "Sắc xuân vùng cao A Lưới" năm 2025 tại Làng văn hóa các dân tộc thiếu sổ (ở xã Hồng Thượng, huyện A Lưới, thành phố Huế) diễn ra với sự tham gia đông đảo của đồng bào dân tộc thiểu số, du khách trong và ngoài huyện. Đây là sự kiện văn hóa quan trọng nhằm tôn vinh bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn, đồng thời quảng bá tiềm năng du lịch, sản phẩm đặc trưng của huyện A Lưới.
Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Quảng Ninh: Đồng bào Công giáo phát huy tinh thần “kính Chúa, yêu nước”

Dân tộc - Tôn giáo - Thanh Phong - 19:25, 01/04/2025
Quảng Ninh hiện có hơn 40.000 tín đồ công giáo, 16 giáo xứ, 38 giáo họ. Thực hiện phương châm “Kính Chúa, yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào công giáo luôn phát huy tốt vai trò trong hầu hết các phong trào tại địa phương nơi cư trú. Nhiều mô hình, sáng kiến, cách làm hay được các giáo xứ, họ đạo đề ra, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chương trình, nhiệm vụ của địa phương, phù hợp với tâm tư, tình cảm, nếp sống đạo của người công giáo.
Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ thăm chúc mừng kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025

Tin tức - Thái Sơn Ngọc - 19:21, 01/04/2025
Nhân dịp kết thúc tháng Tịnh chay Ramadan 2025, ngày 1/4, Đoàn công tác Ban Tôn giáo Chính phủ thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo do ông Nguyễn Tiến Trọng, Phó trưởng Ban làm Trưởng đoàn đến thăm chúc mừng Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bàni tỉnh và Ban Đại diện Cộng đồng Hồi giáo Islam tỉnh Ninh Thuận. Cùng đi có bà Trần Thị Minh Thu, Trưởng Phòng Tín ngưỡng và Tôn giáo khác; bà Pi Năng Thị Hốn, Giám đốc Sở Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận.