Analytic
Thứ Sáu, ngày 23 tháng 08 năm 2019, 09:25:27

Các điệu múa dân gian của người Khơ Mú

Th.s Vũ Phương Nam - 05:14, 19/07/2024

Múa dân gian là một trong những nét sinh hoạt văn hóa vô cùng đặc sắc của người Khơ Mú tại tỉnh Yên Bái. Những điệu múa dân gian được sáng tạo từ thực tiễn hoạt động đời sống xã hội, trong giao tiếp và sự tiếp biến văn hóa của cộng đồng, thể hiện đậm nét bản sắc dân tộc, chứa đựng những khát vọng, mong ước của đồng bào dân tộc Khơ Mú.

Đồng bào Khơ Mú tái hiện điệu múa chọc lỗ tra hạt
Đồng bào Khơ Mú tái hiện điệu múa chọc lỗ tra hạt

Người Khơ Mú tại Văn Chấn có hai thể loại múa dân gian chính, đó là múa lao động sản xuất và múa sinh hoạt. Ở thể loại mô phỏng các hoạt động lao động sản xuất, những điệu múa sẽ diễn tả từ quy trình chuẩn bị cho đến kết thúc một vụ mùa, bắt đầu là múa cầu mưa. Trong múa cầu mưa, già bản sẽ đánh một hồi trống để tập hợp bà con, sau đó mỗi người một công việc, người giã gạo bằng tay, bằng chân, người gõ trống, chiêng để tạo tiếng sấm sét. Người múa sẽ múa rừu (thần sét), múa thuồng luồng (con thuồng luồng được làm từ cây chuối hoặc cây cau, phần gốc vẽ hình đầu con thuồng luồng, phần ngọn để lại một cái lá để làm đuôi).

Khi múa, người múa vác thuồng luồng trên vai và nhảy múa, theo sau có một đám người cầm que hò hét vui vẻ, người thì chuẩn bị ống nước để vẩy nước vào đám đông giả làm mưa... Bà con tin rằng, tất cả những hành động đó đều chọc giận thần sấm, thần sét, khiến thần nổi giận mà tạo ra mưa. Khi mưa được ban xuống, mọi người cùng tham gia những điệu múa diễn trình theo vụ mùa, gồm: múa chọc lỗ, múa tra hạt, múa đuổi chim, múa gặt lúa, múa rừu, múa thuồng luồng…

Với những giá trị tiêu biểu, múa dân gian của người Khơ Mú được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 828/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2021.

Khi múa chọc lỗ tra hạt, nam - nữ dàn hàng đối diện, vừa đi vừa nhún nhảy. Nam vừa chọc lỗ vừa lùi, nữ vừa tra hạt giống vừa tiến, chân gạt nhẹ lấp đất. Đàn ông khỏe mạnh đi trước, vừa nhún nhẩy, vừa vung gậy chọc lỗ. Hoặc cũng có khi dàn hàng song song, nam đi trước nữ đi sau, đội hình di chuyển về phía trước theo hình tròn đồng tâm ngược chiều kim đồng hồ. Những động tác múa nhịp nhàng uyển chuyển, hài hòa, hòa quyện trong âm thanh rộn ràng, vui tươi như đánh thức đất trời, khích lệ mọi người tham gia lao động.

Múa đuổi chim có tiết tấu nhanh, tính chất mạnh mẽ, sôi động, cả nam và nữ cùng múa, khi thì đội hình theo vòng tròn, khi thì hàng ngang. Đạo cụ gồm: Nam tay phải cầm ống nứa, tay trái cầm chiếc que nhỏ. Chân trái bước về phía trước một bước nhỏ, hai tay đưa ngang hông đằng sau lưng và gõ vào nhau một cái. Chân phải đưa về đằng trước, nhấc khỏi mặt đất, đầu gối vuông góc, hai tay đưa vào dưới kheo chân phải và gõ một cái. Tiếp theo, chân phải dậm xuống đất nhảy lên một cái, đồng thời co chân trái vuông góc như chân phải, hai tay đưa lên cao xế hướng hai bên, khi hất tay lên cao (như xua đuổi chim) thì hô từ “hây”.

Múa gặt lúa được thực hiện với ý nghĩa thu hái một mùa vàng bội thu. Những động tác chân nhịp nhàng, kết hợp tay miết vòng cắt lúa, thân uốn mềm uyển chuyển theo từng nhịp nhạc sôi động, tạo nên khí thế vui tươi phấn khởi cho một năm đầy no đủ của bản làng.

Điệu múa mừng cơm mới trong Lễ hội cầu mùa của người Khơ Mú
Điệu múa mừng cơm mới trong Lễ hội cầu mùa của người Khơ Mú

Ngoài những điệu múa với tính chất lao động sản xuất do cả nam và nữ cùng thể hiện thì còn có thể loại múa sinh hoạt chỉ do nữ thực hiện. Những điệu múa sinh hoạt này có thể múa tay không, có thể múa với đạo cụ, một tay cầm đao, tay kia cầm khăn, lắc hông làm chủ đạo.

Múa lắc hông được trình diễn trong tất cả các dịp lễ, hội và những ngày vui của bản làng. Trong trang phục áo cỏm, những bước nhún, lắc hông uyển chuyển càng thêm tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Múa lắc hông có nhiều động tác, các động tác này gồm có múa tầm đao và nhóm động tác múa cá lượn (cá bơi, cá quẫy, cá lượn, cá lặn, cá đớp mồi..).

Với những giá trị tiêu biểu, múa dân gian của người Khơ Mú được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia theo Quyết định số 828/QĐ-BVHTTDL ngày 09/3/2021. Những năm qua, công tác bảo tồn, lưu giữ, phát triển các di sản múa nói chung, nghệ thuật dân vũ nói riêng của người Khơ Mú được lãnh đạo các cấp tỉnh Yên Bái quan tâm chỉ đạo sát sao, tạo điều kiện thuận lợi để những giá trị tinh thần của đồng bào Khơ Mú phát triển rộng rãi trong Nhân dân, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cũng như phát triển kinh tế - xã hội. 

Ý kiến độc giả
Mã bảo mật
Tin cùng chuyên mục
Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi - Món đồ chơi Trung thu đang đi vào quá vãng...

Trống bỏi từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của biết bao trẻ em miền Bắc… Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính “quê hương” của món đồ chơi giản dị ấy, tại làng nghề Báo Đáp, xã Hồng Quang, huyện Nam Trực (tỉnh Nam Định) chỉ duy nhất ông Nguyễn Đức Hưởng còn tiếp nối và duy trì nghề làm trống.
Tin nổi bật trang chủ
Kịp thời cứu 20 ngư dân bị mắc kẹt trên đảo, trôi dạt trên biển trong và sau bão số 3

Kịp thời cứu 20 ngư dân bị mắc kẹt trên đảo, trôi dạt trên biển trong và sau bão số 3

Thời sự - H.Phúc - 16 phút trước
Sáng nay (8/9), nhận được thông tin có người mặc kẹt tại hòn Dầm Đơn (Quảng Ninh) , Quân chủng Hải quân đã điều động xuồng 1606 nhanh chóng đi cứu nạn.
Tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do bão số 3

Tỉnh Quảng Ninh khắc phục thiệt hại do bão số 3

Trang địa phương - Mỹ Dung - 1 giờ trước
Sáng 8/9, bão số 3 đã đi qua tỉnh Quảng Ninh. Thời tiết tạnh ráo. Các cấp, các ngành và Nhân dân địa phương đang tập trung khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Khu vực miền núi Bắc Giang ngập cục bộ do bão số 3

Khu vực miền núi Bắc Giang ngập cục bộ do bão số 3

Thời sự - Hoàng Minh - 1 giờ trước
Sáng 8/9, do ảnh hưởng của bão số 3, nước sông Lục Nam đang lên rất nhanh, nhiều nơi tại huyện Sơn Động, Lục Ngạn ngập nặng, gây khó khăn cho công tác khắc phục hậu quả thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn cứu hộ.
Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 3 (YAGI): Cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 3 (YAGI): Cảnh báo mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất

Thời sự - H.Phúc - 1 giờ trước
Sau khi đi vào Bắc Bộ, Bão số 3 (YAGI) đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.
Bão số 3: Sạt lở đất làm 4 người chết, 1 người bị thương tại Hòa Bình

Bão số 3: Sạt lở đất làm 4 người chết, 1 người bị thương tại Hòa Bình

Thời sự - PV - 1 giờ trước
Theo báo cáo nhanh của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình, trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, đã có mưa vừa, mưa to đến mưa rất to, lượng mưa từ các trạm đo mưa tự động đo được lớn nhất đạt 447,8mm. Các tuyến đường tại các huyện đã xảy ra tình trạng sạt lở, gây ách tắc giao thông cục bộ. Đặc biệt nghiêm trọng, sạt lở đất từ trên đồi vùi lấp ngôi nhà một hộ dân, đã làm 4 người chết và 1 người bị thương.
Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi

Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 6/9, có những thông tin đáng chú ý sau: Bão số 3 Yagi Giật cấp 17, cách Quảng Ninh khoảng 570 km. Nghĩa Hà - Vùng đất của những người sống lâu trăm tuổi . Nữ nghệ nhân Y Piuh miệt mài giữ nghề truyền thống. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Thời sự - PV - 3 giờ trước
Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia Quốc hội Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc hội Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, sáng 8/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam - Liên bang Nga từ ngày 8-10/9/2024.
“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

“Giữ chân” người bảo vệ rừng bằng cơ chế đặc thù

Chính sách và đời sống - Trọng Bảo - 6 giờ trước
Việc xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ, phát triển rừng. Tại kỳ họp thứ 21, HĐND tỉnh Lào Cai khóa XVI ngày 22/8/2024 đã thông qua Nghị quyết số 14/2024/NQ-HĐND (NQ14) về mức cấp kinh phí, đầu tư, hỗ trợ đầu tư, khoán bảo vệ rừng; hỗ trợ tiền ăn cho người tham gia chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Lào Cai. Trong đó, ban hành mức cấp kinh phí khoán bảo vệ, khoanh nuôi, tái sinh đối với các loại rừng với mức hỗ trợ đều tăng so với trước đây.
Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Hậu Giang: Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp từ tư duy đột phá

Kinh tế - Như Tâm - 6 giờ trước
Hậu Giang đặt mục tiêu đến năm 2030 trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đến năm 2050 là trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng. Với lợi thế chủ yếu sản xuất nông nghiệp thì mục tiêu này là tương đối cao; nhưng từ những thành tựu phát triển đã đạt được và sự đột phá trong tư duy, tỉnh Hậu Giang sẽ hiện thực hóa khát vọng này.
Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Miền núi đối mặt với nguy cơ sạt lở sau bão

Sự kiện - Bình luận - Thanh Hải - 6 giờ trước
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi cảnh báo, từ chiều 7/9 đến ngày 9/9, mưa lớn sẽ làm gia tăng nguy cơ lũ quét, sạt lở đất tại nhiều địa phương khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An. Khi đã ngấm “no nước”, những quả đồi, ngọn núi sẽ đối diện với nguy cơ sụt xuống bất cứ lúc nào.
Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Đắk Lắk: Trao tặng nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS

Xã hội - Lê Hường - 6 giờ trước
Ngày 7/9, Sở y tế tỉnh Đắk Lắk tổ chức lễ khánh thành, bàn giao 2 căn nhà tình nghĩa cho 2 hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn tại buôn Cuê, xã Băng Ađrênh, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.